Thương mại điện tử đưa hàng hóa Việt Nam kết nối với thị trường thế giới
Để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, hiện nay, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có tốc độ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới nhanh nhất thế giới. Với doanh thu thương mại điện tử B2C (kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng) toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Để hàng hóa Việt Nam kết nối hiệu quả với thị trường toàn cầu, ngoài những giải pháp từ cơ quan quản lý thì mấu chốt là các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.
Về phía doanh nghiệp, ông Trần Đức Chung, Giám đốc Công ty TNHH Vinescraft (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) chia sẻ, trước đây, phương thức xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu là tiếp cận với các nhà nhập khẩu, hoặc các trung tâm phân phối, cá nhân, cửa tiệm. Cách đây 5 năm, doanh nghiệp bắt tay vào việc đưa hàng lên kênh thương mại điện tử Amazon. Thời điểm này, thông tin về kênh phân phối này tại thị trường Việt Nam là chưa nhiều. Mất 2 năm tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ cũng như tìm hiểu cách bán trên sàn thương mại điện tử Amazon.
Với sự mày mò và phát triển, đến thời điểm này, mỗi ngày doanh nghiệp có khoảng 300 – 500 đơn hàng. Trên Amazon các đơn hàng giá trị 50 USD trở lại là các đơn hàng dễ bán. Hiện nay, các đơn hàng của doanh nghiệp có giá từ 19 – 40 USD/đơn.
Video đang HOT
Thương mại điện tử đưa hàng hóa Việt Nam kết nối với thị trường thế giới. Ảnh minh họa.
Chia sẻ kinh nghiệm từ chính doanh nghiệp mình, ông Trần Đức Chung cho rằng, bất kỳ nền tảng nào đều có những điểm lợi thế và hạn chế. Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là tìm kiếm sự phù hợp giữa doanh nghiệp và sàn thương mại điện tử xuyên biên giới mà mình sẽ tham gia từ đó thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể xuất khẩu được sản phẩm qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới cần có sự thích nghi với sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, chính sách của sàn. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể thành công.
Ngoài ra, doanh nghiệp khi tham gia sàn thương mại điện tử cần tìm hiểu các quy định, cách thức để có thể xuất khẩu đúng tiêu chuẩn của Amazon, cách thức vận chuyển, thủ tục mở gian hàng, thời gian giao nhận hàng… Tất cả những yếu tố này đều tác động lên giá thành của sản phẩm.
Theo số liệu cung cấp bởi Amazon Gloabal Selling Việt Nam, hiện đã có hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đưa qua kênh thương mại điện tử này với doanh thu năm 2020 vượt mốc 1 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2019.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp tăng số lượng đơn hàng, doanh thu trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới không phải là dễ dàng, mà còn gặp không ít những khó khăn. Đó là làm thế nào để phát triển thương hiệu của mình, nâng cao nhận diện với người mua nước ngoài, đồng thời giảm chi phí giao hàng vì sản phẩm bán online thường có giá trị không lớn.
Ông Gijae Seong, Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và đa dạng hóa kênh bán hàng. Bên cạnh đó, cần thích ứng với những thay đổi từ nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ dựa theo đánh giá. Cuối cùng là mở rộng kênh bán hàng xuyên biên giới, mang hàng Việt ra thế giới.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tới đây Hà Nội sẽ tổ chức một cuộc xúc tiến riêng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề của Hà Nội vào kênh thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon.
Sở kỳ vọng qua các đợt hỗ trợ như tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hiểu rõ và nắm bắt được những quy trình, thủ tục, các quy định, đồng thời thường xuyên làm mới sản phẩm của mình trên hệ thống. Từ đó, có thể gây được sự chú ý và phản hồi tích cực của người tiêu dùng trên thị trường thế giới.
Amazon báo cáo doanh thu Quý I/2021 đạt 108,5 tỷ USD
Amazon vừa báo cáo doanh thu Qúy I/2021 đạt con số kỷ lục 108,5 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái lên 8,9 tỷ USD.
Dự đoán của các nhà phân tích tài chính về lợi nhuận của Amazon trong quý đầu tiên của năm 2021 là 104,5 tỷ USD, tuy nhiên con số thực tế theo báo cáo của Amazon cao hơn 3,8% đạt con số kỷ lục 108,5 tỷ USD.
Amazon báo cáo doanh thu Quý I/2021 đạt 108,5 tỷ USD.
Trong đó, Doanh thu của Amazon Web Services (AWS) trong quý là 13,5 tỷ USD, cao hơn 3,1% so với ước tính 13,1 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của AWS là 30,8%. Hai mảng dựa trên thương mại điện tử của Amazon có lợi nhuận hoạt động tổng hợp chỉ 4,9%. Với một USD doanh thu từ AWS gia tăng sẽ tăng tổng lợi nhuận hơn nhiều so với một USD doanh thu thương mại điện tử bổ sung.
Amazon đã đưa ra hướng dẫn về quý 2/2021 trong bản công bố thu nhập quý 1/2021. Amazon dự đoán doanh thu sẽ đạt từ 110,0 tỷ USD đến 116,0 tỷ USD, thể hiện mức tăng so với cùng kỳ năm trước từ 24% đến 30%.
Amazon dự kiến rằng thu nhập hoạt động sẽ từ 4,5 tỷ đến 8,0 tỷ USD, so với 5,8 tỷ USD trong quý 2/2020. Dự báo này giả định khoảng 1,5 tỷ USD chi phí liên quan đến COVID-19. Các giả định quan trọng khác là Prime Day sẽ diễn ra vào quý 2/2021 và sẽ không có thêm hoạt động mua lại doanh nghiệp, đầu tư, tái cơ cấu hoặc dàn xếp pháp lý nào trong quý 2/2021.
Amazon cho biết sẽ đặt mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025, giảm 5 năm so với mục tiêu trước đó vào năm 2030. Tại thị trường Ấn Độ, Amazon đặt mục tiêu đưa 100.000 xe điện để giao hàng vào năm 2030, trong đó 10.000 xe sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU: Chinh phục thị trường bằng chất lượng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang mở ra triển vọng cho hàng hóa Việt Nam chen chân vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, để xâm nhập sâu và chiếm lĩnh thị trường EU, các DN Việt Nam phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, coi đây là chìa khóa hiện...