Thượng Lũng xanh
Cứ nghĩ giữa trưa hè oi nồng bất chợt được hòa mình vào giữa miền xanh của đất trời Thượng Lũng ta sẽ thấy bao nhiêu ngột ngạt nóng bức trong người bỗng nhiên lại được xua tan.
Dường như đã trở thành một thói quen “ xê dịch”, mỗi lần trở về vùng đất Thượng Lũng (tên gọi xưa của xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, năm 1950, Thượng Lũng là một trong bốn xã từng được Bác Hồ viết thư khen ngợi tinh thần hăng hái tham gia ủng hộ kháng chiến), tôi thường hay một mình lang thang tới các bản làng vẫn đang còn nằm ẩn mình trên những đồi cây hoặc xen giữa những nương ngô, ruộng lúa, bãi lạc ở mãi trong thung sâu, phía sau dải núi uốn lượn ngoằn nghèo bên các dòng suối trong veo gập ghềnh đá sỏi phủ rêu xanh biếc để được thả mình vào cái không gian yên bình, mát mẻ, dịu dàng tưởng như đang là một
Bản làng ẩn hiện giữa một màu xanh trập trùng của núi đồi, ruộng, nương
vật hiếm còn xót lại của trời đất giữa cái thời buổi con người đang thi nhau dùng mọi thủ đoạn để chặt rừng, bạt đồi, phá núi, ngăn sông và khoác cho hành vi ấy với biết bao mỹ từ quan trọng như nâng cao, phục vụ chất lượng cuộc sống của con người, giúp cho xã hội ngày càng hiện đại và văn minh. Nhưng hỡi ôi cái sự tước đoạt, cưỡng ép, thậm chí là bức tử người mẹ vĩ đại của sự sống ấy bằng cách tàn phá, cướp bóc, hủy hoại tự nhiên một cách vô lối và tàn nhẫn như thế thì con người chưa kịp làm cho cuộc sống của mình tiến lên hiện đại và văn minh bao nhiêu thì đã tự mình dẫn đến biết bao hậu họa cho chính đồng loại. Những hạn hán, lũ lụt, động đất và cả những sự thay đổi bất thường của bầu khí quyển chẳng còn phải xa lạ mà đâu đó đang dần được hiện hữu trên chính đất nước này. Sông Hồng và sông Cửu Long là những mạch nguồn chở nặng phù sa từng làm nên hai đồng bằng châu thổ phì nhiêu với những cánh đồng bất tận, thẳng cánh cò bay ở hai đầu đất nước nhưng nay cũng đang dần hết “đỏ” và ngày càng khô cạn, nhiễm mặn. Và có biết bao trái núi, quả đồi, cánh rừng chưa kịp hồi sinh bởi bom đạn của chiến tranh thì lại bị mìn nổ, máy san mù mịt khói bụi của những dự án khai thác đất đá mà phá núi, ủi đồi, chặt rừng điên loạn …
Sống chậm, thả hồn giữa dòng suối nước trong xanh biếc
Những tưởng như thế nên mỗi lần lạc bước giữa không gian tràn ngập một màu xanh trập trùng ở Thượng Lũng với những núi xanh, đồi xanh, ruộng xanh và cả xanh dòng nước suối thì bảo sao ta không khỏi sung sướng, thích thú; nhất là mỗi khi được mở toang lồng ngực để thỏa thuê hà hít, đón nhận bầu dưỡng khí quá đỗi tươi mát, khoáng đạt, trong lành khiến cho cả tâm thân được chìm đắm trong những khoảnh khắc an nhiên, thư thái khác xa với cái oi nồng, bức bối bởi sự ồn ào, bụi bặm làm cho ngột ngạt đến khó thở ở chốn phố phường đầy inh ỏi, huyên náo.
