Thương người đàn ông mỗi khi trời nóng phải ra bụi cây để nằm
Căn bệnh u tủy, u trong gan khiến anh Phi phải nằm một chỗ, gia đình vốn nghèo nay lại lâm vào cảnh túng quẫn. Đến căn nhà che nắng, che mưa người vợ đành phải bán đi để chữa trị cho chồng. Bệnh tình của chồng không thuyên giảm nhưng nhà đã bán.
Đó là cảnh éo le vợ chồng anh Trần Quang Phi (50 tuổi) và chị Ngô Thị Hạnh (41 tuổi), trú ở xóm 4, thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Giữa cái nắng chang chang, chúng tôi tìm về nhà anh Phi và chị Hạnh, nói là nhà nhưng thực ra là một túp lều tạm bợ che bằng nilon rộng khoảng 10m2dựng trên đất của người thân. Bên trong túp lều cũng chẳng có gì quý giá ngoài bàn thờ tổ tiên đã cũ, một chiếc giường nhỏ để anh Phi nằm khi nắng mưa, còn lại tất cả nằm trên đất. Thường ngày, khi nắng lên là vợ con lại khiêng anh ra bờ mương, trước túp lều để nằm cho mát, khi chiều trời mát lại đưa anh vào túp lều. Chứng kiến cảnh anh Phi và vợ con sống trong túp lều tạm bợ khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Chị Hạnh phải bán nhà được 80 triệu chữa trị cho chồng nhưng tiền hết mà bệnh tình thì không hết
Tuổi thơ vốn cơ cực vì sinh ra trong gia đình đông em, cuộc sống quanh năm vất vả. Sau khi lập gia đình với chị Hạnh, hai vợ chồng tần tảo sớm hôm lao động suốt 10 năm trời mới cất được ngôi nhà nhỏ, ổn định cuộc sống. Vợ chồng cố gắng làm việc kiếm tiền chăm lo con cái học hành.
Cuộc sống của gia đình anh Phi trôi qua trong êm đềm, dù khổ cực nhưng vợ chồng hạnh phúc, con gái ngoan hiền. Thế rồi tai họa ập đến cách đây một năm anh Phi bỗng dưng mang trọng bệnh. “Lúc đầu tôi chỉ cảm thấy trong người nhức mỏi, khó chịu, cứ ngỡ mình bị cảm lạnh nên chỉ mua thuốc về uống nhưng không đỡ mà bệnh tình tôi ngày càng nặng, toàn thân nhức mỏi, chân tay không cử động được” giọng run run như không nói ra hơi anh Phi chia sẻ.
Mỗi khi nắng nóng vợ con lại đưa anh ra đường sát bụi cây nằm cho mát
Đến mùng 2 Tết Âm lịch (2013), anh Phi phát bệnh trầm trọng, đau nhức hơn, tay chân đơ cứng, không thể nhúc nhích. Chị Hạnh, chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn tiền bạc cho anh chữa bệnh. Trong nhà, những vật dụng có giá trị chị đều mang bán gom tiền cho chồng đi viện chữa trị.
Sau khi chụp MRI, bác sĩ cho biết anh Phi bị “U trong ống sống ngoài màng cứng đoạn thắt lưng D4 và D5″, cần phải mổ gấp, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Nghe xong, chị Hạnh càng thêm rụng rời, bởi tiền ăn, tiền đi lại còn chẳng biết xoay sở ở đâu chứ đừng nói đến chi phí mổ là rất lớn. Cả nhà giờ đây chỉ trông vào mấy sào ruộng, mặc dù trước đây thu nhập chính nhờ vào đồng lương thợ hồ của anh Phi và người con trai đang làm công nhân gỗ.
Từ khi anh Phi bị bệnh, chị Hạnh chăm chồng vừa kiếm việc làm thuê, làm mướn. Người con trai đang làm công nhân gỗ phải nghỉ việc vì công ty hết hàng. Gia cảnh vốn đã khó khăn nay lại thêm bế tắc đến bước đường cùng. Để có tiền phẫu thuật cứu sống chồng chị Hạnh, không còn cách nào đành phải giấu chồng, bán luôn mảnh đất và căn nhà đang ở.
