Thương mại toàn cầu sẽ chịu cú sốc 600 tỷ USD do chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc
Nêu mức thuê 25% áp dụng với tât cả thương mại hai chiêu, mô hình cho thây sụt giảm sản lượng kinh tê cho Trung Quôc, Mỹ và thê giới vào giữa năm 2021 có thê ở 3 mức 0,8%; 0,5% và 0,5%.
Ảnh: GettyImages
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đã bước vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Thuế bị điều chỉnh tăng lên và còn nhiều rủi ro nữa hiện hữu.
Một giải pháp nhanh cũng có thể khả thi, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới.
Thế nhưng nếu nhìn vào những gì diễn ra ở hiện tại, nhiều khả năng chiến tranh thương mại sẽ dài và tốn kém.
Chuyên gia kinh tế thuộc Bloomberg, ông Dan Hanson và ông Tom Orlik, đã đưa ra một số kịch bản chính.
Video đang HOT
Họ nhấn mạnh: nếu thuế cao hơn được áp dụng với tất cả hàng hóa thương mại Mỹ – Trung Quốc và thị trường giảm điểm, GDP toàn cầu đến năm 2021 sẽ chịu một cú sốc lên đến 600 tỷ USD – năm mà các biện pháp thuế quan sẽ gây ra tác hại đỉnh điểm.
Ngày 10/5/2019, chính phủ Mỹ tăng thuế với khoảng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc lên 25%. Lập tức Trung Quốc đưa ra biện pháp tăng thuế với một số hàng hóa của Mỹ trong ngưỡng từ 5% đến 25%.
2 năm sau đó, Bloomberg Economics tính toán rằng sản lượng kinh tế tại Trung Quốc và Mỹ sẽ giảm lần lượt 0,5% và 0,2%, tương ứng với kịch bản không có chiến tranh thương mại. Sản lượng kinh tế toàn cầu cũng đồng thời sẽ giảm.
Vậy việc tăng thuế lên sẽ ra sao. Mỹ đã đe dọa đánh thuế 25% với tất cả hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu hai bên không thể có được một thỏa thuận. Chắc chắn Trung Quốc sẽ trả đũa.
Nếu mức thuế 25% được áp dụng với tất cả thương mại hai chiều, mô hình cho thấy sụt giảm sản lượng kinh tế cho Trung Quốc, Mỹ và thế giới ở thời điểm giữa năm 2021 có thể ở 3 mức 0,8%; 0,5% và 0,5%.
Các thị trường tài chính thế giới hiện đang chật vật với nhiều thông tin xấu về thương mại. Thị trường chứng khoán Trung Quốc biến động bất thường.
Ngay cả như vậy, tính từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc và Mỹ vẫn tăng được điểm, như vậy giới đầu tư vẫn kỳ vọng vào khả năng sẽ có một thỏa thuận hoàn tất. Nếu họ sai và công ty lớn kiểu như Apple chịu áp lực thuế quan, khả năng thị trường điều chỉnh mạnh hoàn toàn có thể xảy ra.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Blog chứng khoán: Tiền bắt đầu co lại đáng kể
Nhờ có ROS mà thanh khoản chung có vẻ tốt, nhưng nếu không tính đến sự nhiễu loạn có chủ đích đó thì dòng tiền đã quay trở lại thế chờ đợi rất rõ.
Thị trường ngày 17/5/2019:
Mức điều chỉnh nhẹ và dao động hẹp hôm nay cho thấy thị trường khá vững. Lực chốt không ép giá nhiều và thanh khoản duy trì được mức trung bình thấp.
Dao động hẹp phiên này chủ đạo là do blue-chips điều chỉnh không mạnh. Tuy nhiên VN30 đang cho thấy nguy cơ điều chỉnh rõ hơn VNI, khả năng kéo trụ không ảnh hưởng quá lớn ở VN30. Một vài phiên đi ngang hẹp cầm cự như hôm nay nếu không dẫn đến khả năng bật lên cao hơn thì xác suất lớn là giảm hẳn như đã từng xảy ra ở các nhịp trước.
Diễn biến hôm nay không có nhiều điểm nhấn và cũng ít thông tin. Cách bán quyết định dao động và thanh khoản. Thực tế dòng tiền vào đã giảm đi, nhưng vì ROS giao dịch cao nên không thấy rõ. Vốn nội sau khi bỏ ROS đi thì chỉ còn 2,29k tỷ, thấp nhất tuần. Thanh khoản khả năng sẽ tiếp tục giảm khi người cầm tiền vẫn chờ đợi giá tốt hơn.
Điểm tích cực phiên này là nước ngoài giảm bán ròng. Chứng chỉ quỹ ETF được mua trở lại một chút. Thị trường phái sinh thể hiện kỳ vọng tăng, lực Long khá mạnh và nước ngoài cũng tăng vị thế Long. Phái sinh gần đây phản ánh kỳ vọng khá chính xác và gần mức giá lý thuyết hơn. Nhà đầu tư trên thị trường phái sinh về cơ bản cũng suy nghĩ giống như trên thị trường cơ sở. Khi basis duy trì dương nghĩa là không đặt cược nhiều vào khả năng thị trường giảm sâu.
Mức dao động sẽ là yếu tố quan trọng trong những phiên điều chỉnh này. Dao động lớn chỉ xảy ra nếu cầu quá cạn mà lực bán mạnh. Ngược lại, dao động hẹp là phải có sự hợp tác từ bên bán và/hoặc cầu bắt đáy tốt. Những phiên dao động giảm mạnh thường phản ánh tâm lý yếu. Vì thế nếu giả định rằng tâm lý đã bình ổn sau đợt kéo lên vừa rồi thì nhu cầu bán ra chỉ bó hẹp trong các giao dịch lướt sóng chứ không phải giảm danh mục hoặc cắt lỗ như hồi tháng 3,4.
Chốt lại, thị trường vẫn đang trong giai đoạn ngập ngừng điều chỉnh. Không có biến cố gì lớn thì khả năng cao chỉ là điều chỉnh thông thường. Giai đoạn khó khăn nhất đã trải qua nên tâm lý sẽ vững hơn. Tuy nhiên cũng không trông đợi gì về khả năng đi lên cao ở thời điểm này, quá ít thông tin để tạo sự đồng thuận cho kịch bản đó.
Giao dịch:
Cửa điều chỉnh là cao nên chiến lược là Short, nhưng hôm nay kỳ vọng khá lớn kéo theo basis duy trì dương suốt cả ngày. Mức dao động cũng hẹp hơn dự kiến nhiều nên hiệu quả thấp. Short 3 lần ở 893.2, 893.4, 893.5 nhưng cover chỉ được 892-892.2.
"Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Theo vneconomy.vn
Cổ phiếu 'ông trùm' xây dựng Hoà Bình liên tục dò đáy Tình hình kinh doanh gặp nhiều bất lợi khiến cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) trên thị trường cũng dần kém hấp dẫn. Thị trường chứng khoán sau quý đầu năm không mấy khả quan, thanh khoản trồi sụt, chưa kể hiện nay đang "hứng chịu" rủi ro trước động thái từ hai "cường quốc" trong...