Thưởng ngoạn cua đá Sa Huỳnh
Thật đáng tiếc nếu khách lãng du đã từng thưởng ngoạn phong cảnh “cát vàng biển xanh” Sa Huỳnh, nhưng chưa được thưởng thức món cua đá luộc chấm muối tiêu chanh.
Sa Huỳnh, vùng quê ven biển xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) gắn liền với nền văn hóa có niên đại khoảng 3.000 năm về trước. Vùng quê này nổi tiếng với những đặc sản: cua huỳnh đế, nhum, sò, hàu… Và thật đáng tiếc nếu khách lãng du đã từng thưởng ngoạn phong cảnh “cát vàng biển xanh”, nhưng chưa được thưởng thức món cua đá luộc chấm muối tiêu chanh.
Cua đá ở đây do người dân dùng đèn soi, thả lồng lưới đánh bắt quanh năm tại đầm nước mặn Sa Huỳnh. Vào những mùa tối trăng là thời điểm thịt cua săn chắc, ngọt và thơm ngon nhất. Cua đá có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon: cua rang me, kho rim mặn, nấu canh với rau đay, bồ ngót… Nhưng với nhiều người, hấp dẫn nhất vẫn là món cua luộc chấm với muối tiêu chanh, vì món này rất ngon lại chế biến nhanh và khá đơn giản.
Cua đá được người dân đánh bắt bằng lồng lưới trên đầm nước mặn Sa Huỳnh
Chọn những con cua vừa được đánh bắt, có trọng lượng đều khoảng 15 con/kg, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi, rắc thêm vài hạt muối. Sau mươi phút, thịt cua chín và dậy mùi thơm, toàn thân chuyển sang màu vàng cam thì vớt ra đĩa. Muối Sa Huỳnh xay nhỏ, trộn thêm ít tiêu bột rồi vắt nước cốt chanh để làm gia vị chấm với thịt cua.
Video đang HOT
Dùng tay tách mai cua, chấm thịt vào muối tiêu chanh rồi đưa vào miệng thưởng thức hương vị thơm ngọt đặc trưng của thịt cua hòa cùng vị mặn mà của muối Sa Huỳnh, vị chua cay của tiêu, chanh.
Có lẽ tạo hóa khéo an bày, cua đá sống ở đầm nước mặn, (nơi lưu dẫn nước mặn để sản xuất muối ở cánh đồng muối Sa Huỳnh nằm bên cạnh), đem luộc chấm với muối Sa Huỳnh thì quả là tuyệt vời, hơn hẳn cua đá ở những nơi khác.
Món cua đá luộc .Vào những chiều lộng gió ven đầm nước mặn, bên cạnh đồng muối Sa Huỳnh, dăm bảy diêm dân quây quần bên bếp lửa với chiếc nồi kê trên những viên đá nhặt vội
Những con cua vừa bắt trong lồng lưới thả từ đêm trước được rửa sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi giữa ráng chiều hư ảo. Mươi phút sau, món cua luộc màu vàng cam cùng với vài ly rượu đế giúp họ xua tan mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả. “Nhậu với cua thì phải ca hát cho vơi đi nỗi nhọc nhằn…” – một lão diêm dân trên 80 tuổi đã nói với tôi như thế. Và tiếng ca của ông lão cứ bay theo gió, lan tỏa trên mặt đầm trong buổi hoàng hôn.
Theo Đức Cường (Dân Việt)
Độc đáo cá ngừ thu '2 vị ngon'
Ở cửa biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), vào những tháng hè, giữa nhiều loại cá ngon có một loại đặc biệt ngon.
Đó là cá ngừ thu, loại cá "tích hợp" hai phẩm chất, hai hương vị của cá ngừ và cá thu. Để có loại cá "hai trong một" độc đáo này, chắc tổ tiên của chúng dưới thủy cung đã có cuộc "hôn phối" đặc biệt. Xem thế đủ biết mua một con cá ngừ thu thì "lời" được một con. Và cũng đủ biết hải sản biển Đông phong phú như thế nào.
Lúc kéo cá ngừ thu lên thuyền từ lưới giã cào hay dàn câu, làn da của cá dưới nắng hồng ban mai trở nên rạng ngời, biếc xanh, đẹp long lanh màu ngọc bích - Ảnh: Trần Cao Duyên
Cá ngừ thu bụng căng tròn, trắng bạc, dọc theo hai bên lườn là những đường kẻ sọc màu xanh da trời. Ngư dân Hoàng Sa kể, lúc kéo cá ngừ thu lên thuyền từ lưới giã cào hay dàn câu, làn da của cá dưới nắng hồng ban mai trở nên rạng ngời, biếc xanh, đẹp long lanh màu ngọc bích.
Cá ngừ (thuần chủng) kho ngót, thả vào vài trái ớt sừng bẻ đôi và mấy củ hành tím đập giập ăn với bún tươi đã thấy tuyệt vời. Cũng ăn với bún tươi, nhưng cá ngừ thu kho ngót hương vị được nâng lên gấp đôi nên mức độ ngon phải ở chỉ số... trên cả tuyệt vời. Vị cá ngừ thơm ngọt hòa quyện với sự mềm mại, thanh tao của cá thu khiến người ăn tấm tắc khen: "Hèn chi gọi là cá ngừ thu". Chỉ với vài người ăn, nhưng cả rổ bún cũng "chết ngắt". Món này "chuyên trị" đám thợ gặt đập lúc vào mùa. Nửa buổi, thợ gặt tạm thời nghỉ tay nhưng không ngơi miệng là món này đây.
Cá chiên rưới mắm ớt tỏi là một "gam" khác của cá ngừ thu. Những lát cá vàng sậm trên đĩa sứ thường được bày ra khi có khách thân tình. Bẻ miếng bánh tráng gạo ăn cùng miếng cá ngừ thu, nghe hương vị biển cả - ruộng đồng đong đầy mặt lưỡi. "Ngôn ngữ" rôm rốp của bánh tráng khiến câu chuyện ẩm thực thêm giòn. Riêng sự mềm mại "không lời" của cá thì cứ lặng lẽ lắng mãi vào trong. Nếu món kho ngót làm bay cả rổ bún tươi thì món chiên vàng cũng làm "đổ" cả chồng bánh tráng.
Cá ngừ thu còn được kho xốt cà ăn với cơm. Cà thấm chất ngọt của cá nên rất đậm đà. Cá tắm trong cà nên thêm vị ngọt thanh. Nồi cơm Thạch Sanh cũng chạy làng với món này.
Một "biến tấu" dân dã khác: cá ngừ thu kho măn mẳn với dưa muối. Đây là món "ăn chắc mặc bền" của những bà mẹ tảo tần. Chỉ cần một con cá ngừ thu cỡ 2 kg, bốn năm trái dưa muối đúng độ chua là có cả một nồi to cho gia đình năm sáu miệng ăn cầm cự qua mấy ngày biển động.
Trần Cao Duyên
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
Ăn loại cua tôm nào dễ bị nhiễm sán lá phổi? Bệnh sán lá phổi do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê (bằng hạt lạc nhỏ) ký sinh trong phổi hoặc màng phổi. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe bằng đầu ngón tay và gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Bệnh sán lá phổi là gì? Bệnh sán lá phổi do loài sán hình...