“Từ khi chồng tôi phát bệnh, tôi đã bán sạch những gì có thể, từ ti vi, xe máy mà vẫn không đủ. Từ Nam ra Bắc chúng tôi đều đi hết cả nhưng vẫn không tìm ra bệnh, phải nằm viện để theo dõi nên chẳng biết xoay sở thế nào. Khi nghe con trai gọi về báo, ba bị u tủy cần phải mổ mới cứu được, tôi như rụng rời tay chân, không biết kiếm đâu ra số tiền lớn như vậy. Tôi băn khoăn nhưng đến nước này rồi, đành phải bán nốt căn nhà. “Còn nước, còn tát”, thà sống bờ sống bụi cũng được, cực khổ mấy mẹ con tôi cũng chịu được, miễn sao có thể cứu được chồng…”, chị Hạnh nghẹn đắng lòng nói trong nước mắt.
Video đang HOT
Bữa mì, bữa cháo cho qua ngày
Không có tiền đi viện mỗi khi không đi tiểu được gia đình phải lên trạm y tế xã nhờ cán bộ xuống thông tiểu
Anh Phi tiếp lời vợ: “Vợ chồng cực khổ suốt 10 năm trời mới được một căn nhà nhỏ, vậy mà chỉ trong chốc lát, căn bệnh quái ác không chỉ cướp đi tất cả mà còn khiến vợ con phải khổ sở như thế này đây…”, anh Phi bất lực nói.
Thế nhưng, từ sau khi phẫu thuật, bệnh tình không những không khỏi mà bác sĩ còn cho biết thêm là anh mắc phải chứng “u trong gan”. Hiện tại sức khỏe anh Phi rất yếu, người chỉ còn da bọc xương trông thật thêm thảm. Khó khăn chồng chất, gia đình anh không biết phải xoay sở vào đâu, niềm tuyệt vọng dần hiện rõ trên những khuôn mặt khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt của chị Hạnh. “Bán, tôi đã bán hết đồ đạc rồi, vay cũng vay hết rồi, giờ còn gì nữa đâu mà vay với bán. Còn may là có bà con lối xóm và họ hàng thân thuộc giúp đỡ, nếu không gia đình tôi cũng không biết sống sao nữa…”.
Hiện tại gia đình anh Phi đang ở tạm trong túp lều che bạt nilon tạm bợ trên đất nhà một người thân
Không chỉ có vậy, do bệnh của anh Phi ngày một nặng, chị không còn đủ sức để gồng gánh nên cô con út Trần Ái Huyền Phương (12 tuổi) phải bỏ học giữa chừng để ở nhà chăm bố.
Chia sẻ với PV Dân trí, bà Hồ Lê Mỹ Nhàn, Phó chủ tịch UBND xã Phước Thành cho biết: “Trường hợp của gia đình anh Phi và chị Hạnh, xã cũng mới nhận được thông báo từ thôn trưởng.Vì vậy, trước mắt địa phương đã kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, bà con địa phương cùng với sự kết hợp của Hội chữ thập đỏ xã ủng hộ, giúp đỡ gia đình trong lúc hoạn nạn. Thế nhưng để còn tiền chữa trị cần phải có nhiều tấm lòng hảo tâm trong nước, ngoài nước giúp đỡ”.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Mã số 1168: Chị Ngô Thị Hạnh (xóm 4, thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, Bình Định) ĐT: 0989.133.661 (số của em Ngô Văn Phúc, con trai chị Hạnh) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
T. Dịu – D.Công
Theo Xahoi
Dân nơm nớp sống dưới mỏ khai thác đá
Hơn 2 năm trở lại đây, hàng chục hộ dân sống dưới chân núi Hòn Chà thuộc xóm 4, thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) luôn phải sống trong lo lắng vì nạn khai thác đá tại đây.
Xóm 4, thôn Cảnh An 1 có 12 hộ dân với hơn 50 nhân khẩu sống dưới chân núi Hòn Chà. Theo người dân phản ánh, cách đây khoảng hơn 2 năm, Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite tiến hành thuê đất để khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại sườn phía Tây núi Hòn Chà. Đó cũng là lúc, người dân luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm vì bụi đá, tiếng ồn, nhất là nguy cơ sạt lỡ đất, đá mỗi khi mùa mưa bão đến.
