Thương lái vắng bóng, 150 ha mía có nguy cơ chết khô
Theo người trồng mía, nguyên nhân vụ mía năm nay chưa thu hoạch dứt điểm là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương lái không vào thu mua.
Thông thường đến thời điểm này hàng năm, bà con nông dân huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cơ bản hoàn thành việc xuống giống vụ mía mới. Tuy nhiên, hiện tại, địa phương này vẫn còn khoảng 150 ha mía chưa thu hoạch được do không có thương lái đến thu mua. Trong đó, nhiều diện tích đang bị khô héo, giảm năng suất, thậm chí là mất trắng, hoặc phải phá bỏ để chuẩn bị cho mùa vụ mới.
Dưới cái nắng hạn của của tháng 5, nhìn 15 công mía nước vẫn chưa thể thu hoạch, bà Đặng Thị Cẩm Giang, ngụ xã Đại Ân 1 than thở, hiện cây mía phần lớn đã khô gốc, cháy lá và giảm trữ đường, nhiều cây đã đổ ngã, thiệt hại rất nặng… Hiện chỉ mong chờ thương lái đến thu mua dứt điểm diện tích mía như hợp đồng đã ký.
“Người ta hứa từ tháng Giêng đến 15 tháng 4 sẽ đốn xong, hai bên cũng làm giấy tờ nhưng nay mía sớm mà dịch bệnh thì kéo dài. Giờ mía đổ, ngã khô gốc hết rồi” – bà Giang chia sẻ.
Chị Đặng Thị Cẩm Giang rất lo lắng cho 15 công mía của gia đình vì tiêu thụ chậm.
Ông Trương Văn Trung cùng ở khu vực này, là một trong những hộ vẫn còn diện tích trồng mía chưa thể thu hoạch. Ông Trung cho biết, 2 công mía nguyên liệu đến thời điểm này gia đình đang chuẩn bị phá bỏ. Từ lúc nhà máy đường ngưng hoạt động, mía không có nơi tiêu thụ; trong khi đã quá ngày thu hoạch từ lâu và mía đang bị chết dần.
Video đang HOT
“Tôi thì có 2 công đốn chưa kịp, kêu nhân công thì cũng hứa thôi, nhà máy nghỉ, giờ 2 công đó bỏ trắng luôn” – ông Trung nói.
Theo người trồng mía, nguyên nhân niên vụ mía năm nay chưa thu hoạch dứt điểm là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương lái không vào thu mua và thiếu nhân công thu hoạch. Ngoài ra nắng nóng kéo dài làm giảm chất lượng mía, bên cạnh đó là khả năng tiêu thụ của nhà máy đường cũng gặp khó khăn. Hiện nhà máy đã ngừng hoạt động. Tuy thời điểm này, thương lái đến thu mua có khá hơn, nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm.
Một ruộng mía ở xã Đại Ân 1 đã khô và đang chết dần.
Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện còn khoảng 150ha mía chưa thu hoạch, chủ yếu là mía nước, được người dân trồng bán cho thương lái ở ngoài. Những diện tích này sẽ chết khô nếu nắng nóng kéo dài như hiện nay.
Thời gian tới, nếu không thu hoạch được, mưa xuống, mía sẽ giảm trữ đường nhanh, khả năng thiệt hại rất lớn. Cũng theo ông Nguyễn Văn Đắc, không chỉ khó khăn trong tiêu thụ, hiện tình hình xuống giống mía cho niên vụ tiếp theo của địa phương cũng rất chậm do nguồn nước ngọt còn khan hiếm, bên cạnh đó là khó khăn về nguồn giống.
Cây mía trước đây được xem là cây kinh tế chủ lực của nông dân xứ Cù Lao Dung nhờ hiệu quả kinh tế cao, diện tích lúc cao điểm lên hơn 8.000 ha mỗi niên vụ. Song nhiều niên vụ qua, người nông dân trồng mía vùng Cù Lao này liên tục gặp khó trong khâu tiêu thụ, giá cả bấp bênh. Từ đó, diện tích mía đã giảm nhanh, dự kiến niên vụ tới chỉ còn khoảng 3.500 ha mía; phần lớn diện tích mía được bà con nông dân chuyển sang trồng cây con khác có giá trị kinh tế hơn.
Sóc Trăng: Nông dân làm giàu nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại
Những năm vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho nông dân, nhất là hỗ trợ cho vay vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,... Nhờ đó, nhiều hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Xác định công tác phối hợp giúp đỡ hội viên giảm nghèo và đoàn kết, sáng tạo, khởi nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tham gia tạo vốn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp cho nông dân.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức lồng ghép phổ biến, tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, truyền thống yêu nước và khả năng sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân....Kết quả tuyên truyền được 148 cuộc với hơn 4.220 lượt cán bộ, hội viên, ND tham gia.
Mô hình tưới phun tự đồng điều khiển bằng điện thoại thông minh tại xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Trường Thạnh.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN PTNT triển khai ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thúc đẩy thực hiện phong trào thi đua "Đoàn kết sáng tạo", tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân triển khai dự án "Ứng dụng công nghệ tưới phun 4.0 trên rau màu" thực hiện tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung.
Đến nay, tổng số dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội quản lý là 487 dự án (trong đó có 157 dự án nhóm hộ, 330 dự án hộ gia đình chủ yếu nguồn quỹ xã vận động), với hơn 1.000 hộ vay, số tiền hơn 21,4 tỷ đồng. Trong đó, có 167 dự án trồng trọt (chiếm 41%), 312 dự án chăn nuôi (chiếm 57%) và 8 dự án nuôi trồng thủy sản.
Qua phát động đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm 2020 có 133.680 hộ đăng ký, chiếm hơn 61% so với hộ nông dân (cấp Trung ương 862 hộ, cấp tỉnh 5.274 hộ, cấp huyện 23.588 hộ và cấp cơ sở 103.956 hộ). Qua phong trào này đã giúp hơn 288.200 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 123.000 lao động.
Phong trào ngày càng phát triển, có sức lan tỏa, lôi cuốn, khích lệ hội viên, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng lớn, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm... ở các địa phương.
Theo Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng, đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy và sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể cùng với sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp đã đoàn kết triển khai thực hiện, nhân rộng các mô hình, tạo sự chuyển biến toàn diện trong nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm đến đông đảo hội viên, nông dân.
Các phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã trở thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Khôi phục sản xuất sau hạn mặn Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào giai đoạn cuối. Cùng với việc tiếp tục ứng phó để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai những phương án khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống... Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp để chủ...