Thượng nghị sĩ Mỹ: ‘Đã tới lúc từ bỏ Facebook, Amazon, Google’
Theo bà Elizabeth Warren, các hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ dù mang đến các sản phẩm có giá trị, nhưng cũng đồng thời tạo ra sức ảnh hưởng quá to lớn đối với đời sống số. Đây là điều không mong muốn đối với các hãng công nghệ vừa và nhỏ.
Cách đây ít ngày, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren đã đăng một bài viết trên nền tảng blog Medium, lên tiếng kêu gọi người dùng từ bỏ các dịch vụ Internet lớn bao gồm Facebook, Google, Amazon và nêu rõ lý do bà làm như vậy.
Trong bài viết có tựa đề “Đã tới lúc từ bỏ Facebook, Amazon, Google”, Warren cáo buộc các công ty công nghệ này sử dụng nguồn lực khổng lồ của họ để định hình sân chơi và mua lại sự cạnh tranh tiềm năng từ các đối thủ khác trên thị trường.
Bà Elizabeth Warren nêu bật quan điểm “đã tới lúc ngừng sử dụng Amazon, Google, Facebook” trong một bài blog. (Nguồn: AP)
Các “ông lớn” công nghệ làm ảnh hưởng tới thị trường và sự đổi mới như thế nào?
Theo Warren, các hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ dù mang đến các sản phẩm có giá trị, nhưng cũng đồng thời tạo ra tầm ảnh hưởng quá to lớn đối với đời sống số.
Cụ thể là gần một nửa số giao dịch thương mại điện tử đều thông qua Amazon; hơn 70% lưu lượng truy cập Internet thông qua các trang web được sở hữu hoặc vận hành bởi Google hoặc Facebook.
Khi các công ty này phát triển ngày càng lớn mạnh, họ tiếp tục sử dụng các nguồn lực và kiểm soát cách chúng ta sử dụng Internet để dẹp bỏ sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhỏ, cũng như mọi sự đổi mới.
“Để khôi phục sự cân bằng quyền lực trong nền dân chủ của chúng ta, và để thúc đẩy cạnh tranh, cũng như đảm bảo rằng thế hệ đổi mới công nghệ tiếp theo sẽ sôi động như lần trước, đã đến lúc chúng ta phải chia tay các công ty công nghệ lớn nhất này”, Warren cho biết.
Bà Warren có hai đề xuất để chống lại ảnh hưởng của các công ty công nghệ hàng đầu.
Làm thế nào để khôi phục sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ?
Warren có hai đề xuất để chống lại ảnh hưởng của các công ty công nghệ hàng đầu. Đầu tiên, bà sẽ chỉ định các công ty này trở thành dạng “tiện ích nền tảng”.
“Các hãng công nghệ lớn sẽ bị cấm sở hữu cả tiện ích nền tảng lẫn người dùng bất kỳ tham gia trên nền tảng đó”, Warren trình bày trong bài viết được đăng tải trên Medium.
Video đang HOT
Các tiện ích nền tảng theo đó, sẽ được yêu cầu để đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử với người dùng. Ngoài ra, cũng không được phép chuyển hoặc chia sẻ dữ liệu với các bên thứ ba.
Thứ hai, Warren đề xuất hạn chế, kết hợp đảo ngược sáp nhập công nghệ – mà bà gọi là chống cạnh tranh. Thí dụ được bà đưa ra bao gồm việc mua lại Whole Food của Amazon hay việc mua Instagram của Facebook. Những vụ sáp nhập và mua lại này, theo quan điểm của Warren, đã và đang tạo ra sự cạnh tranh bất hợp pháp.
“Thay đổi này sẽ cho phép các doanh nghiệp nhỏ có khả năng cạnh tranh với Amazon bằng cách bán hàng trên nền tảng của riêng họ, mà không lo rằng công ty sẽ đẩy họ ra hỏi thị trường”, Warren cho biết.
Sự phát triển của các ông lớn công nghệ là tất yếu. (Nguồn: Pinterest)
Ngoài ra, thay đổi cũng sẽ khuyến khích Facebook tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và ngăn Google hạ thấp kết quả tìm kiếm của đối thủ cạnh tranh.
Quan điểm của Elizabeth Warren đặc biệt thu hút sự chú ý của giới lập pháp, trong bối cảnh quyền riêng tư của người dùng được đưa lên hàng đầu, và thị trường thu hẹp do sự thống trị của các ông lớn công nghệ.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến trái chiều, cho rằng sự phát triển của các ông lớn công nghệ là tất yếu, và kẻ yếu sẽ bị “đánh bật” khỏi thị trường, hoặc được sáp nhập với mục đích hoàn thiện hơn.
