Thương hiệu Việt sống thế nào khi dịch Covid-19 trở lại?
Nhiều nhãn hàng hiện đẩy mạnh hình thức kinh doanh trực tuyến hay giảm giá các sản phẩm thời trang.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp thời trang trong nước. Tuy nhiên, điều này không làm các thương hiệu chùn bước, ngược lại khiến họ có thêm động lực vượt qua khó khăn.
Khách hạn chế đến cửa hàng
Để hiểu hơn về tình hình kinh doanh tại cửa hàng, phóng viên Zing có buổi khảo sát thực tế ở các khu mua sắm nổi tiếng của giới trẻ TP.HCM. Tại khu phức hợp thời trang ở quận 1, lượng khách đến tham quan và mua sắm vào cuối tuần có sự thuyên giảm rõ rệt.
Trong khoảng thời gian buổi trưa và chiều, số lượng khách chưa đến 20 người và việc quyết định chi tiêu để mua sắm sản phẩm ít hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 trở lại.
Nhiều thương hiệu tập trung trưng bày các thiết kế nằm trong bộ sưu tập mới và bày trí không gian khác lạ nhằm thu hút sự chú ý của người mua. Tuy nhiên, mọi thứ có vẻ như đều vô ích.
Các cửa hàng vắng khách trong thời điểm hiện tại. Ảnh: Thuận Vũ.
Thậm chí, vài cửa hàng phải trả lại mặt bằng vì tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến không gian trong khu phức hợp có phần ảm đạm, ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.
Không chỉ thế, nhiều thương hiệu khuyên khách hàng hạn chế ra ngoài và tập trung vào hướng đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến. Họ tạo điều kiện cho người mua được hưởng những mức giá ưu đãi trên từng sản phẩm.
Nhãn hàng Cocosin còn thông báo về việc thay đổi giờ hoạt động tại cửa hàng để tránh tình trạng người mua ra ngoài vào những giờ cao điểm, nhằm bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch.
Chủ cửa hàng chuyên đồ vintage – Lê Phương Lam – chia sẻ với Zing: “Thời điểm dịch bệnh, khách hàng rất hạn chế ra khỏi nhà hay đến cửa hàng xem sản phẩm trực tiếp. Họ thường dành thời gian đặt đồ thông qua các trang bán hàng trực tuyến.
Video đang HOT
Vào giai đoạn này, tôi tập trung nhiều vào kinh doanh online, chụp thêm các bộ ảnh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng mới vẫn được nhập về cửa hàng để đảm bảo khách có nhiều sự lựa chọn”.
Khung cảnh ảm đạm khi một số thương hiệu đóng cửa, trả mặt bằng. Ảnh: Thuận Vũ.
Giảm giá để thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng
Hiểu được việc kinh doanh trong thời điểm dịch gặp khó khăn hơn so với trước đây, nhiều thương hiệu có cách thúc đẩy nhu cầu người mua hàng bằng việc áp dụng mức giá giảm cho sản phẩm.
Trong khoảng thời gian cụ thể, thương hiệu Lider giảm giá đến 60% cho tất cả sản phẩm được mua trên kênh trực tuyến. Nhãn hàng Blanke giảm 10% cho các hóa đơn từ 790.000 đồng.
Ở mảng thời trang nữ, Wephobia khuyên người tiêu dùng nên hạn chế ra ngoài và áp dụng mức giá giảm 5% cho sản phẩm khi mua sắm trực tuyến.
Thương hiệu Subtle Studios đưa ra bài toán giải quyết câu chuyện hàng hóa bằng việc giảm giá 25% cho toàn bộ sản phẩm. Họ còn chiết khấu 10% cho bộ sưu tập mới khi khách đặt hàng trước.
Nhiều thương hiệu áp dụng mức giá giảm 10-20% cho các khách hàng mua sắm trong thời điểm hiện tại. Ảnh: Blanke.
Ngoài câu chuyện giảm giá, một số thương hiệu đã tận dụng sự yêu thích của người hâm mộ với nghệ sĩ để tạo nên sự kết hợp trong bộ sưu tập mới. Điển hình là màn hợp tác giữa nhãn hàng Dirty Coins và rapper 16 Typh gây tiếng vang trong cộng đồng yêu thời trang.
Sản phẩm bán hết trong vòng một ngày với số lượng giới hạn. Điều này giúp thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng và tăng trưởng doanh số trong thời điểm khó khăn.
Tập trung bán hàng online
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, các thương hiệu Việt bắt đầu tập trung nhiều hơn về mảng kinh doanh online. Họ hướng đến những bộ ảnh thời trang, chụp kỹ sản phẩm hơn giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn trên mạng xã hội.
Thương hiệu Cocosin thúc đẩy nhu cầu mua sắm khi đăng tải loạt bài viết về cách phối hợp trang phục mỗi ngày từ áo blazer, áo sơ mi cho đến bộ cánh đơn giản có sẵn trong tủ đồ để mọi người không cảm thấy nhàm chán lúc ở nhà.
