Thương lắm bữa cơm nhà!
Xã hội phát triển, người ta có nhiều lựa chọn hơn những bữa cơm gia đình. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì bữa cơm do những người thân nấu cho nhau ăn vẫn mang lại chất keo gắn kết gia đình không gì thay thế được.
Một trong những bữa cơm nhà mà chị Trịnh Thúy ở Hà Nội nấu cho chồng con hàng ngày.
Bữa ăn của gắn kết và yêu thương
Những nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ mọc lên ở khắp nơi với đủ mọi mức giá, những ứng dụng đặt thức ăn mang đến nhà nhanh gọn nhẹ, cuộc sống bận rộn… chừng ấy lý do đã khiến nhiều gia đình dần xa rời bữa cơm nhà. Như vợ chồng anh Nguyễn Văn Anh, anh là giám đốc một công ty vật liệu xây dựng ở đường Trường Chinh, quận Tân Bình, chị làm kế toán trưởng một công ty nhà nước, cuộc sống bận rộn khiến họ cho bữa cơm nhà là “thứ yếu”.
Thời gian ở nhà ít ỏi, mà nếu có còn phải giành cho những việc khác đáng ưu tiên hơn, như xem tivi, như lướt web, nghe nhạc… Có khi, mấy tuần cả nhà họ mới dùng cơm chung một lần. Hai đứa con đang học cấp hai được cấp thẻ tín dụng hạn chế, muốn ăn gì, mua gì đều có thể sử dụng được trong giới hạn.
Đối với họ, cuộc sống ấy là tự do, là hoàn toàn bình thường. Cho đến khi chị chứng kiến gia đình một người bạn, cũng khá thành đạt cùng nhau ăn bữa cơm nhà. Không khí thật thân mật, bữa cơm ấm cúng với cuộc trò chuyện không đầu không đuôi nhưng rôm rả. Và ánh mắt ai cũng lấp lánh niềm vui. Chị nhận ra rằng cả gia đình chị dường như đã “lạc” mất nhau, đã sống rời rạc thiếu gắn kết. Có lẽ, vì mỗi ngày họ không có thời gian để ngồi bên nhau như thế.
Nhịp sống càng hiện đại, càng hướng đến tự do cá nhân người ta càng dễ đứt kết nối với những người chung quanh, với gia đình mình. Có không ít người phụ nữ hiện đại hô hào kêu gọi “giải phóng” bản thân ra khỏi ràng buộc của chuyện cơm nước chồng con hằng ngày. Có những cô gái trẻ lên mạng bày tỏ quan điểm rằng chỉ đồng ý lấy người đàn ông nào không bắt mình nấu nướng.
Thế nhưng, họ không biết, chính điều này lại là sự thiệt thòi họ đã tạo ra cho mình. Một khi có tình yêu thương, việc nấu những bữa cơm ngon cho gia đình không phải là gánh nặng mà là niềm đam mê và hứng khởi. Và mỗi bữa ăn chính là một viên gạch góp phần xây đắp hạnh phúc cho cả nhà. Có gì hạnh phúc hơn khi được nấu nướng bữa ăn ngon cho những người mình yêu thương?
Video đang HOT
Bữa cơm nhà rất quan trọng, bởi đó là khoảnh khắc hiếm hoi mà cả gia đình tụ họp bên nhau sau 1 ngày dài mệt mỏi với công việc, với học hành. Là thời điểm để gắn kết và sẻ chia. Mất đi những bữa cơm như thế, người nhà trở nên xa lạ, rời rạc là điều dễ hiểu.
Cơm nhà đâu có khó khăn
Nhiều người thường nại cớ bận rộn và ti tỉ lý do khác để bỏ qua bữa cơm nhà. Thực tế, “cơm nhà” không cần phải cầu kì và tốn nhiều công sức, nếu người ta thực sự mong muốn.
Như kinh nghiệm mà chị Trịnh Thúy ở Hà Nội chia sẻ. Tiêu chí của chị là sạch, dinh dưỡng, không cầu kì. Cạnh đó, còn có yếu tố tiết kiệm, cân đối được thu chi gia đình. Bữa cơm nhà có thể đáp ứng được tất cả mong muốn ấy. Hơn thế, cơm nhà hoàn toàn có thể được thực hiện rất nhanh chóng, không hề cầu kì tốn thời gian.
