Thương lái Trung Quốc gom mũ bảo hiểm: Doanh nghiệp cần thận trọng với đơn hàng ‘khủng’
Những ngày gần đây nhiều thương lái thu gom mũ bảo hiểm với số lượng lớn bằng nhiều hình thức khác nhau để xuất đi Trung Quốc. Chuyên gia khuyến cáo, nếu không thận trọng, doanh nghiệp Việt có thể rơi bẫy vào giao dịch ‘ảo’.
Trên mạng xã hội những ngày gần đây liên tục xuất hiện lời mời chào, tìm kiếm các đầu mối sản xuất mũ bảo hiểm với số lượng lớn. Số lượng người đăng bài thu gom mũ bảo hiểm trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Câu hỏi đặt ra: Liệu đây có phải là “chiêu trò” mới của thương lái Trung Quốc giống như những lần thu gom lá tre, lá dừa, đỉa, lúa non… như trước đây.
Nhưng tin tìm kiếm đối tác sản xuất mũ bảo hiểm với số lượng lớn được đăng tải nhiều trên mạng xã hội.
Theo anh Sơn, một người chuyên kết nối các mối làm ăn giữa tiểu thương trong nước và thương lái Trung Quốc cho biết, những ngày gần đây thương lái Trung Quốc tung tin săn đơn hàng mũ bảo hiểm với số lượng lớn. Các nhà buôn lớn ở Việt Nam đang đổ xô đi tìm mối để gom hàng với số lượng từ 50.000 chiếc; 300.000 chiếc và có nơi gom đến cả 500.000 chiếc. Các công ty mũ bảo hiểm được tìm đến để đặt những đơn hàng “khủng”.
“Chúng tôi đã kết nối với 2, 3 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm phía Nam để lấy báo giá và đặt đơn hàng gần 1 triệu chiếc mũ bảo hiểm cho đối tác Trung Quốc, để chắc chắn chúng tôi đã yêu cầu làm hợp đồng và tiền đặt cọc với giá trị 80% đơn hàng, đảm bảo giáo hàng cho đối tác đúng thời gian và tiêu chuẩn sản phẩm như cam kết. Nếu thuận lợi, đơn hàng được nhận và sẽ bắt tay vào sản xuất để kịp giao hàng”, anh Sơn cho biết.
Tuy nhiên, không giống như anh Sơn, chị Nguyễn Ngọc Nga, giám đốc kinh doanh một công ty sản xuất mũ bảo hiểm tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, công ty của chị mấy ngày vùa qua đã tiếp nhận rất nhiều điện thoại liên hệ tới để đặt hàng, tuy nhiên chị vẫn chưa quyết định ký kết cung cấp cho đối tác nào.
“Tôi có gọi điện hỏi các đối tác bên Trung Quốc kiểm tra xem thị trường bên đó có thật sự cần nhiều mũ bảo hiệm như vậy không, thì được biết mũ bảo hiểm bên Trung Quốc sản xuất rất nhiều và không thiếu vì năng lực sản xuất của họ rất mạnh và chất lượng tốt. Theo phán đoán, không thể nào thiếu nguồn hàng nón bảo hiểm như tình trạng hiện nay và có thể đây là câu chuyện lợi dụng thời cơ để bán nguyên vật liệu của một số thương lái. Hiện, nguyên vật liệu sản xuất nón bảo hiểm được đẩy giá lên rất cao”, chị Nga cho biết.
Video đang HOT
Mũ bảo hiểm được thương lái thu gom để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc thương lái thu mua nón bảo hiểm, bất chấp số lượng, chất lượng, kiểm định đã tạo nên một nhu cầu ảo. Khiến nhiều người tranh nhau mua vào rồi đẩy giá lên để bán, sau đó quay lại đặt hàng sản xuất… Kiểu kinh doanh này khá giống với nhiều thương vụ thu mua lá điều hay rễ tiêu của thương lái Trung Quốc đã từng xảy ra ở Việt Nam trước đây. Hầu hết đều do một nhóm thương lái thâu tóm và tạo nên cơn sốt thị trường ảo.
