Thương lái gom bán sang Trung Quốc, giá cá sấu bật tăng mạnh
Khoảng 3 tháng trở lại đây, giá cá sấu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh trở lại, khiến nhiều người nuôi cá sấu có ý định tăng đàn. Nhiều người lo ngại việc nuôi cá sấu ồ ạt sẽ gặp nhiều rủi ro, bởi giá cá sấu giống hiện đã tăng gấp đôi so với cuối năm 2017.
Chị Đinh Thị Ánh, trú khu phố 5, thị trấn Ngãi Giao, huyên Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BRVT), bắt đầu nuôi cá sấu từ năm 2012 với quy mô gần 700 con.
“Thời gian đầu, giá cá sấu ổn định ở mức 120.000-130.000 đồng/kg, nhờ đó thu lãi từ 200-300 triệu đồng/năm. Từ khoảng năm 2016, giá bất ngờ giảm mạnh, thậm chí có thời điểm chỉ còn 40.000-50.000 đồng/kg khiến tôi thua lỗ 300-400 triệu đồng/năm” – chị Ánh kể.
Tuy nhiên, khoảng 3 tháng trở lại đây, giá cá sấu đã tăng mạnh trở lại. Anh Nguyễn Thanh Đinh (ấp Tân Giao, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức) đang nuôi gần 500 con cá sấu, cho biết, sau thời gian dài ở mức thấp, từ đầu tháng 3.2018, giá cầu sấu đã tăng mạnh trở lại. Cụ thể, giá cá sấu loại lớn, nặng từ 25-30kg có giá 130-140 ngàn đồng/kg, gấp đôi so với trung bình năm 2017.
Video đang HOT
Kiểm lâm viên đang kiểm tra chuồng trại của một hộ nuôi cá sấu. Ảnh: P.T
“Với giá như hiện nay, khi xuất chuồng, tôi lãi khoảng 500.000-900.000 đồng/con cá sấu. Sau 2 năm thua lỗ, giá cao như hiện nay khiến tôi rất phấn khởi. Kỳ vọng đợt giá cá sấu ở mức cao này sẽ kéo dài, tôi đang có ý định tăng đàn để kiếm thêm thu nhập” – anh Đinh nói.
Với việc nhiều người nuôi cá sấu đang có ý định tăng đàn, giá cá sấu giống cũng theo đó tăng đột biến. Hiện nay, cá sấu 1 tháng tuổi có giá 400.000-500.000 đồng/con, tăng gấp đôi so với cuối năm 2017.
Theo nhiều hộ nuôi cá sấu tại BRVT, nguyên nhân của đợt tăng giá này là do thương lái gom hàng bán sang Trung Quốc. Trong khi đó, tổng đàn cá sấu tại một số địa phương nuôi nhiều như Đồng Nai, Bạc Liêu… giảm mạnh do người nuôi cá sấu lỗ nặng trong 2 năm qua.
Theo ông Nguyễn Trọng Bảo – Phó Trưởng phòng Thanh tra-Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh BRVT, hiện nay, toàn tỉnh có gần 20 trang trại, cơ sở nuôi cá sấu. Việc giá cá sấu tăng trở lại trong thời gian gần đây khiến người nuôi rất phấn khởi. “Tuy nhiên, bà con cần cẩn trọng, nghiên cứu kỹ đầu ra, tránh tình trạng thua lỗ nặng nề khi thị trường Trung Quốc ngừng thu mua như thời gian trước” – ông Bảo thông tin.
Theo Danviet
Hết "hot", giá mật ong sụt giảm, nhiều hộ bỏ nghề vì thua lỗ
Những năm trước, nghề nuôi ong lấy mật khá hot nhờ cho thu nhập khá. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá mật ong giảm thê thảm khiến người nuôi ong lao đao vì thua lỗ.
Anh Nguyễn Văn Cậy (trú ấp Bình Trung, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đang nuôi 250 thùng ong lấy mật, cho biết: Dù nghề này vất vả nhưng nhờ trước đây, mật ong có giá khá cao, từ 40.000-45.000/kg (khoảng 1,2 - 1,3 lít) nên có lãi khá. 250 thùng ong của tôi mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng nên vẫn có thể bám trụ. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, giá mật ong liên tiếp giảm, hiện chỉ còn chưa đến 20.000 đồng/kg, chưa tính công đã lỗ nặng.
Người nuôi ong ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang lao đao vì tình cảnh giá đường nuôi ong cao hơn giá mật. Ảnh: P.T
Theo anh Nguyễn Văn Thành (trú ấp 4, xã Bưng Riềng), có gần 10 năm kinh nghiệm nuôi ong, nguyên nhân của việc giá mật ong giảm là do giá mật xuất khẩu giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 27-30 triệu đồng/tấn, bằng 50% so với thời điểm năm 2015 - 2016 nên các doanh nghiệp thu mua mật ong với giá rẻ, thậm chí ngừng mua.
Anh Thành so sánh: Trước đây, vào mùa dưỡng ong, tôi thường cho ăn đường trắng để nuôi ong chờ đến mùa lấy mật. Bây giờ, tôi không thể làm vậy do giá đường trắng lên đến 20.000 - 22.000 đồng/kg, trong khi mật chỉ khoảng 18.000 đồng/kg. Tôi gần như thả nổi để đàn ong tự kiếm thức ăn hoặc sử dụng mật ong tồn đọng mà công ty không thu mua để cho ong ăn lại. Như vậy, tính cả chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng, mới gần 1 năm, tôi lỗ cả trăm triệu đồng.
Ông Thân Xuân Động - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức cho biết, giá mật ong vẫn thường tăng, giảm thất thường, tuy nhiên chưa bao giờ ở mức thấp như hiện nay. Vào thời gian cao điểm, huyện Châu Đức có khoảng 150 hộ nuôi ong. Nhưng bây giờ, chỉ còn 60-70 hộ nuôi với chưa đến 2.000 đàn ong.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến - chủ cơ sở sản xuất mật ong Anh Tiến (huyện Châu Đức), một trong những nguyên nhân khiến mật ong Việt Nam xuất khẩu với giá rất thấp so với các nước khác là do chất lượng mật không đồng đều. Trong đó, một trong những tiêu chí quan trọng là màu mật.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 15/8: Dự báo sản lượng cà phê tăng 4% niên vụ tới, giá tiêu bất động Khảo sát giá nông sản hôm nay 15/8, giá cà phê hôm nay giảm nhẹ 100 đồng/kg, đưa giá cà phê về giao dịch ở mức 34.200 -34.800đồng/kg. Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng tại bốn tỉnh của khu vực Tây Nguyên, chiếm hơn 90% sản lượng cà phê của Việt Nam, sẽ tăng hơn 4% trong niên vụ 2018/19. Giá tiêu...