Video đang HOT
Cứ nghĩ giữa trưa hè oi nồng bất chợt được hòa mình vào giữa miền xanh của đất trời Thượng Lũng ta sẽ thấy bao nhiêu ngột ngạt nóng bức trong người bỗng nhiên lại được xua tan. Cái sắc màu của lá xanh như đang được lan rộng theo các triền núi với những cây rừng, suối nước trên khắp miền Thượng Lũng kia dường như vừa hạ nhiệt được cái hầm hập của khí trời rực lửa vừa làm cho cái ánh thứ sáng chói chang, gắt gỏng khó coi của ông mặt trời trở nên dịu dàng trong một sắc nắng tựa như chuyển màu thiên thanh. Màu xanh của Thượng Lũng hòa vào trong nắng hè làm cho tất cả cứ mọi thứ như thể đang tan chảy và tràn ra lênh láng, tươi mát trên khắp núi rừng; lung linh trên những bờ tre, ngọn cọ; rung rinh trên những hoa ngô; lấp lánh trên những ruộng lúa vừa bước qua thì con gái đang chuẩn bị cúi đầu, uốn câu hứa hẹn một mùa vàng trĩu quả đang đến. Sắc màu của cây lá xanh biếc ấy bao trùm lên khắp bản làng giống như những chiếc khăn choàng từng tầng từng lớp ôm ấp, quấn quanh những nếp nhà sàn mà tôn lên cái màu cũ kĩ tựa như cổ tích của những mái cọ; làm cho những sóng lúa nhấp nhô đung đưa trong gió trên các thửa ruộng cũng trở nên mềm mại, êm mượt, óng ả như những thảm lụa trong mỗi cơn gió thoảng.
Màu xanh tươi mát, yểu điệu của trời đất núi rừng Thượng Lũng cứ như thế thì bảo làm sao người ta không khỏi bị phải lòng, mê luyến cho được.
Trở về với Thượng Lũng xanh ta như được đắm mình vào trong thiên nhiên hoang sơ để có thể rũ bỏ những cuồng quay của công việc bộn bề từng làm cho tâm trí không khỏi có lúc bị căng lên, thân xác nhiều khi phờ phạc đến mệt nhoài. Những núi đồi xanh ngát, những đồng ruộng xanh tươi, những cây cỏ xanh biếc của nơi ấy vô tình đã trở thành một chốn thanh an, một sinh thái trong lành đủ sức tái tạo tâm thân, khiến cho tâm hồn con người có thể trở nên nhẹ nhõm, thư thái và tan đi hết mọi ưu phiền, mệt mỏi. Và cái sinh thái trong lành Thượng Lũng ấy cũng chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nơi sống chậm trong tôi, một chốn thanh an để thi thoảng lại tìm về “khất thực”.
Cái chốn thanh an ấy ma mị bởi một màu xanh biếc đầy mê luyến với những mây núi và khói chiều chờn vờn lúc nào cũng huyền ảo như một bức bích họa khiến cho chẳng phải chỉ có mình tôi mà đã có không ít người như bị bỏ bùa mê, lâu ngày không về là lại thấy nhớ, đi xa là cứ thấy thấp thỏm, mong ngóng ngày được trở về. Thú thực nhiều lúc mệt mỏi bởi những trăm công nghìn việc của cuộc đời mưu sinh trong lòng đã không ít lần muốn được đi về Thượng Lũng. Chốn an lành ấy đã không ít lần khiến lòng tôi nhắc nhỏm, thúc giục như thể thầm tự nhủ là phải về sớm đi chứ. Về để được đặt đôi chân trần nhỏ bé với những bước đi chậm rãi trên bờ bãi, núi đồi của một miền sơn cước bao la xanh mát. Về để hít hà vị thơm của hương lúa non, của mùi hoa bắp. Về để cho đôi tai được lắng nghe những thanh âm thánh thót, vang vọng của tiếng chim líu lo đang va đập vang vọng vào trong vách núi. Về để nghe tiếng róc rách mát lạnh vang lên từ những mó nước đơn sơ treo bên sườn núi và tràn ra lênh láng trên khắp nẻo đường. Về để cho con mắt được ngắm nhìn một lọn khói lam chiều đang nhè nhẹ vấn vương trên từng mái cọ thâm nâu của những nếp nhà thấp thoáng ẩn hiện giữa bao la của màu xanh cây lá…
Cứ vậy mà da diết đến khôn nguôi. Một màu xanh tươi mát của Thượng Lũng lúc nào cũng mời gọi, cũng như thúc giục trong lòng. Như thế bảo sao ta có thể nào dứt được, có thể bỏ đi mà không về được chứ!
