Thương mại toàn cầu đang phục hồi nhanh hơn rất nhiều so với thời khủng hoảng 2008
Điều đó phát tín hiệu về khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi hình chữ V.
Ảnh: Bangkok Post
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, thương mại toàn cầu thời kỳ đại dịch Covid-19 phục hồi nhanh hơn cả thời kỳ sau khủng hoảng tài chính năm 2008,
Theo chủ tịch viện Kiel, ông Gabriel Felbermayr, dù dịch bệnh Covid-19 còn đang căng thẳng, khối lượng giao dịch thương mại hiện đang dần trở lại tương đương ngưỡng ở thời điểm 1 năm sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Điều đó phát tín hiệu về khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi hình chữ V.
Ông Felbermayr phân tích thương mại đã sụt giảm sâu và hồi phục nhanh, và tình hình hiện tại tốt hơn so với cách đây 1 thập kỷ.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế toàn cầu vào khoảng thời gian suy giảm nặng nề nhất tính từ Đại Khủng hoảng. Việc thương mại phục hồi có nguyên nhân trực tiếp từ việc các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch Covid-19 được gỡ bỏ, tuy nhiên, giới chức kinh tế nhiều nước vẫn cảnh báo rằng không nên lạc quan quá sớm về khả năng điều tồi tệ nhất đã qua.
Đầu tháng này, Tổ chức Y tế Thế giới ( WTO) khẳng định rằng những hy vọng về khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi hình chữ V có thể quá lạc quan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều viện nghiên cứu khác trong đó có viện Kiel đang giữ quan điểm tự tin hơn. Trong ngày thứ Hai, giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cũng đã nói đến sự phục hồi thương mại.
Viện Kiel cũng chỉ ra rằng hoạt động vận tải container tại nhiều khu vực chủ chốt giúp cho thương mịa nói chung phục hồi nhanh, trong đó nổi bật nhất phải kể đến khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Khối lượng hàng hóa vận chuyển hiện giờ đang đạt ngưỡng kỳ vọng (tính trong điều kiện không có khủng hoảng).
Đường màu đen biểu thị cho thương mại toàn cầu thời Covid-19 còn đường màu hồng biểu thị cho thương mại thời khủng hoảng 2009
Thông điệp chính sách mới đây từ Mỹ cũng giúp cho nhiều chuyên gia tin rằng sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ được đảm bảo. Bởi Mỹ sẽ vẫn duy trì lãi suất thấp để đảm bảo nền kinh tế phục hồi chứ không vội vã nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát như trước.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong ngày thứ Năm đã chính thức thông báo về thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt.
Fed đã bỏ đi chính sách sớm nâng lãi suất nhằm ngăn lạm phát tăng cao, động thái này chắc chắn sẽ khiến cho lãi suất đồng USD tại Mỹ duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian dài, theo tin từ Wall Street Journal.
Trước mắt, nó sẽ không dẫn đến thay đổi đột biến chính sách bởi thực tế Fed đã thực thi những thay đổi này từ trước thông báo vào ngày thứ Năm.
Việc thông báo thay đổi định hướng chính sách này đánh dấu cho một mốc quan trọng. Nếu cách đây 5 năm, Fed áp dụng chính sách này, chắc chắn Fed đã không áp dụng chu kỳ nâng lãi suất bắt đầu từ cuối năm 2015 sau 7 năm duy trì lãi suất gần 0%.
Đây cũng là lần thay đổi định hướng lãi suất tham vọng nhất của Fed tính từ khi Fed chính thức áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu vào năm 2012.
Trong ngày thứ Năm, với việc phát đi tín hiệu Fed muốn lạm phát tăng nhẹ lên trên ngưỡng 2%, Fed đã cho thấy nguyên tắc ngăn lạm phát vốn được đưa ra làm mục tiêu chính sách trong suốt thế kỷ qua có thể đã không phát huy nhiều tác đụng trong bối cảnh thế giới đồng loạt áp dụng lãi suất thấp.
Việc thay đổi mạnh mẽ định hướng lãi suất là để giải quyết những khó khăn của môi trường vĩ mô lãi suất thấp, lạm phát thấp, năng suất lao động thấp, tăng trưởng chậm và các khó khăn đi kèm, theo tuyên bố của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell. Ông Powell nhấn mạnh: “Chúng tôi thực sự đã phải cố gắng bằng mọi cách giúp ổn định nền kinh tế”.
Đồng USD có thể tiếp tục mất giá nhưng sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ toàn cầu
Đồng USD đã được hưởng lợi khi giới đầu tư tìm đến các tài sản an toàn trước tác động của đại dịch COVID-19, nhân tố đã đẩy đồng bạc xanh lên mức cao nhất trong ba năm rưỡi trong tháng 3/2020.
