Thương hiệu tỷ USD tạo nên từ triết lý dùng… miễn phí
Chắc hẳn chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi Google (được định giá 229 tỉ USD) và Facebook (được định giá 103 tỉ USD) được xếp vào danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2016 được công bố bởi Millward Brown cùng với những cái tên khác như Apple (228 tỉ USD), Microsoft (122 tỉ USD)…
Nhưng bằng cách nào, Google (vị trí thứ 1) và Facebook (vị trí thứ 5), hai thương hiệu với “tuổi đời” khá non trẻ (Google thành lập 1998, 18 tuổi; Facebook thành lập năm 2004, 12 tuổi) có thể có được sức mạnh thương hiệu nhanh chóng như vậy so với những “lão làng” như Apple (thành lập năm 1976, 40 tuổi – vị trí thứ 2), Microsoft (thành lập năm 1975, 41 tuổi – vị trí thứ 3), hay IBM (thành lập năm 1911, 105 tuổi – vị trí thứ 10)?
Cùng với sự bùng nổ của internet và kỷ nguyên kỹ thuật số, Facebook và Google còn sử dụng một chiến thuật kinh doanh siêu thu hút từng được những “tiền bối” như Gillette, Yahoo… thực hiện rất thành công, đó là miễn phí.
Sức mạnh của sự miễn phí
Dan Ariely, tác giả quyển Phi lý trí cùng những cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm về sức mạnh của sự miễn phí như sau: Nhóm nghiên cứu tiến hành bày bán kẹo trên một chiếc bàn và đặt gần một tòa nhà công cộng.
Miễn phí luôn là cách tốt nhất để tiếp cận một thị trường lớn nhất có thể và được số đông chấp nhận, nên “chiến lược tối đa” của Google hay của Facebook luôn là miễn phí.
Hai loại kẹo sô-cô-la họ chọn để bán là kẹo Lindt và kẹo Hershey’s Kisses. Họ ghi trên tấm bảng giới thiệu chi tiết rằng, kẹo Lindt do một công ty Thụy Sĩ sản xuất, công ty này đã có kinh nghiệm pha chế cacao loại hảo hạng 160 năm nay. Giá của chúng là 30 xu/viên, nhưng nhóm nghiên cứu sẽ giảm giá 50% và chỉ bán với giá 15 xu/viên. Còn Hershey’s Kisses là những viên kẹo sô-cô-la nhỏ, chất lượng trung bình. Hershey sản xuất ra khoảng 80 triệu viên kẹo Kisses mỗi ngày, họ bán với giá 1 xu/viên.
Ban đầu, khách hàng phản ứng với một thái độ rất thận trọng, họ so sánh giá và chất lượng của kẹo Kisses với kẹo Lindt rồi mới quyết định mua. Khoảng 73% khách hàng chọn kẹo Lindt, số còn lại (27%) chọn kẹo Kisses. Tiếp theo, Dan Ariely làm thay đổi tình hình một chút, ông bán kẹo Lindt với giá 14 xu và miễn phí kẹo Kisses.
Rõ ràng, về lý trí, lúc này cả hai loại kẹo sô-cô-la đều được giảm giá với cùng một số tiền và cách biệt tương quan về giá giữa chúng không thay đổi. Thậm chí so với giá gốc, khách hàng chọn kẹo Lindt có lợi hơn đến 16 xu/viên (14 xu so với giá gốc 30 xu họ sẽ phải mua bên ngoài cuộc thí nghiệm). Tuy nhiên, có tới 69% khách hàng (tăng từ 27% trước đó) chọn kẹo miễn phí Kisses và bỏ qua cơ hội mua kẹo Lindt với mức giá tốt. Kẹo Lindt trở nên ế ẩm, khách hàng mua loại kẹo này giảm từ 73% xuống chỉ còn 31%. Và quyết định của khách hàng lúc này lại được đưa ra rất nhanh chóng.
Dan Ariely đã mô tả rằng: nếu phần lớn các giao dịch mua bán chúng ta thực hiện hằng ngày đều mang trong mình ưu điểm lẫn nhược điểm, thì khi có một thứ gì đó được cung cấp miễn phí, chúng ta sẽ có xu hướng quên mất nhược điểm của nó. Rào chắn sợ thiệt thòi, sợ mua hớ, sợ bị lừa của chúng ta bị dỡ bỏ ngay lập tức. Chúng ta sẽ không hề phải đối diện với một khả năng bị mất mát nào cả và trong đầu chúng ta sẽ chỉ xuất hiện một lời thách thức: “Sợ gì mà không dám thử?”.