Phải lòng sông Gâm
Với phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hòa quyện, được mệnh danh là "vịnh Hạ Long trên cạn", sông Gâm trở thành chốn thiên đường mới của những ai mê xê dịch.
Sông Gâm à, người ta thường nói "gặp nhau một lần là duyên, hai lần là nợ... ba lần là định mệnh", vậy là chúng ta có nợ với nhau rồi, khi chưa quá sáu tháng kể từ lần đầu biết nhau mà đã nôn nao chờ ngày gặp lại.
Nhắc đến vùng rẻo cao Đông Bắc, chắc chắn trong ký ức nhiều người sẽ là những cung đường dốc đá tai mèo chênh vênh, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, những ngôi nhà trình tường cổ kính... hay các bé gái người Mông, Thái xinh xắn trong trang phục dân tộc đầy màu sắc.
Ở đó, du khách được thả mình bên dòng sông êm dịu, hai bên là vách núi đá vôi với nhiều hình thù kỳ lạ; chiêm ngưỡng những ngọn thác hùng vĩ... Với phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hòa quyện, được mệnh danh là "vịnh Hạ Long trên cạn", sông Gâm trở thành chốn thiên đường mới của những ai mê xê dịch.
Sông Gâm là một phụ lưu của sông Lô, bắt nguồn từ Quảng Tây (Trung Quốc) chảy vào miền Bắc Việt Nam. Trên đất Việt, sông Gâm có chiều dài khoảng 217km, quanh co chảy qua địa giới tỉnh Hà Giang. Đến đây, con sông len lỏi nhận thêm nước của dòng Nho Quế từ Lũng Cú, rồi buông mình theo hình cánh cung hòa vào dãy núi đá phiến thạch anh của tỉnh Bắc Kạn và gần 99 dãy núi đá vôi trùng điệp của Tuyên Quang (đoạn Na Hang, Lâm Bình) để tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ giữa nơi sơn cùng thủy tận.
Trong lần trở lại vào đầu mùa hè này, tôi được trải nghiệm cung đường độc đạo từ bến thủy huyện Bắc Mê (Hà Giang) về huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) với hơn sáu giờ di chuyển bằng thuyền. Để đến được bến Bắc Mê, chúng tôi đi đường bộ qua các cung đường đèo quanh co, những vực núi đá nguy hiểm.
Giữa cái nắng oi bức của miền Bắc, dọc đoạn đường xuống bến thuyền (khoảng 800 mét), du khách sẽ được chào đón bởi nhiều đàn bướm trắng lượn lờ quanh chân. Chúng bay dập dìu trên những bụi cây dại, rồi dần mất hút phía bên kia sườn núi.
Lên thuyền, bắt đầu hành trình xuôi dòng sông Gâm, tôi được chào đón bởi những điệu hát Then của các bé gái dân tộc Tày và hòa mình vào những câu chuyện, vào nguồn cội văn hóa của các dân tộc sống ở đôi bờ sông Gâm (Tày, Mông, Dao, Nùng...) qua các câu hát, cung đàn, truyền thuyết, món ăn...
Nhìn về phía trước hay hai bên bờ, bạn sẽ thu vào tầm mắt hình ảnh những ngọn núi đá đang vào mùa cạn trơ nước (từ tháng Hai đến tháng Chín) làm lộ ra nhiều hốc đá, cù lao muôn hình muôn vẻ hay các ngọn núi phân thành từng tầng, bên trên phủ cây cối xanh rì, lớp lớp thực vật phong phú...
Đặc biệt hơn, ngoài cảnh quan rừng, núi, thiên nhiên cũng đặc biệt ưu ái khi "sắp đặt" nơi đây những con thác hùng vĩ như Nậm Me, Khuổi Pín, Khuổi Nhi, Khuổi Súng hay các cọc đá độc đáo như Vài Phạ... Các địa danh trên gắn liền với nhiều huyền thoại về tình yêu, con người và thiên nhiên. Đặc sắc nhất, có lẽ là câu chuyện về cọc Vài Phạ (cọc buộc trâu trời) nằm sừng sững ở đoạn xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) gắn với truyền thuyết về chàng Tài Ngào khỏe mạnh đắp đập, ngăn nước cho dân bản. Đến đây, bạn có thể đặt một tay lên cọc Vài Phạ (nữ tay phải, nam tay trái) và thành tâm ước nguyện về sức khỏe, bình an.
