Thương lắm cà na
Hồi tôi còn nhỏ, nội tôi nói: Xã Long Thắng, H.Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là nguồn gốc của trái cà na. Bởi thế mới có câu ca dao: “Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho “vùa” cà na”.
Mỗi lần về thăm quê bên Đồng Tháp, nội thường mua cà na ngâm nước muối đường về làm quà cho con cháu.
Hiện nay cà na có mặt khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với các lợi thế: bộ rễ bám đất rất chắc, mọc tự nhiên và phát triển rất tốt cạnh các con sông rạch mà không cần phải chăm bón bằng bất kỳ loại phân, thuốc nào.
Video đang HOT
Nội tôi kể: Mùa cà na hằng năm bắt đầu vào khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch, khi mùa nước nổi về. Cà na cho trái khoảng gần 2 tháng. Trái sống vỏ màu xanh đậm, vị chát; trái chín có màu vàng nhạt, vị chua.
Cà na mua về rửa sạch, chà dập trái để loại bỏ vị chát bên trong và tăng độ mềm dai của chúng. Sau đó, cà na được để ráo và tiến hành ngào với đường cát trắng để có hương vị thơm ngon vừa chua, vừa ngọt. Một cách khác là ngâm với nước muối đường.
Bây giờ đi đâu trong đầu mùa lũ cũng thấy cà na miền Tây, nhất là ở các chợ, trường học, khu dân cư, bến xe, bến tàu, quán nhậu… Ngoài các điểm bán cố định, cà na còn được các xe hàng rong bán lưu động trên đường phố, tất nhiên giá sẽ “nhỉnh” hơn. Loại hình mua bán thứ 3 cũng đang rất phổ biển, đó là bán cà na qua “mạng”.
Chỉ cần một lời nhắn trên mạng là đã có “síp pơ” mang đến tận nhà với những trái cà na no tròn, hấp dẫn, được đặt trong các lọ nhựa, kèm theo một túi muối ớt đỏ rực, chỉ nhìn thôi đã đủ… chảy nước miếng. Đơn giản, dân dã, gần gũi, những trái cà na đến rồi lại đi và để lại hương vị quê hương chân chất, nhất là với những người đã sống và lớn lên bên cạnh những cây cà na quê mùa, như một lời nhắc nhở:
Quê hương mỗi người chỉ một. Thương lắm cà na ơi!
Theo Thanhnien
Khế chua trộn cá cơm khô
Vị mặn mòi của cá cơm khô và của mắm quyện với vị chua dịu của khế hòa cùng vị ngọt của đường ngon khó tả thành lời.
Gỏi khế trộn cá cơm ăn kèm bánh tráng nướng
Đĩa gỏi khế chua trộn cá cơm khô được "ưu ái" trong bữa cơm, là món để cha chú lai rai với dăm ly rượu quê sau ngày lao động vất vả.
Những chùm khế chua mọng nước ẩn dưới tán lá như lẩn tránh nắng hè. Trẻ quê quây quần dưới gốc, đứa nhỏ chạy vào nhà giã chén muối ớt, đứa lớn leo lên cây hái dăm quả chia nhau. Cả bọn háo hức đón lấy quả, rửa sạch, tách từng múi khế chấm muối ớt rồi cho vào miệng và xuýt xoa, nhíu mày vì chua và cay.
Dạo sang nhà hàng xóm xin vài trái khế chua gần chín về rửa sạch rồi dùng dao xắt lát dọc, vắt sơ cho ráo nước để giảm bớt vị chua. Cá cơm khô cho vào chảo rang vừa chín thì nhấc xuống bếp. Cho đường, bột ngọt vào chén cùng vài muỗng nước mắm, thêm ít nước sôi để nguội rồi khuấy đều. Cho thêm ít ớt và tỏi xay nhuyễn vào nước mắm để trộn với khế và cá cơm khô.
Sau đó, cho khế chua với cá vào thau nhựa và đổ nước mắm vào rồi trộn đều, rắc ít tiêu xay nhuyễn, dùng vá múc ra đĩa là đã có món gỏi đậm đà hương vị. Đĩa gỏi dân dã trông thật bắt mắt khi điểm thêm vài lát ớt chín đỏ cùng rau thơm xanh mướt.
Khế gần chín chua dịu quyện với vị mặn mòi của cá cơm khô hòa cùng vị ngọt của đường lẫn với vị cay của ớt và tiêu lưu mãi nơi đầu lưỡi. Con trẻ hít hà vì cay nhưng luôn miệng khen ngon, đưa chén xin bới thêm cơm. Gỏi khế chua trộn cá cơm khô ăn kèm với bánh tráng nướng giòn thêm phần phấn khích.
Chiều nhạt nắng, cha cùng vài người bạn rôm rả chuyện trò bên đĩa gỏi với dăm ly rượu quê sau cả ngày lao động vất vả trên đồng làng.
Theo Thanhnien
Chua ngọt bứa rừng Vị chát từ lớp vỏ quyện vị chua lẫn ngọt của những múi bứa tan trong miệng, tạo nên dư vị khó phai. Mỗi độ thu về, tôi thường hoài niệm về ngày xa với gương mặt thơ trẻ rạng ngời, tay nâng niu những quả bứa rừng... Bóc lớp vỏ bên ngoài lộ ra những múi bứa trông thật bắt mắt Quê...