Theo Dân Trí
Người đàn ông đang nắm vận mệnh của Facebook
Sau khi nhậm chức chủ tịch FTC, Joseph J. Simons đang đưa ra những động thái cứng rắn nhắm vào Facebook sau hàng loạt scandal liên quan đến thông tin người dùng của công ty này.
Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) trước nay bị chỉ trích khá nhiều. Thay vì có những động thái mạnh mẽ, FTC chỉ dựa vào những điều luật mềm mỏng, tạo cơ hội cho những công ty công nghệ lớn như Facebook, Google lách luật, xâm phạm đến sự riêng tư và an toàn thông tin cá nhân của người dùng.
Tuy nhiên, Joseph J. Simons, chủ tịch của FTC quyết định hành động mạnh tay nhằm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ. Theo NY Times, Joseph J. Simons giữ chức chủ tịch FTC hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi Ajit Pai từ chức. Simons từng làm việc cho nhiều hãng luật nổi tiếng, thiết lập một bộ luật chống độc quyền mới là cả sự nghiệp mong muốn của ông.
"Chúng ta dựa vào một bộ luật cũ kĩ, không còn phù hợp ở thời đại số. Hơn nữa, những người thông qua bộ luật trên không hề để ý đến vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin cá nhân", Simons phát biểu trong buổi nhậm chức chủ tịch FTC.
Kiểm soát triệt để Facebook và Google
Joseph J. Simons là một luật sư dày dặn kinh nghiệm với 30 năm lăn lộn trong lĩnh vực luật dân sự và hành chính. Ông còn là một trong số những người có tiếng nói hiếm hoi trong việc mở rộng ảnh hưởng của chính phủ trong thời đại công nghệ thông tin.
Joseph J. Simons phát biểu nhậm chức chủ tịch FTC vào tháng 5 năm ngoái. Ảnh: NY Times.
Trước khi trở thành chủ tịch FTC, Joseph J. Simons đã nhiều lần thúc giục Quốc hội Mỹ cho phép FTC mở rộng quyền kiểm soát bảo mật thông tin cá nhân.
Hôm 12/3, vị chủ tịch FTC đưa ra động thái quyết định số phận của Facebook và Google. Trong nhiều tuần tiếp theo, Simons cùng 4 thành viên cấp cao của FTC thực hiện cuộc điều tra toàn diện lên Facebook, Google và Amazon nhằm xác thực lời hứa bảo vệ thông tin cá nhân của những nền tảng này.
FTC đang tiến hành điều tra xem liệu Facebook có vi phạm một thỏa thuận vảo vệ dữ liệu người dùng và thông báo với họ về sự thay đổi trong cách dữ liệu của họ được sử dụng, ký từ năm 2011.
Cơ quan này đang xem xét đưa ra mức phạt nhiều tỷ USD với Facebook khi thu thập đủ chứng cứ, theo một người thân cận với cả 2 bên.
Kết quả của cuộc điều tra được xem như một cuộc trưng cầu dân ý về khả năng của chính phủ trong việc kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ. Gây dựng niềm tin của người dùng, mở đường cho những chính sách bảo mật sau này.
"Động thái của FTC lên Facebook gây tác động lớn đến ngành công nghệ cũng như ngành công nghiệp tiêu thụ", David Vladeck, trưởng bộ phận bảo vệ người tiêu dùng nhận xét.
Trong quá khứ, FTC từng nhận làn sóng chỉ trích từ hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ vì năng lực quản lý thông tin yếu kém và không đủ chuyên gia trong ngành công nghệ. Năm 2012, FTC phạt Google 22 triệu USD vì không tuân thủ luật bảo mật thông tin cá nhân. Tuy nhiên, Google vẫn thu được 50 tỷ USD lợi nhuận trong năm đó.
Hôm 10/3, Elizabeth Warren, ứng viên Tổng thống Mỹ cũng thực hiện những động thái nhắm đến các ông lớn công nghệ.
Facebook, Google cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: Guardian.
Trong bài viết kêu gọi tranh cử Tổng thống Mỹ trên Medium, nữ nghị sĩ Đảng dân chủ thể hiện thái độ cực kì gay gắt đối với những tập đoàn công nghệ. Elizabeth Warren cho rằng đã đến lúc "chia tay" Facebook, Google hay Amazon và kêu gọi chính quyền Liên bang vào cuộc.