Theo chị Nga, các xưởng sản xuất nón bảo hiểm nên cảnh giác trước hiện tượng thu mua mũ bảo hiểm một cách ồ ạt như thế này. Có nhiều rủi ro có thể xảy ra như sản xuất không kịp so với hợp đồng, trả tiền theo từng giai đoạn kiểu cuốn chiếu khi nhu cầu kết thúc họ không cần lấy sản phẩm thì nhà sản xuất ôm hàng nhưng nhà cung cấp nguyên liệu thì sẽ đòi tiền. “Tốt nhất là nhà sản xuất nên lấy tiền đủ và nhận số lượng phù hợp với khả năng sản xuất của mình để không bị vỡ hợp đồng”, chị nga nói.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc thương lái Trung Quốc thu gom mũ bảo hiểm ồ ạt trong thời gian ngắn có thể là nhu cầu thật, tuy nhiên cũng cần hết sức cảnh giác bởi mũ bảo hiểm là mặt hàng không hề hiếm tại Trung Quốc, họ có thể dễ dàng sản xuất hàng loạt. Việc thu gom mũ bảo hiểm lớn có thể đã nằm trong kế hoach có chủ đích của thương lái Trung Quốc. Lúc đầu họ đặt mua mũ bảo hiểm rất nhiều, tạo tình trạng khan hiếm ảo, sau cùng họ vẽ để tạo kế hoạch bán các sản phẩm liên quan như nguyên phụ liệu, máy móc.
“Tại thời điểm nền kinh tế chưa thể hồi phục vì Covid-19 như lúc này, các tiểu thương nên cảnh giác với những chiêu trò của thương lái Trung Quốc. Hãy xem lại những bài học đắt giá mà nhiều thương lái đã gặp phải trước đây để đề phòng và nâng cao cảnh giác hơn nữa. Tình trạng đẩy một mặt hàng nào đó thành cơn sốt nhưng sau đó lại lắng xuống rất nhanh nên doanh nghiệp hay thương lái đang có ý định đầu tư thì nên cân nhắc, ông Phong khuyến cáo.
Chính sách giao thông mới của Trung Quốc khiến giá mũ bảo hiểm tăng mạnh
Theo truyền thông Trung Quốc, giá mũ bảo hiểm bắt đầu tăng sau khi Bộ Công an Trung Quốc phát động chiến dịch “Một mũ bảo hiểm, Một dây bảo hiểm” hôm 21/4. Chính sách này bắt đầu có hiệu lực từ 1.6, yêu cầu người tham gia giao thông trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, yêu cầu người lái xe ôtô phải thắt dây an toàn.
Trung Quốc vốn đã triển khai chính sách đội mũ bảo hiểm bắt buộc với người điều khiển xe máy, nhưng đây là lần đầu tiên giới chức yêu cầu người đi xe đạp điện tuân thủ chính sách này. Tuy nhiên, với lượng xe đạp điện cao mà Trung Quốc hiện có, động thái này dẫn tới nhu cầu mũ bảo hiểm tăng cao và thiếu nguồn cung.
Theo dữ liệu chính thức, tính đến tháng 6/2019, có gần 250 triệu xe đạp điện ở Trung Quốc. Nếu tính đến những chiếc xe chưa đăng ký, con số đó có thể lên tới 300 triệu. Tuy nhiên, bởi quy định đội mũ bảo hiểm là không bắt buộc, chỉ có 30% người đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là, Trung Quốc có khả năng thiếu 200 triệu mũ bảo hiểm và quy mô thị trường có thể vượt quá 10 tỉ nhân dân tệ.
Giá sầu riêng ở Bến Tre thấp kỷ lục, có loại chỉ 3.000 - 5.000 đồng/kg
Do ảnh hưởng của hạn, mặn kéo dài khiến cho nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bị thiếu nước tưới trầm trọng. Sầu riêng bị ảnh hưởng, chất lượng trái bị giảm sút kéo theo giá sầu riêng giảm sâu, có loại chỉ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đây là mức giá thấp chưa từng xảy ra trước đây ở thủ phủ sầu riêng của Bến Tre.
Chất lượng trái sầu riêng cũng như giá cả xuống thấp, nên ông Nguyễn Văn Tuân, xã Tân Phú phải hái bỏ trái để cứu cây.
Ông Hà Chí Ngon, ấp Tân Bắc, xã Tân Phú có 8 công (tương đương 8.000 m2) sầu riêng được 7 năm tuổi. Đây mới là năm thứ 2 ông thu hoạch từ vườn sầu riêng.
Năm ngoái vào chính vụ, giá sầu riêng có giá 48.000 - 50.000 đồng/kg. Với khoảng 8 tấn trái thu được đem lại cho gia đình ông Ngon khoảng 400 triệu đồng.
Thế nhưng, năm nay, ông Ngon lỗ nặng vì giá sầu riêng quá thấp, thương lái chốt giá vườn sầu riêng của ông chỉ 8.000 đồng/kg vì lý do các cây sầu riêng đã rụng lá, trái sẽ không đạt chất lượng. Mức giá quá thấp nên ông Ngon chưa đồng ý. Với mức giá này, ông Ngon cho biết không đủ trả tiền phân, nước và tiền công chăm sóc một năm qua.
Theo ông Ngon, vào tháng 3, sầu riêng vườn nhà vẫn phát triển bình thường, cho trái rất nhiều nên ông dưỡng cây, mua nước ngọt tưới thường xuyên. Nhưng đến tháng 4 thì cây có dấu hiệu rụng lá và rụng trái non.