Trong khi đó, Libé để giá tiền rõ ràng trên từng sản phẩm và bài đăng giới thiệu bộ sưu tập. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, đưa ra quyết định mua hàng, không tốn nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như đến trực tiếp cửa hàng.
Nhiều nhãn hàng chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến, tăng cường đẩy mạnh hình ảnh và chia sẻ mẹo phối đồ trên mạng xã hội. Ảnh: Mập Thôn.
Không ít nhãn hàng thời trang áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển cho khách hàng cho hóa đơn trên 500.000 đồng, trong đó có Blanke. Người tiêu dùng chỉ việc chọn sản phẩm, nhân viên sẽ tự động chuyển đến tận nhà. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn sức khoẻ trong mùa dịch.
Thậm chí, họ còn áp dụng hình thức đổi trả trong vòng 7 ngày nếu khách hàng chọn sai kích thước, không ưng ý hay giao nhầm sản phẩm.
Để hạn chế câu chuyện hàng tồn kho giữa dịch Covid-19, nhiều hãng chọn hướng đi chắc chắn hơn khi trưng bày thiết kế tại cửa hàng và nhận đặt sản phẩm may riêng theo số đo cơ thể khách hàng. Sau 5-7 ngày, sản phẩm được hoàn thiện.
Hướng đi này sẽ mang đến cho người tiêu dùng cảm nhận được sự chỉn chu, chuyên nghiệp và chất lượng của sản phẩm tương ứng với số tiền bỏ ra.
Chia sẻ thông tin kỹ càng về sản phẩm là cách để tăng trưởng doanh thu trong việc bán hàng trực tuyến. Ảnh: Wephobia.
Tay vợt Naomi Osaka làm người mẫu bikini
Vận động viên Nhật Bản 23 tuổi bắt đầu xây dựng thương hiệu thời trang và làm đẹp như đồng nghiệp Serena Williams.
Ngoài sự nghiệp quần vợt, Naomi Osaka hiện lấn sân sang ngành công nghiệp thời trang thông qua việc ra mắt đồ bơi hợp tác với Frankies Bikinis, theo SCMP .
Đặc biệt, dòng bikini này được tạo ra cho phụ nữ ở mọi kích cỡ. Nhằm thu hút khách hàng, Naomi tự làm mẫu quảng bá cho bộ sưu tập. Cô trông quyến rũ khi diện mẫu bikini khoét hông cao - xu hướng đồ bơi được lăng xê năm nay.
Naomi ra mắt dòng bikini và tự làm người mẫu quảng bá. Ảnh: Reuters.
"Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng đối với các thương hiệu là thiết kế cho tất cả phụ nữ, không bó buộc vào kiểu cơ thể nhất định", cô nói.
Bên cạnh đó, cô tiết lộ sự ra mắt của Kinló - dòng sản phẩm chăm sóc da dành cho người da màu. Tất cả sản phẩm của Osaka có giá 20 USD trở xuống. Ngoài xịt khoáng và kem dưỡng phục hồi vùng mắt, sản phẩm chính của thương hiệu là kem chống nắng SPF 50, kem dưỡng da mặt SPF 40.
Tay vợt người Nhật Bản nói thêm: "Tôi từng nói với mọi người rằng mình không cần bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, ngay cả khi mang làn da màu, bạn cũng phải chăm sóc".
Naomi Osaka là người có sức ảnh hưởng lớn trong ngành thời trang. Ảnh: Reuters.
Trước đó, cô được thông báo là một trong 4 ngôi sao chủ trì Met Gala vào tháng 9. Những tên tuổi còn lại là Billie Eilish, diễn viên Timothée Chalamet và nhà thơ Amanda Gorman. Họ sẽ cùng làm việc với nhà thiết kế Tom Ford, Anna Wintour của Vogue.
Đây không phải những bước đột phá đầu tiên của Naomi trong lĩnh vực thời trang. Đầu năm nay, cô được bổ nhiệm làm đại sứ nhãn hiệu đồng hồ thuộc LVMH - Tag Heuer.
Không lâu sau đó, cô xuất hiện trong chiến dịch Xuân - Hè 2021 của Louis Vuitton cùng các ngôi sao Hollywood như Jaden Smith, Emma Stone và Jennifer Connelly.
Năm ngoái, cô đóng vai chính trong chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu denim Levis và sáng tạo bộ sưu tập cùng nhà thiết kế người Nhật - Hanako Maeda.
Bãi rác của ngành thời trang Ngành thời trang toàn cầu đang có cuộc chuyển mình âm thầm trong đại dịch. Thời trang - ngành công nghiệp trị giá 2.400 tỷ USD - đang dịch chuyển từng ngày để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ người dùng. Trong một xã hội mà vấn đề môi trường được đặt lên hàng đầu, thời trang cũng không nằm...