Từ xa có thể nhìn thấy núi Hòn Chà bị băm nát
Người dân sống ở xóm 4 cho biết, hàng ngày công ty nổ mìn khai thác đá bụi bay mù mịt, nhà cửa rung chuyển, tường rạn nứt, sụt vách khiến bà con vô cùng lo lắng. Đặc biệt, mỗi khi trời mưa to khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở đất đá, đe dọa đến tính mạng người dân sống trong vùng; nhiều diện tích đất nông nghiệp của người dân bị bồi lấp nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn Bính, một hộ dân sống ngay khu vực mỏ đá của Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite, bức xúc: "Hàng ngày người dân ở đây phải đón chịu những đợt "bom mìn" inh tai. Mỗi khi mìn nổ nhà cửa rung chuyển, bụi bay mù mịt. Nhất là hôm trời mưa to, nước từ đỉnh núi đổ xuống đổ xuống kéo theo hàng khối đất đá xuông gây bồi lấp ruộng vườn. Thậm chí, có những đêm đang ngủ đá từ trên núi lăn xuống ầm ầm khiến mọi người trong gia đình tôi rất lo lắng".
Theo như quan sát của chúng tôi, từ tỉnh lộ 638 nhìn vào, cả một khu vực sườn phía Tây núi Hòn Chà bị băm nát thành những đồi trọc trắng xóa. Vào bên trong mỏ đá ngổn ngang công trường đang khai thác nham nhở với nhiều bãi đất trống lô nhô với diện tích hàng trăm mét vuông
Hàng chục hộ dân xóm 4, Cảnh An 1 nơm nớp sống dưới chân núi Hòn Chà
Bà Ngô Thị Thảo, một người dân đứng trước đám ruộng của gia đình bị đất, đá bồi lấp, bức xúc nói: "Gia đình tôi có 5 sào ruộng ở cánh đồng Hóc Cống đành phải bỏ hoang không thể sản xuất vì bị bao phủ dày bởi lớp bùn nhão. Ở khu vực này không riêng gì gia đình tôi mà nhiều hộ cũng rơi vào tình cảnh này".
Việc khai thác đá rầm rộ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân mà khiến môi trường sinh thái, thảm thực vật bị biến dạng. Nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm trong vườn nhà dân, trên cánh đồng Hóc Cống bị bồi lấp do đất, đá trên núi chảy xuống.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thành, cho biết: "Tình trạng khai thác đá tại núi Hòn Chà làm khoảng 2 ha diện tích đất nông nghiệp sản xuất lúa, hoa màu tại cánh đồng Hóc Cống (thuộc xóm 4, thôn Cảnh An 1) bị bùn đất, đá bồi lấp không thể canh tác. Người dân phản ánh, sau đó công ty đã hỗ trợ đền bù cho người dân nằm trong diện bị ảnh hưởng. Riêng vấn đề ô nhiễm môi trường, địa phương phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tuy Phước tiến hành kiểm tra, nhắc nhở đơn vị có biện pháp khắc phục. Tuy nhiên trên thực tế, đơn vị này chỉ làm để đối phó nên tình trạng ô nhiễm, tình trạng bồi lấp mùn đất, đá từ mỏ đá vẫn còn tồn tại".
Ông Đạt cũng cho biết thêm, trước mùa mưa lũ sắp đến để đề phòng nguy cơ sạt lỡ đất, đá địa phương đã yêu cầu đơn vị khai thác đá phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống thoát nước mặt, cải tạo hồ lắng để chứa đất mùn. Đồng thời, hạ các vách đứng, thu gom xử lý đá thải, lớp tầng phủ, xử lý đá tảng có nguy cơ sạt lở, đá lăn trong mùa mưa bão tới.
Doãn Công
Theo Dantri
Khánh kiệt vì chữa bệnh cho chồng, cả nhà sống bờ mương Mong muốn chữa khỏi bệnh cho chồng, chị Hạnh đã bán toàn bộ gia tài bao gồm cả căn nhà đang ở. Thế nhưng, tiền thì hết sạch mà bệnh chồng vẫn không khỏi. Gia cảnh vốn đã nghèo nàn nay lại càng thêm xơ xác, không còn gì để bán, cả nhà chị đành phải sống lay lắt ngoài mương chờ chết....