Có những vườn sầu riêng bị rụng lá nên thương lái "không thèm mua" buộc chủ vườn phải tự tìm đầu ra, bán tháo bán đổ sầu riêng tại các chợ quê với giá rẻ "như cho" 15.000 đồng/kg, 5.000 đồng/kg, 3.000 đồng/kg, thậm chí 1.500 đồng/kg cũng có.
Nhà chị Trần Thị Bạch Lan, xã Quới Thành, huyện Châu Thành có 3.500 m2 sầu riêng, từ khi hạn, mặn xảy ra đến nay, chị đã mua hết 70 triệu đồng tiền nước tưới, hơn cả số tiền thu được từ bán sầu riêng.
"Thương lái không mua, gia đình chia mỗi người một ít đi các chợ, ngã tư ngồi bán với giá được 35.000 đồng/kg trở lại. Nhưng tổng số tiền bán sầu riêng cũng chỉ được 50 triệu đồng, không đủ bù vào tiền mua nước", chị Lan cho biết.
Xã Tân Phú là địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn của huyện Châu Thành với khoảng 625ha. Mọi năm, thời điểm này, đi dọc các tuyến đường ở xã, các vườn sầu riêng rợp lá và cây cho trái rất nhiều.
Nhưng mùa sầu riêng năm nay, các vườn sầu riêng đa phần xơ xác, các cây trụi lá, khô cành, có cây chỉ còn trái mà không có lá, có cây đã chết,... Theo khảo sát của UBND xã Tân Phú do ảnh hưởng hạn, mặn, khoảng 60% diện tích sầu riêng bị ảnh hưởng và 20% diện tích sầu riêng bị thiệt hại hoàn toàn, không có khả năng khôi phục.
Nếu sầu riêng đang trong thời điểm thu hoạch mà cây còn lá đầy đủ thì thương lái mua 30.000 - 35.000 đồng/kg. Đối với những trái sầu riêng trên cây đã rụng hết lá thì có giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg, thậm chí có loại chỉ được thương lái trả giá 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Phục, cán bộ khuyến nông xã Tân Phú thì số lượng trái bán giá 30.000 - 35.000 đồng/kg rất ít, đạt khoảng 20% sản lượng, còn 80% sản lượng đều bán giá dưới 10.000 đồng/kg.
Theo lý giải của người trồng sầu riêng Tân Phú sở dĩ giá sầu riêng thấp là do ảnh hưởng hạn, mặn kéo dài, không đủ nguồn nước tưới cho cây để nuôi trái. Dẫn đến chất lượng sầu riêng không đạt, cơm không vàng, lạt, múi bụi cháy. Đa số thương lái mua sầu riêng về để bán cơm (chế biến các sản phẩm khác như kem, chè, trà sữa,...) chứ không phải mua về để bán cho người tiêu dùng ăn.
So với mọi năm, giá sầu riêng năm nay thấp chưa từng có. Mọi năm vào chính vụ, giá sầu riêng thấp nhất cũng 35.000 - 45.000 đồng/kg, có lúc đỉnh điểm giá cao đến 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Với mức giá sầu riêng quá thấp khiến cho người trồng sầu riêng ở xã Tân Phú bị lỗ. Người nông dân đầu tư vốn rất nhiều cho vườn sầu riêng nhưng thu hoạch trái bán lại không có lợi nhuận.
Ông Lê Hoàng Phục nhận định, hiện nay vẫn chưa có số liệu chính xác về thiệt hại của cây sầu riêng, bởi khi mưa xuống cây sẽ có nguy cơ chết nhiều hơn. Hiện giờ nhiều vườn sầu riêng đã có nguy cơ suy kiệt, có vườn không còn khả năng hồi phục. Đối với những vườn cây còn có thể khôi phục được thì mất thời gian rất lâu. Đối với những vườn có cây chết, trồng lại cây mới thì phải mất đến 5 năm mới cho trái. Thiệt hại kinh tế rất lớn.
Tỉnh Bến Tre có diện tích sầu riêng khoảng 2.000 ha; trong đó huyện Châu Thành có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất tỉnh với trên 1.100ha. Hiện, địa phương đang thống kê số liệu để đánh giá mức độ thiệt hại do hạn, mặn trên cây sầu riêng toàn huyện.
Nông dân Trung Quốc 'ăn nên làm ra' nhờ lên mạng bán nông sản Các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc đang dần thay thế các thương lái và chợ dân sinh ngoài đời thực để giúp người dân nông thôn bán nông sản trong đại dịch COVID-19. Có vẻ như những nỗ lực từ các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc để có được các thương nhân nông thôn bán...