“Vì đi làm về mới đi chợ mua đồ nấu cơm nên mình thường mất khoảng 1h để hoàn thành bữa cơm. Mình thường hạn chế tiền để đi chợ trong khoảng 150-200 nghìn cho 1 bữa cơm, nhưng cũng có hôm hứng lên thì sẽ vượt mức chi tiêu. Hoặc cuối tuần nấu những món cầu kì thì sẽ nhiều hơn”, chị Thúy chia sẻ.
Còn như chị Phan Lệ Hoa ở Long An thì cho biết, cả hai vợ chồng đều là công chức, đi làm về chia nhau việc ra mà làm, anh đi đón con, chị đi chợ. Mua thức ăn về rồi anh lo đi tắm cho con, chị nấu nướng đơn giản. Đến khi cả nhà ngồi vào bàn ăn bữa ngon lành chỉ mới 6h30 tối. “Theo mình, bảo đảm cho cả nhà có bữa cơm nóng sốt mỗi chiều không khó khăn gì cả. Chủ yếu là sắp xếp thời gian hợp lý, cả nhà chia sẻ công việc với nhau”.
Không chỉ có cơm nhà tại gia, cô gái Thảo Nguyên, 26 tuổi ở Hà Nội còn giúp chồng có bữa “cơm nhà” tươm tất ngay tại nơi công sở anh làm việc. Buổi sáng, cô dậy sớm, làm bữa cơm nóng sốt gồm 1 mặn, một xào, 1 canh và đặt vào trong hộp giữ nhiệt cho chồng. Tráng miệng thì có nước ép trái cây.
Cứ thế, trong khi ở chỗ làm ai cũng ăn qua quấy những bữa cơm ngoài thì chồng Thảo Nguyên lại tự hào thưởng thức những bữa cơm vợ nấu trong con mắt thán phục của đồng nghiệp. Nhiều người hỏi như thế có đèo bòng, cực khổ quá không thì Thảo Nguyên trả lời, cô thấy hạnh phúc khi nấu cho chồng những bữa ăn như thế.
Vả lại, chồng cô cũng rất chịu khó việc nhà, chăm sóc vợ, con. Mỗi người chịu khó một chút, hy sinh cho nhau một chút không toan tính thì tình gia đình mới bền vững, mới gắn bó keo sơn.
Bởi thế, cơm nhà không chỉ là một bữa cơm, thức ăn vật chất. Cơm nhà là chất keo gắn kết, là món ăn tinh thần mà mỗi thành viên trong gia đình cần phải được thụ hưởng, được nuôi dưỡng mỗi ngày.
Bữa cơm gia đình là nơi tình yêu thương gia đình lên ngôi
Một nhà thơ đã viết về bữa cơm gia đình như thế này: “Cơm ai xới hạt dẻo mềm/ Câu mời mát ngọt lời em đượm tình/Miếng ngon anh gắp cho mình/Chứa chan chồng vợ lung linh mắt cười…”.
Tình yêu thương gia đình đọng lại ở những cử chỉ thân ái, săn sóc, chở che, cảm hóa, cảm mến nhau không ngừng nghỉ. Cho dù những lo toan gánh vác và trắc trở họ vẫn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Sự sẻ chia trong sinh hoạt gia đình, trong đời sống vợ chồng không cứ gì phải to tát. Nó nảy nở giao tiếp qua lại bình dị trong bữa ăn, giấc ngủ, trong lời ăn tiếng nói.
Theo Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ VH-TT&DL ban hành, tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây vô hình gắn bó con người tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc.
Giữ bền sợi dây tình cảm, giữ mãi nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng yêu thương và chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình. Và một trong những nơi chốn để thực hành điều đó là những bữa cơm gia đình.
Bữa cơm gia đình rất quan trọng, đàn ông đừng xem nhẹ nữa
Người ta nói rằng một gia đình bất hạnh thì có muôn vàn kiểu nhưng gia đình hạnh phúc thì chỉ có một dạng. Bữa cơm gia đình của họ dù sang giàu hay nghèo khó luôn đầm ấm và đầy đủ thành viên.