Tiếp tục hành trình, tôi dừng chân tại thác Khuổi Nhi - đoạn vào lòng hồ Na Hang thuộc huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) - một con thác vừa được đưa vào khai thác du lịch, vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Thác Khuổi Nhi xếp thành từng tầng. Muốn lên được đoạn cao nhất, du khách phải đi bộ, men theo các vách đá. Trải nghiệm này mang lại cảm giác khá mạo hiểm. Điều đặc biệt ở Khuổi Nhi gây ấn tượng mạnh với tôi là có một điểm như ranh giới vô hình phân tách hai khu vực. Cách nhau chỉ một bước chân, đoạn từ bến thuyền lên thác, một bên tiết trời 37 0C, một bên chỉ xấp xỉ 28 0C.
Tại thác Khuổi Nhi, tôi được trải nghiệm câu cá, tắm thác, cho cá rỉa chân, nấu nướng ven hồ, cắm trại, chèo thuyền kayak... Bên tai là tiếng thác ầm ì, nước đổ dữ dội ở những đoạn thoải có độ dốc lớn tạo thành một chiếc máy phun sương mát lạnh khổng lồ. Con thác được ví như người phụ nữ khi yêu "trút giận" vào người tình của mình - sông Gâm - sau bao ngày xa cách. Bên dưới, "chàng" sông Gâm vẫn nhu hòa đón nhận cơn thịnh nộ của người tình - thác Khuổi Nhi - trước sự chứng kiến đầy bất ngờ của du khách.
Gửi ước nguyện nơi cọc Vài Phạ
Suốt chuyến đi, ngoài tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với nét văn hóa của nhiều dân tộc sinh sống ở đôi bờ sông Gâm, tôi còn được trải nghiệm ẩm thực vùng cao Đông Bắc với thịt lợn bản, gà đồi, cá suối hay món bánh dày nhân mè đen, vỏ bánh được làm dẻo quẹo, nhân mè ngọt thanh. Đặc sắc nhất là cá lăng được nuôi ở hồ Na Hang với thịt chắc nịch, ngọt lịm; uống cùng rượu ngô, rượu men lá cay nồng... như đánh thức mọi giác quan của du khách.
Tôi kết thúc chuyến đi ở huyện Lâm Bình khi trời nhá nhem tối. Nếu đến đây vào buổi tối, có thể bạn sẽ được thưởng thức tục nhảy lửa của bà con dân tộc Pà Thẻn - một tục cúng truyền thống diễn ra từ giữa tháng 10 âm lịch đến tháng Giêng năm sau cầu cho mùa màng bội thu, dân làng gắn kết.
Một ngày nào đó khi quay cuồng với cuộc sống nơi phố thị, dán mắt vào màn hình máy tính, bên tai cứ vang vang tiếng còi xe... có thể bạn sẽ chợt nhớ về một buổi chiều dịu mát ngồi bên mạn thuyền, nhẹ lướt qua những hàng cây, núi đá. Nơi đó chỉ có những đám mây, cơn gió đùa giỡn quanh năm. Rồi bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ tênh, quên hết mọi muộn phiền.
Đặt lại tình yêu ở đây nhé sông Gâm - mảng ký ức tươi đẹp của mùa hè. Nếu là "định mệnh", chúng ta sẽ lại gặp nhau.
Đẹp mê mẩn mùa hoa ban nở trắng núi đồi, thời điểm lý tưởng du lịch Điện Biên Tháng 3, tháng 4 là thời điểm lý tưởng để du lịch Điện Biên, nhất là khi khắp các bản làng, núi đồi, cung đường, góc phố được phủ sắc hoa ban trắng muốt, tinh khôi. Hoa ban bung nở ở nhiều tuyến đường, làng bản ở Điện Biên (Video: Linh Trang - Xuân Quý) Từ giữa tháng 3, hoa ban bắt đầu...