Thương mại hàng hóa xuất siêu 1,29 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm

Theo dõi VGT trên

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.

Thương mại hàng hóa xuất siêu 1,29 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm - Hình 1

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 01/2021 xuất siêu 2,09 tỷ USD; tháng 2 ước tính nhập siêu 800 triệu USD. Ảnh: Q.H

Việt Nam xuất siêu gần 3 tỷ USD

Cụ thể, Tổng cục Thống kê ước tính tháng 2/2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 20 tỷ USD, giảm 29,9% so với tháng trước và giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu là điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; hàng dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép và thủy sản.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính tháng 02/2021 đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 16%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,64 tỷ USD, tăng 31,4%. Trong 2 tháng đầu năm có 11 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Thương mại hàng hóa xuất siêu 1,29 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm - Hình 2

(Ảnh: Nhân Dân)

Video đang HOT

Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản cũng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Rau quả đạt 610 triệu USD, tăng 14,6%; cao su tăng 109,7%; hạt điều tăng 21,5%; chè tăng 9,7% (lượng giảm 1,6%). Ở chiều ngược lại, cà phê giảm 15,7%; gạo giảm 18,3%; hạt tiêu giảm 0,8%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay với kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,5 tỷ USD, tăng 54,3%. Thị trường EU đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,7%. Thị trường ASEAN đạt 4,2 tỷ USD, tăng 6,2%. Hàn Quốc đạt 3,4 tỷ USD, tăng 16,8%. Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 17,3 tỷ USD, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,7%; thị trường ASEAN đạt 5,6 tỷ USD, tăng 18,5%; Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 0,2%; thị trường EU đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,7%; Hoa Kỳ đạt 2,1 tỷ USD, giảm 4,1%.

Không ngừng nâng cao chất lượng con giống cho ngành hàng tôm

Tôm là ngành hàng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu "tỷ đô" cho nước ta, do vậy, công tác quản lý sản xuất tôm giống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thủy sản.

Hiện nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng con giống, từng bước chủ động nguồn cung tôm giống bố mẹ,... đang là những vấn đề đặt ra cho ngành hàng này.

Không ngừng nâng cao chất lượng con giống cho ngành hàng tôm - Hình 1

Từng bước nâng cao chất lượng con giống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hàng tôm. (Ảnh minh họa: BT)

Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất giống tôm nước lợ

Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, với diện tích nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) của nước ta năm 2020 là 738.000ha, nhu cầu tôm giống khoảng 130 tỷ con. Trong đó, gồm 100 tỷ giống tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ giống tôm sú. Số lượng tôm bố mẹ cần đê sản xuất tôm giống là 250.000 con.

Trên cơ sở nhu cầu này, trong năm, cả nước với 2.224 cơ sở sản xuất tôm giống đã sản xuất đáp ứng đủ số lượng con giống trên. Trong đó, khu vực sản xuất trọng điểm tôm giống tại Nam Trung bộ gồm: tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Hàng năm, các cơ sở tại khu vực này cung cấp khoảng 56% số lượng giống tôm nước lợ cho nhu cầu thả nuôi của cả nước. Số còn lại được sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Cà Mau và các tỉnh phía Bắc, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh.

Tôm là ngành hàng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao cho nước ta khi đây là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2020, đạt 3,7 tỷ USD (tăng tới 11% so với cùng kỳ năm 2019), vì vậy, công tác quản lý sản xuất tôm giống nước lợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thủy sản. Tính đến nay, nước ta đã hình thành được các vùng trọng điểm sản xuất tôm giống, bước đầu làm chủ được các công nghệ sản xuất và đã hình thành đội ngũ doanh nhân trong khâu sản xuất tôm giống.

Bên cạnh đó, luỹ kế đến hết tháng 12/2020, Tổng cục Thuỷ sản đã kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (đối với giống bố mẹ) được 16/18 cơ sở sản xuất. Và về kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ), lũy kế đến hết tháng 12/2020 các địa phương đã kiểm tra và cấp được 875/2.224 cơ sở (chiếm 39,3%).

Cùng với việc thúc đẩy sản xuất tôm giống, các cơ quan Trung ương và địa phương đã vào cuộc quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức cá nhân chưa tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ.