Khi nghĩ về gia đình, điều đầu tiên chúng ta nhớ chính là những bữa cơm. Những khoảnh khắc gia đình tụ họp, quây quần bên nhau vui vẻ, đầm ấm. Những lúc chán chường, mỏi mệt cuộc sống thì những khoảnh khắc ấm áp đó lại có thể vực dậy tinh thần chúng ta rất nhiều. Nhưng đàn ông vô tâm đa phần coi nhẹ những bữa cơm gia đình. Nhiều người ngồi nhậu với bạn nhiều hơn ăn cơm ở nhà. Thậm chí, cả tuần chẳng ngồi ăn chung với vợ con một bữa cơm.
Bữa cơm gia đình sẽ gắn kết các thành viên lại với nhau - Ảnh minh họa: Internet
Cuộc sống hiện đại, mỗi người đều bận bịu với công việc và những mối quan hệ riêng. Thường ngày cha mẹ đi làm, đầu óc luôn nghĩ chuyện công việc, còn con cái thì đi học. Cả ngày, những thành viên trong gia đình có khi chẳng có thời gian để nói chuyện, hỏi thăm nhau lấy một câu. Chính vì vậy, bữa cơm gia đình chính là thời điểm gắn kết các thành viên lại với nhau, cho chúng ta cảm nhận hơi ấm của gia đình. Là lúc vợ chồng hỏi han tâm sự, là lúc con cái có thể kể về một ngày của mình. Nếu không có bữa cơm như thế, hẳn mối quan hệ trong gia đình sẽ rời rạc vô cùng.
Nhiều ông chồng vô tâm để vợ chờ bên mâm cơm nguội lạnh - Ảnh minh họa: Internet
Nhìn một bữa cơm sẽ biết được một gia đình có thật sự hạnh phúc và người chồng có đối xử tốt với vợ con hay không. Người ta nói rằng một gia đình bất hạnh thì có muôn vàn kiểu nhưng gia đình hạnh phúc thì chỉ có một dạng. Bữa cơm trong một gia đình hạnh phúc dù sang giàu hay nghèo khó luôn đầm ấm và đầy đủ thành viên. Là vợ gắp cho chồng, con gắp cho cha, là mỗi thành viên dù bận bịu cũng luôn ý thức được rằng mình cần gạt mọi thứ sang một bên để ngồi với người thân. Người chồng biết từ chối cuộc nhậu, những bữa ăn xã giao để về ăn cơm với vợ con. Dĩ nhiên, một gia đình mà đàn ông ngồi ăn nhậu ở ngoài nhiều hơn ăn cơm nhà thì gia đình ấy chẳng thể hạnh phúc được.
Người làm vợ, làm mẹ luôn chăm chút cho bữa cơm. Niềm vui thật giản dị là nhìn chồng con ăn những món mà mình nấu. Họ tốn công sức đi chợ lựa những thứ tươi ngon, miệt mài hàng tiếng để nấu ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Đàn ông cứ nghĩ, một người chồng tốt đôi khi phải làm những việc lớn lao, đại sự. Nhưng chỉ cần về sớm, phụ vợ cắm nồi cơm, cùng nhau nhặt rau hay vài việc lặt vặt. Chính những thứ nhỏ nhặt như thế lại khiến tình cảm vợ chồng gắn kết, sâu nặng.
Tình cảm vợ chồng gắn kết nhờ vào những việc đơn giản - Ảnh minh họa: Internet
Nhưng lại có rất nhiều ông chồng vô tâm để vợ mình ngày này qua ngày khác ngồi chờ bên mâm cơm nguội lạnh. Chẳng biết vợ con nhọc công nấu nướng ra sao, bản thân mình cứ ăn nhậu, la cà quán sá. Một gia đình mà mạnh ai nấy sống, phần ai nấy ăn như thế có còn là gia đình không? Đàn ông coi nhẹ bữa cơm chính là biểu hiện rõ ràng nhất của sự xem nhẹ gia đình. Nếu người đàn ông đang sống như vậy thì hãy nhìn lại bản thân mình.
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Em thích đàn ông biết khóc Cô gái tuổi 25, công việc nhà nước ổn định, đã bắt đầu mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ cùng anh. Em rất thích biển, thích màu đỏ và mê giày cao gót (chắc tại nấm lùn, nhưng vẫn được 1,52 m nhé). Thuộc típ phụ nữ của gia đình nên anh yên tâm nhé, anh và con sẽ được em...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nóng mặt khi thấy bà nội vừa bế cháu vừa nấu ăn, còn vợ chồng anh trai đang ôm nhau ngủ, nghe bà giải thích tôi liền biếu chị dâu 50 triệu

