Thương lái lác đác, nông dân “thủ phủ” chuối xuất khẩu đứng ngồi không yên
Dù đã vào vụ thu hoạch nhưng giá chuối xuất khẩu tại “thủ phủ” chuối Đồng Nai đang thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất khiến nông dân rơi vào cảnh thua lỗ.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trảng Bom, địa phương có diện tích chuối lớn nhất tỉnh Đồng Nai, hiện thương lái thu mua chuối già xuất khẩu tại vườn 6.000-7.000 đồng/kg.
Anh Đoàn Khánh Phong (Tân Phú, Đồng Nai) khá lo lắng khi chuối đang chuẩn bị thu hoạch nhưng giá lại khá thấp.
Mức giá này thấp hơn rất nhiều so với mức 10.000-15.000 đồng/kg vào thời điểm thị trường xuất khẩu tốt.
“ Giá chuối xuất khẩu hiện khá bấp bênh. Thương lái cũng hạn chế thu mua chuối tại vườn do xuất khẩu gặp khó khăn do dịch Covid-19″ – ông Sơn chia sẻ.
Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai nhận định, chuối rớt giá ngoài nguyên nhân thị trường tiêu thụ gặp khó khăn còn do người dân đua nhau trồng chuối già xuất khẩu. Điều này khiến sản lượng của mặt hàng trái cây này tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, sản lượng chuối thu hoạch trong 7 tháng đầu năm 2020 của tỉnh Đồng Nai đạt gần 75.000 tấn, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, tỉnh Đồng Nai có gần 10.500ha chuối, tăng gần 4.000 ha so với năm 2019.
Video đang HOT
Các địa phương có diện tích trồng chuối lớn gồm: Huyện Trảng Bom gần 4.000ha, Thống Nhất 3.500ha, Định Quán 700ha, Xuân Lộc 500ha…
Đa số diện tích chuối này là giống chuối già Nam Mỹ, chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất khẩu, trong đó Trung Quốc đang tiêu thụ khoảng 95%. Với diện tích này, tổng sản lượng chuối thu hoạch của Đồng Nai đạt khoảng 250.000 tấn/năm tấn.
Ông Nguyễn Văn Thuật, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Hàm cho biết, từ một xã không có chuối, đến nay địa phương này phát triển hơn 800ha.
Dự kiến diện tích sẽ tăng thêm khoảng 100ha chuối nữa do con quỹ đất chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả.
“Hội Nông dân xã sẽ hỗ trợ nông dân chuyển sang trồng chuối sạch hướng tới xuất khẩu theo định hướng của huyện”, ông Thuật thổ lộ.
Nông dân trồng chuối hiện như ngồi trên lửa vì chuối xuất khẩu không thu hoạch kịp thời chỉ có đổ bỏ.
Cũng theo ông Thuật, 2 năm gân đây, nhiều thương lái đã chủ động tìm đến nhà vườn đặt vấn đề thu mua thường xuyên, giá cả theo thị trường.
Trước đây, thương lái thu mua chuối xuất khẩu theo số lượng đối tác yêu cầu. Do đó, thường xuyên xảy ra tình trạng nông dân phải tự bán hoặc bán rẻ lúc rộ vụ.
“Hiện tại, thương lái đã đầu tư 4 kho lạnh để dự trữ chuối. Trong trường hợp nhà vườn dội hàng hoặc giá chuối xuống quá thấp, ho vẫn thu mua chuối tươi đưa về kho lạnh bảo quản. Do đó, đầu ra có phần ổn định hơn”, ông Thuật chia sẻ.
Thực tế, thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19, việc xuất khẩu chuối sang Trung Quốc bị đình đốn, thương lái rất ít khi vào vườn thu mua chuối cho nông dân, khiến giá giảm thảm hại.
Ông Võ Bá Diệp, nông dân trồng chuối tại xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom) chia sẻ, mọi năm, ngay sau Tết Nguyên đán, thương lái đã nhộn nhịp đóng hàng xuất khẩu.
Nhưng hiện nay, rất ít thương lái về nhà vườn thu mua chuối. Nông dân trồng chuối hiện như ngồi trên lửa vì chuối xuất khẩu không thu hoạch kịp thời chỉ có đổ bỏ.
Theo ông Vy Đức Hiền, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng và tiêu thụ chuối xuất khẩu Tân Thành (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom), từ trước Tết Nguyên đán 2020, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã thông báo sẽ tạm ngưng mua chuối do không xuất khẩu được. Theo đó, hoạt động thu mua, đóng chuối xuất khẩu cung “tê liệt” theo.
Cũng theo ông Hiền, so với cuộc “giải cứu” chuối vài ba năm trước, bài toán tiêu thụ cho trái chuối xuất khẩu hiện nay bi quan hơn nhiều vì diện tích chuối đã tăng gấp nhiều lần.
Sơ chế chuối trước khi xuất bán tại Đồng Nai.
Ông đang nỗ lực tìm kiếm các thị trường khác cho trái chuối xuất khẩu của THT nhưng vẫn chưa có tín hiệu khả quan.
“Với lối canh tác hiện nay, trái chuối Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Cơn khủng hoảng thừa với trái chuối già xuất khẩu săp tới là khó tránh khỏi”, ông Hiền lo lắng.
Hàng trăm hecta lúa hè thu bị ảnh hưởng do mưa bão
Do ảnh hưởng bão số 2, mưa liên tục kéo dài và gió giật mạnh trong những ngày qua đã làm hàng trăm ha lúa hè thu đang trong giai đoạn trỗ chín, sắp bước vào thu hoạch ở TX.Hồng Ngự bị đổ ngã, ước thiệt hại từ 30 - 70%.
Địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất là xã An Bình B, ghi nhận thực tế cho thấy, khoảng 400/610ha lúa hè thu tại khu I, xã An Bình B đang trong giai đoạn trỗ chín, sắp bước vào thu hoạch, bị đổ ngã, nằm sát đất và chìm trong nước. Ngoài ảnh hưởng đến năng suất thì việc tăng chi phí trong khâu thu hoạch là điều khó tránh khỏi. Hầu hết nông dân đang rất lo lắng. Điển hình như ông Lê Văn Thả ở Ấp 1 với 10 công đất, qua gần 3 tháng canh tác, chăm sóc, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển rất tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bão nên hầu như diện tích lúa của ông, còn khoảng 10 ngày nữa thu hoạch, đã sập hoàn toàn.
Hay trường hợp của ông Nguyễn Văn Điền, với 20 công nếp, chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến kỳ thu hoạch, cách đây 5 ngày, nếp vẫn đứng cây, phát triển tốt, sau cơn bão, 100% diện tích nếp đã bị chìm.
Ông Hồ Văn Á - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Bình B cho biết: "Trước tình hình trên, địa phương đã đến nắm tình hình, thống kê thiệt hại, động viên bà con tranh thủ thu hoạch sớm đối với những diện tích lúa đã trỗ chín, đồng thời làm việc với hợp tác xã khẩn trương bơm rút nước để hạn chế thiệt hại cho nông dân".
Bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, chính quyền địa phương, bà con nông dân cũng cần thường xuyên thăm đồng, nhất là chủ động thu hoạch để tránh những thiệt hại do mưa bão gây ra.
Phú Thọ: Ở đây dân nuôi loài ốc gì mà ai cũng bảo lãi gấp 10 lần so với cấy lúa? Nhưng năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả cao, trong đó nổi bật là mô hình nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm. Ông Nguyễn Công Chính - Chủ tịch Hội Nông dân xã là...