Nổi bật, trong giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp chặt chẽ với Cục An ninh Kinh tế Nông, Lâm, Ngư nghiệp (A04) và Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời chủ động phối hợp với Đoàn công tác liên ngành của các tỉnh trọng điểm tiêu thụ tôm giống vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng kiểm tra các phương tiện vận chuyển giống thuỷ sản qua địa bàn các tỉnh. Riêng năm 2020, thông qua việc tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở với hành vi vi phạm chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ đều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản; sử dụng tôm bố mẹ không có nguồn gốc. Số tôm bố mẹ và tôm hậu bị buộc tiêu huỷ, chuyển mục đích sử dụng 15.000 con. Đây là số lượng tôm bố mẹ lớn nhất từ trước tới nay bị tiêu huỷ.

Bên cạnh đó, với việc phối hợp các Đoàn công tác liên ngành, số phương tiện vận chuyển tôm giống bị phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính gồm 28 phương tiện. Số lượng tôm giống buộc tiêu huỷ 10 triệu con.

Trước đó, trong năm 2018 và 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức ký quy chế phối hợp trong quản lý giống tôm nước lợ giữa các địa phương. Kết quả cho thấy, từ khi có quy chế, việc cung cấp thông tin từ các địa phương sản xuất, cung ứng tôm giống đến các địa phương vùng tiêu thụ được kịp thời, giảm rõ rệt số lượng tôm giống không qua kiểm dịch, tôm giống kém chất lượng. Đồng thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nước lợ đã chủ động tự nâng cao chất lượng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Phấn đấu chủ động được nguồn cung tôm giống bố mẹ

Mặc dù hiện nay, số lượng con giống tôm nước lợ đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho nuôi trồng tại nước ta, tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, riêng về tôm bố mẹ, kết quả nghiên cứu, chọn tạo còn rất hạn chế. Tôm bố mẹ hiện phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên, trong nước mới cung cấp được một phần, dẫn đến sản xuất tôm giống bị lệ thuộc.

Bên cạnh đó, thực tế, vào mùa cao điểm thả giống, tại các tỉnh trọng điểm nuôi tôm thương phẩm vẫn còn số lượng lớn tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh Nam Trung bộ không có nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. Đồng thời, nhiều cơ sở chưa được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch. Đây là những cơ sở không đảm bảo điều kiện, cung cấp con giống ra thị trường gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Năm 2021, với việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là tiề.n đề quan trọng để phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên ngành tôm nước lợ của nước ta vẫn phải đối mặt với khó khăn do biến đổi khí hậu dẫn đến những diễn biến phức tạp; hạn hán, xâm nhập mặn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, năm 2021, Tổng cục Thủy sản cho biết, kế hoạch nuôi tôm nước lợ phấn đấu đạt diện tích 740.000 ha (tôm sú 625.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha), sản lượng đạt 930.000 tấn. Trong đó, nhu cầu tôm giống cần khoảng 130 tỷ con, nhu cầu tôm bố mẹ khoảng 250.000 con.

Do vậy, để thực hiện thành công kế hoạch sản xuất tôm nước lợ năm 2021, theo Tổng cục Thủy sản, về chọn tạo tôm bố mẹ, cần nghiên cứu, chọn tạo tôm bố mẹ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) tăng trưởng nhanh, sạch bệnh để chủ động nguồn cung cho các cơ sở sản xuất giống phục vụ cho các vùng nuôi tôm thâm canh. Đặc biệt, tôm bố mẹ có vai trò then chốt trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ, vì vậy, Tổng cục Thủy sản cho rằng, trong nước cần chủ động nguồn tôm bố mẹ để hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Bên cạnh đó, sản xuất giống tôm nước lợ cần đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng phục vụ cho các vùng nuôi tôm thương phẩm từ đàn tôm bố mẹ được gia hóa, chọn tạo trong nước. Các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất tôm giống cần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng để cung cấp cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Và để sản xuất tôm giống nước lợ thành công, Tổng cục Thủy sản đề xuất cần bổ sung và tập trung thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ để hoàn thiện quy trình công nghệ trong khâu chọn tạo và sản xuất tôm giống. Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu hợp tác với các đơn vị khác có uy tín để tiếp cận, nhận chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến, rút ngắn thời gian nghiên cứu, đặc biệt là công nghệ chọn tạo giống. Đi cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các đơn vị nghiên cứu để đưa nhanh sản phẩm vào thực tế sản xuất.

Ngoài ra, Tổng cục Thuỷ sản cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai kiểm tra, thanh tra xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng giống thuỷ sản. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đợt cao điểm kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất và chất lượng tôm giống.

Tổng cục Thủy sản cũng lưu ý tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu, tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ lẻ để tạo nên vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các vùng tiêu thụ để kiểm soát chất lượng tôm giống.