Tuy nhiên, các nhà chiến lược nhận định đà phục hồi kinh tế của Mỹ chưa chắn chắn, do phản ứng yếu trước đại dịch. Đồng USD cũng chịu tác động từ việc thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt và khả năng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì.
Trong tuần trước, chỉ số USD đã giảm xuống 92,477, mức thấp nhất trong 27 tháng qua, từ mức 102 hồi tháng Ba. Chỉ số này dao động trong khoảng 92-93 trong tuần qua. Trong phiên 24/8, chỉ số USD là 93,15.
Nhà phân tích Patrik Schowitz, thuộc JPMorgan Asset Management, cho rằng thành tích của kinh tế Mỹ so với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Nhật Bản có thể đã không còn được đảm bảo, ít nhất là trong 5 năm tới, do Mỹ phản ứng yếu hơn trước dịch COVID-19. Thêm vào đó, quỹ cứu trợ trị giá 750 tỷ euro (882 tỷ USD) của Liên minh châu Âu đang giúp các nhà đầu tư có niềm tin hơn vào đồng euro.
Nhà chiến lược về nhiều loại tài sản trên toàn cầu này cũng cho rằng lợi thế từ lãi suất thấp đã khiến đồng USD kém hấp dẫn và các nhà đầu tư cân nhắc các khoản tiền gửi bằng các đồng tiền khác. Những yếu tố này sẽ không nhanh chóng thay đổi và đồng bạc xanh có thể sẽ giảm mạnh hơn.
Viện đầu tư BlackRock cũng nhận định đồng USD sẽ vẫn yếu trong tương lai gần, khi các yếu tố khiến đồng tiền này xuống giá gần đây tiếp tục gây tác động. Các nhà chiến lược tại BlackRock cho rằng triển vọng đồng USD có giữ được vị thế là đồng tiền an toàn hay không là một lo ngại khác. Viện này đang cân nhắc các yếu tố như cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Dù vậy, các nhà phân tích nhận xét những lo ngại gần đây rằng đồng bạc xanh sẽ mất vị thế là đồng tiền dự trữ của toàn cầu đã bị thổi phồng. Đồng USD đang xuống giá thậm chí còn yếu hơn nữa, nhưng vị trí là đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng bạc xanh sẽ không thể bị mất.
Nhà kinh tế Jonas Goltermann của hãng nghiên cứu Capital Economics cho rằng, viêc nói đến sự thất thế của đồng USD là quá thổi phồng. Theo ông Goltermann, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại tệ của toàn cầu đã suy giảm trong vài năm qua. Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy, tỷ trọng này giảm từ 64,7% trong quý I/2017 xuống khoảng 62% trong quý I/2020. Trong quý I/2019, con số này ở mức thấp là 60,9%.
Ông Goltermann cho rằng chỉ số USD giảm từ tháng Ba còn là do những nguyên nhân khác, không chỉ do tỷ trọng của đồng tiền này giảm, như lãi suất thấp và những nỗ lực của châu Âu nhằm kích thích nền kinh tế khu vực, điều đã khiến lượng lớn đầu tư được chuyển sang đồng euro. Từ tháng Sáu, đồng USD giảm khoảng 6,6% so với đồng euro.
Ông Goltermann nói thêm cuộc khủng hoảng COVID-19 đã củng cố vai trò là đồng tiền chủ chốt toàn cầu của đồng USD. Ông lưu ý rằng đồng bạc xanh tăng mạnh khi nhu cầu đối với tài sản an toàn gia tăng vào tháng Ba, khi dịch bùng phát tại Mỹ, châu Âu và những nơi khác.
Theo ông Goltermann, điều quan trọng hơn là chưa có một sự thay thế rõ ràng cho đồng tiền USD. Hai nền kinh tế lớn là Khu vực sử dụng đồng euro và Trung Quốc đều nhỏ hơn Mỹ và đồng euro (do các nền tảng chính trị vẫn mong manh) và đồng nhân dân tệ (do Trung Quốc kiểm soát vốn và đặc thù của hệ thống chính trị) vẫn có những thiếu sót lớn để có thể trở thành đồng tiền dự trữ.
Nhà chiến lược đầu tư Sven Schubert tại Vontobel Asset Management cũng cho rằng, đồng nhân dân tệ và euro là hai sự thay thế có thể nhất trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên, không đồng tiền nào là đối thủ cạnh tranh thực sự của đồng USD. Khoảng 50% số hợp đồng thương mại trên toàn cầu hiện vẫn được định giá bằng đồng USD, cho dù Mỹ chỉ chiếm 12% thương mại toàn cầu./.
WTO: Thương mại hàng hóa toàn cầu giảm xuống mức thấp kỷ lục Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 19/8 cho biết, thước đo thương mại hàng hóa của tổ chức này đã chạm mức thấp kỷ lục, cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất. Một cảng hàng hóa ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 19/8 cho biết, thước...