Âm thầm bám theo bạn trai, chứng kiến cảnh tượng ở nhà anh, tôi sốc không thốt nên lời và quyết định chia tay ngay sau khi ra về

Đêm tân hôn, tôi thấy bóng đen đi trong sân nhà, sáng sớm bố chồng hớt hải chạy qua phòng hỏi chúng tôi 1 câu choáng váng

Mẹ vợ đến ở một tháng, nắn lại tính cách và thói quen của con rể khiến con rể muốn phát điên, nhưng rồi thu được kết quả bất ngờ

Xem phim "Sex Education", tôi hoảng hốt nhận ra mình biến thành "phù thủy" trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ nhận hậu quả tai hại

Ly hôn ở tuổi 26 có thật sự đáng sợ?

Đêm tân hôn, chồng bắt tôi ký cam kết không nhận tài sản, tôi mở tủ, lấy ra 2 thứ mà anh ta tái mét mặt mày

Cháu trai học lớp 3 khoe có bạn gái gửi thư riêng "tỏ tình", nghe chị dâu khuyên con mà tôi choáng váng

Bố tôi nằm liệt giường 10 năm nhưng mẹ vẫn chu đáo chăm sóc, lời ông nói trước lúc mất khiến cả nhà ứa nước mắt

Đau đầu chóng mặt vì mỗi ngày đến văn phòng làm việc đều phải nghe đồng nghiệp xoi mói nhau

Cánh cửa vừa mở, tôi giật mình khi 1 con chuột lao ra, nhìn cảnh tượng trong phòng ngủ, tôi liền gọi điện cho mẹ vợ đến xử lý

Xem phim "Sex Education", người bố cứng rắn như tôi cũng bật khóc trước mặt vợ khi nhận ra nguyên nhân những vết máu trên tay áo con trai
Có thể bạn quan tâm

Bị mạo danh quảng cáo thuốc bổ mắt, MC Lại Văn Sâm bức xúc
Sao việt
15:25:00 08/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood
Hậu trường phim
15:23:19 08/04/2025
Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV
Tv show
15:20:52 08/04/2025
Lee Seung Gi thắng kiện: "Niềm tin đã tan vỡ"
Sao châu á
15:17:56 08/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà
Phim việt
15:14:31 08/04/2025
Muôn kiểu biến hóa đầy mê hoặc với áo crochet
Thời trang
15:12:35 08/04/2025
Top 5 bộ phim "nhãn đỏ" được đánh giá là kiệt tác của nhân loại thế kỷ 21
Phim âu mỹ
15:06:17 08/04/2025
Hố tử thần xuất hiện ở Thái Lan sau động đất Myanmar
Thế giới
15:03:25 08/04/2025
Nguyên nhân người đàn ông dùng súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương
Pháp luật
14:59:54 08/04/2025
4 giây hé lộ SOOBIN chính là "nạn nhân" của thế hệ "cợt nhả" khi đu idol
Nhạc việt
14:44:30 08/04/2025