Cùng với các giải pháp trên, các Hội, Hiệp hội, người sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm cần hướng dẫn hội viên tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất giống tôm nước lợ. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xây dựng định hướng chiến lược để thúc đẩy hoạt động sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ phân tích, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân trong chuỗi sản xuất tôm giống.

Mặt khác, cần vận động, tuyên truyền các hội viên áp dụng công nghệ mới để giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng con giống. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả và nắm vững kế hoạch sản xuất để phát triển thị trường đầu ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An
10:26:18 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
15:44:49 04/10/2024
Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?
06:29:31 05/10/2024
An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh
09:59:43 05/10/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng
10:22:35 05/10/2024
Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa
12:48:14 05/10/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"
06:47:13 06/10/2024
Quang Lê 'làm khó', yêu cầu thí sinh 'Solo cùng bolero' hát l.ô t.ô
06:27:22 06/10/2024
Lục Tiểu Linh Đồng được giải oan
06:25:14 06/10/2024
Cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà
06:45:41 06/10/2024
Mới đầy tháng con gái, chồng đã bắt vợ cho gần gũi, anh chồng thất kinh ân hận khi nhìn thấy điều này
08:01:10 06/10/2024

Tin mới nhất

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'

19:00:34 03/10/2024
Cô gái ở Tiề.n Giang bị cô ruột cắt trụi tóc vì không làm đám cưới như đã dự định trước đó. Cơ quan công an đang làm rõ vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Hùng hổ, đạp cửa phòng khách sạn để bắt gian con dâu, nhưng khi nhìn thấy 2 kẻ đang nằm trên giường thì bà tức giận suýt đột quỵ

Góc tâm tình

08:26:52 06/10/2024
Tôi chế.t sững phát hiện con trai mình qua lại với đàn ông. Hóa ra nó giấu tôi cưới vợ là để che giấu bí mật này. Tôi năm nay đã 56 tuổ.i, có một con trai đã lấy vợ được gần hai năm.

Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?

Sao châu á

08:25:56 06/10/2024
Không có bất lợi gì về xuất thân nhưng Từ Tử Kỳ vẫn được cho là hưởng lợi khá nhiều từ sức ảnh hưởng của gia đình chồng trong giới thượng lưu xứ Cảng Thơm.

Người "hại" các Anh Trai Chông Gai trong buổi sáng cuối cùng tại nhà chung

Sao việt

08:22:41 06/10/2024
Máy quay đã ghi lại được khoảnh khắc Tuấn Hưng chính là người âm thầm trùm chăn bí mật đi vẽ lên gương mặt của các anh tài.

Uống nước lá đu đủ hàng ngày có tốt không?

Sức khỏe

08:19:01 06/10/2024
Nước lá đu đủ cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của tóc. Các vitamin, khoáng chất trong lá đu đủ, chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm giúp nuôi dưỡng da đầu, giúp tóc khỏe mạnh.

Một loại trà có tác dụng tăng cường collagen giúp da Lý Gia Hân căng mọng ở tuổ.i U60

Làm đẹp

08:07:35 06/10/2024
Người đẹp rất chuộng các món soup, trà chứa vi cá, tổ yến có tác dụng tăng cường collagen, nhờ đó làn da cũng thêm căng mọng, săn chắc. Người đẹp còn hay làm món trà long nhãn, táo đỏ giúp an thần, ngủ ngon, bồi bổ khí huyết.

Love Next Door tập 15: Đôi trẻ bị chia cắt vì "đại chiến sui gia", Jung Hae In bất chấp tất cả để ở bên người yêu

Phim châu á

06:41:20 06/10/2024
Trong khi mối quan hệ của đôi trẻ ngày càng trở nên mặn nồng thì hai bên gia đình lại căng như dây đàn vì mâu thuẫn.

Nếu thấy loại rau này, hái ngay về làm 2 món ăn giòn ngon, lạ miệng lại giúp tăng miễn dịch, đào thải độc tố, thanh nhiệt...

Ẩm thực

06:30:13 06/10/2024
Ngoài việc chế biến thành món rau xào, nấu canh xương, bạn có thể khám phá hương vị độc đáo của rau bồ công anh thông qua các công thức dưới đây.

Lady Gaga bỏ lối diễn phô trương để đóng 'Joker: Folie à Deux'

Hậu trường phim

06:25:39 06/10/2024
Khi ra mắt bom tấn Joker: Folie à Deux hôm 4.10, Lady Gaga giới thiệu đến khán giả nhân vật khác lạ Lee Quinzel, người tình của Joker trong truyện tranh DC.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

Thế giới

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.