"Các tập đoàn công nghệ lớn thâu tóm quá nhiều quyền lực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội, nền dân chủ của đất nước chúng ta. Họ san bằng mọi quy luật cạnh tranh, kiếm lời trên thông tin cá nhân và chiếm hết sân chơi của người khác. Vì thế, những start-up hoặc công ty nhỏ lẻ không thể phát triển", Elizabeth Warren viết trên Medium.
Elizabeth Warren cho rằng bà thất vọng với sự thiếu quyền lực của FTC trong quá khứ. Cuộc điều tra những ông lớn công nghệ sắp tới sẽ là cơ hội để Ủy ban FTC giành lại được tín nhiệm từ chính phủ Mỹ.
Facebook sẽ là mục tiêu đầu tiên. Nền tảng này được đưa lên bàn cân để kiểm tra liệu mạng xã hội lớn nhất thế giới có vi phạm thỏa thuận được thành lập với người dùng từ năm 2011. Thỏa thuận bao gồm những điều khoản bảo vệ thông tin cá nhân của họ và thông báo người dùng khi thông tin cá nhân được sử dụng.
Theo NY Times, FTC từ chối công bố kết quả của cuộc điều tra. Nhưng tổ chức này dự định ban hành mức phạt hàng tỷ USD dành cho Facebook và siết chặt chính sách bảo mật. Mặt khác, Facebook không muốn bình luận thêm về cuộc điều tra của FTC. Mạng xã hội cho rằng họ đã rút kinh nghiệm từ vụ Cambridge Analytica và cố gắng sửa chữa, bù đắp cho người dùng.
Bên cạnh đó, trong bài đăng của mình, Mark Zuckerberg nhiều lần nhấn mạnh rằng hướng đi tương lai của Facebook là bảo mật thông tin người dùng bằng công nghệ mã hóa tin nhắn, xây dựng một môi trường nhắn tin an toàn và riêng tư.
Chủ tịch FTC chưa từng dùng mạng xã hội
Joseph J. Simons không hề sử dụng mạng xã hội từ Instagram, Facebook cho đến WhatsApp. Kể cả Twitter, mạng xã hội được nhiều chính trị gia ưa chuộng Simons cũng không hề có tài khoản. Ông chỉ sử dụng trang web chính thức của FTC và đăng tweet bằng tên của tổ chức này.
Chủ tịch FTC không hề sử dụng bất kì loại mạng xã hội nào. Ảnh: Daily Express.
"Tôi còn không hề biết cách đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội", Simons nói.
Joseph J. Simons thường đọc báo giấy và nghe báo cáo từ những nhân viên dưới quyền mỗi ngày. Trong văn phòng của mình, Simons giữ những tờ Yale Law Journal trong một tập hồ sơ nhựa màu đỏ.
Để cập nhật tin tức công nghệ mới, Simons trực tiếp trao đổi, nói chuyện với 6 cây bút từ những trang báo lớn. Từ đó, chủ tịch FTC thu nhập thêm thông tin để thiết lập một bộ luật chống độc quyền trong tương lai.
Cuối tháng 2, Simons thành lập một đội gồm 17 nhân viên xây dựng luật chống độc quyền mới. Họ chuyên nghiên cứu những vấn đề tiềm tàng của ngành công nghệ "cá lớn nuốt cá bé".
"Để xây dựng luật chống độc quyền, sức mạnh thị trường và quyền lực độc quyền là hai nhân tố cần lưu tâm nhất. Tuy nhiên, các nền tảng trong thời đại số rất khó để có cái nhìn toàn diện", Simons nói.
Joseph J. Simons mong muốn thiết lập một bộ luật chống độc quyền toàn diện. Ảnh: NY Times.
Chủ tịch FTC tự nhận là "lính mới" trong thời đại số hay lĩnh vực bảo mật thông tin cá nhân. Tuy nhiên, Simons cho rằng đó không hẳn là một bất lợi, điều này giúp ông có một góc nhìn "tươi mới".
"Tôi nhìn nhận những vấn đề này dưới góc nhìn của một lính mới, nhờ thế tôi sẽ đào sâu và tìm hiểu ngọn ngành, không bị giới hạn bởi những định kiến", Simons chia sẻ.
Theo Zing
Thừa nhận chip Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong 5 năm nữa, Intel đề nghị chính phủ Mỹ giúp đỡ Các lãnh đạo Intel tin rằng, trong 5 năm tới, những công ty chip AI của Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế của nước Mỹ nếu không hành động sớm. Sau nhiều thập kỷ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chip, hiện tại dường như các công ty Mỹ đang sa sút trước các đối thủ đến từ Trung Quốc. Mới...