Thượng nghị sỹ Mỹ bị “tóm” đang chơi game khi họp bàn về Syria
Thượng nghị sỹ nổi tiếng của Mỹ John McCain, người từng tranh cử chức Tổng thống năm 2008, mới đây đã bị báo giới nước này “tóm” gọn đang đánh bài trên điện thoại iPhone trong khi đang họp bàn về việc tiến đánh Syria.
Ông McCain bị “tóm” khi đang chơi bài
Tờ Washington Post của Mỹ đã đăng tải bức ảnh ông McCain, một thượng nghị sỹ của đảng Cộng hòa và là người luôn ủng hộ mạnh mẽ hành động can thiệp quân sự, đang chơi bài trong khi nghe điều trần tại quốc hội.
Sau đó ông đã thừa nhận tên trang Twitter của mình một cách đầy châm biếm: “Tin sốc! Bị tóm khi đang chơi game trên iPhone trong phiên điều trần tại Thượng viện dài hơn 3 giờ. Nhưng tệ nhất là tôi đã thua!”.
Tuy nhiên cũng đã có không ít bình luận tỏ ý chỉ trích vị thượng nghị sỹ.
Washington Post cho biết phóng viên ảnh của mình đã thấy ông McCain đang chơi game trong phiên điều trần và đã nhanh tay chụp ảnh.
Video đang HOT
Sự việc diễn ra khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey, và các nhân vật cấp cao khác hối thúc Ủy ban đối ngoại Thượng viện ủng hộ kế hoạch tấn công quân sự chống lại Syria hôm thứ Ba vừa qua.
Phát biểu trên một kênh truyền hình Mỹ sau đó, ông McCain cho biết trong phiên điều trần kéo dài tới 3 tiếng rưỡi, ông luôn chăm chú lắng nghe, nhưng “đôi khi tôi thấy hơi buồn chán nên quay sang đánh bài. Tệ nhất là tôi đã thua hàng nghìn USD trong trò chơi đó”, vị thượng nghị sỹ nói và giải thích thêm rằng đó chỉ là tiền “ảo” trong trò chơi.
Từng là tù binh chiến tranh tại Việt Nam, ông McCain được bầu vào Hạ viện và sau đó là Thượng viện, đại diện cho bang Arizona.
Ông cũng nổi tiếng là người hay “phá rào” khi đi ngược lại quan điểm của đảng Cộng hòa về các vấn đề như cải tổ chiến dịch vận động tài trợ và luật nhập cư. McCain từng là ứng viên của đảng Cộng hòa tranh cử chức Tổng thống Mỹ năm 2008 nhưng thất bại trước Barack Obama.
Thanh Tùng
Theo BBC
Mỹ bật đèn xanh cho đặc nhiệm nữ
Các vụ tấn công tình dục trong quân đội Mỹ có thể liên quan đến lệnh cấm phụ nữ trực tiếp tham chiến lâu nay.
Giới lãnh đạo quân sự Mỹ đang sẵn sàng phá bỏ những rào cản cuối cùng để mở đường cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các nhiệm vụ chiến đấu trong tương lai không xa.
Nữ binh sĩ Mỹ huấn luyện tại căn cứ quân sự Fort Campbell ở bang Kentucky
Ảnh: AP
Sẽ có nữ biệt kích hải quân?
Theo kế hoạch được Lầu Năm Góc công bố ngày 18-6, phụ nữ Mỹ có thể được huấn luyện để tham gia lực lượng đặc nhiệm Ranger thuộc lục quân vào năm 2015 và trở thành biệt kích hải quân (SEAL) 1 năm sau đó. Theo hãng tin AP, kế hoạch này kêu gọi thiết lập những tiêu chuẩn như nhau về mặt thể chất và tinh thần cho cả nam và nữ để gia nhập các lực lượng đặc nhiệm nhất định trong quân đội. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chuck Hagel đã ra lệnh xúc tiến kế hoạch.
Những tiêu chuẩn cho phép phụ nữ tham gia lực lượng đặc nhiệm Ranger sẽ được ban hành vào tháng 7-2015, theo kế hoạch. Nếu được bật đèn xanh, tháng 3-2016 sẽ là thời điểm để những phụ nữ đủ tiêu chuẩn có thể bắt đầu huấn luyện thành biệt kích hải quân. Các lãnh đạo quân sự cũng đề xuất đưa một số nữ sĩ quan cao cấp sang các lực lượng đặc nhiệm để bảo đảm số thành viên nữ trẻ và có cấp bậc thấp hơn nhận được sự hỗ trợ trong quá trình huấn luyện.
Riêng hải quân Mỹ có ý định cho phụ nữ tham gia huấn luyện trong lực lượng ven sông của mình vào tháng tới với mục tiêu triển khai họ làm nhiệm vụ vào tháng 10. Dù không phải là đơn vị đặc nhiệm nhưng lực lượng ven sông có tham gia cận chiến và tiến hành các chiến dịch an ninh trên thuyền nhỏ. Đến tháng 7-2014, hải quân dự kiến hoàn tất cuộc nghiên cứu về việc cho phép phụ nữ tham gia lực lượng SEAL.
Không dừng lại ở đó, quân đội Mỹ còn đang tính toán phí tổn của việc mở cửa đón phụ nữ vào các lực lượng đặc nhiệm, nhất là những vị trí trên tàu hải quân. Lý do là thiết kế của nhiều tàu loại này không đáp ứng đủ nhu cầu riêng tư của phụ nữ nên cần có sự chỉnh sửa.
Lệnh cấm gây bất bình đẳng
Kế hoạch trên được đưa ra theo sau hàng loạt vụ tấn công tình dục trong các lực lượng vũ trang Mỹ. Đầu năm nay, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhận định các vụ tấn công tình dục có thể liên quan đến lệnh cấm phụ nữ trực tiếp chiến đấu lâu nay. Theo ông, lệnh cấm này tạo ra sự bất bình đẳng giới trong quân ngũ, dẫn đến thái độ thiếu tôn trọng phụ nữ.
Vào tháng 1-2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó là ông Leon Panetta và tướng Dempsey đã ký lệnh dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ tham gia chiến đấu trực tiếp. Quyết định trên phản ánh thực tế chiến trường ở Iraq và Afghanistan, nơi phụ nữ dù không tham chiến nhưng vẫn được giao những vai trò như quân y, quân cảnh và sĩ quan tình báo ngoài chiến trường. Trong số hơn 6.700 quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Iraq và Afghanistan, khoảng 150 người là phụ nữ.
Phụ nữ hiện chiếm khoảng 14% trong số 1,4 triệu quân nhân thường trực của Mỹ. Hơn 280.000 phụ nữ đã được phái đến Iraq, Afghanistan và những nước láng giềng để hỗ trợ cho 2 cuộc chiến này. Vào năm ngoái, quân đội Mỹ "mở cửa" khoảng 14.500 vị trí cho phụ nữ. Dù vậy, phụ nữ vẫn chưa được phép đảm nhận phần lớn trong số gần 240.000 việc làm trong quân đội Mỹ, nhất là công việc trong những đơn vị thường hoạt động gần chiến trường.
Theo Dantri
Mỹ muốn xây dựng "quy tắc ứng xử" an ninh mạng với Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 31/5 tuyên bố muốn thiết lập "các quy tắc ứng xử" với Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực an ninh mạng, trong bối cảnh tấn công tin tặc gia tăng, đặc biệt là việc mới đây báo chí Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp hàng loạt thông tin quân sự của...