Sự thật của mô hình miễn phí
Video đang HOT
“Đăng ký hoàn toàn miễn phí và sẽ luôn luôn như vậy”. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, khẩu hiệu này đã giúp Facebook tiếp cận 30 triệu người dùng, chiếm 1/3 dân số, với thời gian trung bình mỗi một người bỏ ra cho Facebook là 2,5 giờ/ngày (theo vtv.vn). Google cũng có gần 100 sản phẩm, từ phần mềm chỉnh sửa ảnh, mạng xã hội, cho đến chương trình xử lý văn bản, hộp thư thoại… gần như miễn phí.
Bởi miễn phí luôn là cách tốt nhất để tiếp cận một thị trường lớn nhất có thể và được số đông chấp nhận, nên “chiến lược tối đa” của Google hay của Facebook luôn là miễn phí. Nhưng, những “gã khổng lồ” này có thực sự cung cấp một dịch vụ miễn phí cho người tiêu dùng? Trong quyển Miễn phí, tương lai của một mức giá cách mạng, tác giả Chris Anderson đã chỉ ra ba phương pháp kiếm tiền chính của miễn phí gồm:
Tìm cách bán sản phẩm có chi phí bù cho sản phẩm miễn phí.
Tài trợ cho sản phẩm miễn phí, sản phẩm dùng thử hiện tại, sau đó bán sản phẩm thật với mức giá cao hơn.
Hình thức những người trả tiền, tài trợ cho những người miễn phí.
Và Facebook, Google hay Yahoo cũng khéo léo kiếm tiền từ người dùng chính là qua hình thức thứ ba. Giống như cách trẻ em luôn được vào vườn bách thú, vào những khu vui chơi… miễn phí, nhưng người lớn lại là người phải trả tiền vào cổng và sau đó lại phải trả tiền cho những trò chơi của trẻ em…
Những quảng cáo chúng ta thấy hằng ngày, những sản phẩm xuất hiện trên News Feed, trên các trang website chúng ta truy cập, đều không phải là ngẫu nhiên.
Ở đâu đó luôn có những doanh nghiệp đã phải trả chi phí hàng triệu USD mỗi năm để có thể tiếp cận bạn qua những thương hiệu theo mô hình miễn phí này. Và điều này càng chứng tỏ sức mạnh đáng nể của họ.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vingroup liên kết 250 doanh nghiệp: Sẵn sàng tâm thế cạnh tranh
Sáng nay (1/6), Tập đoàn Vingroup chính thức tổ chức Lễ ký kết hợp tác đợt 1 với gần 250 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa". Theo đó, Vingroup là doanh nghiệp tiên phong trong việc liên kết các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng đảm bảo chất lượng cho cộng đồng. Việc liên kết này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trong thị trường bán lẻphân khúc đang bị cạnh tranh bởi các "ông lớn" nước ngoài...
Chiết khấu bằng 0% cho doanh nghiệp cung ứng thực phẩm
Các doanh nghiệp ký kết với Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Theo thỏa thuận vừa được ký kết với gần 250 doanh nghiệp, Tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên gồm Vincommerce, Vincom Retail, VinEco, VinDS sẽ triển khai các gói giải pháp tổng thể bao gồm ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu của doanh nghiêp trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Vingroup, tư vấn về công nghệ, quản trị, kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu thụ hàng hóa và tham gia góp vốn nâng cao hiệu quả quản trị.
Trong đó, hơn 140 doanh nghiệp đã ký kết về phân phối. Theo đó, trong vòng 1 năm, từ 1/6/2016 - 1/6/2017, các doanh nghiêp trên sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như cá, thịt, gia cầm, rau củ quả, trái cây... sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%.
Cụ thể, Vingroup sẽ bán hộ không lãi, cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart hoàn trả 100% về nhà cung cấp với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiêp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Vingroup cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp được hỗ trợ về phân phối trên hệ thống Vinmart và Vinmart cam kết sẽ sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Gần 100 doanh nghiệp còn lại ký kết hợp tác với Vingroup nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Tập đoàn với các thương hiệu Vincom Retail, VinDS, VinPro...
Cũng theo chương trình, Vingroup sẽ tham gia góp vốn cho một số doanh nghiệp có nhu cầu để tối ưu hóa sản sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí tiến tới tạo ra được các thương hiệu mạnh có tầm quốc gia và tiến tới là tầm quốc tế.
Liên kết doanh nghiệphướng đi mới và đúng đắn
Tại lễ ký kết, ông Lê Khắc Hiệp - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, thời gian qua việc các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực cùng làn sóng doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam đang tạo nên sức ép cạnh tranh vô cùng quyết liệt, không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ mà còn gây áp lực lên toàn bộ nền sản xuất nội địa. Điều này là thách thức nhưng cũng lại chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt chủ động hoàn thiện, nâng cấp chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh song phẳng với các đối thủ ngoại.
Ông Lê Khắc Hiệp - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
"Trân trọng những nỗ lực không ngừng của các nhà sản xuất Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao", Tập đoàn Vingroup đưa ra cam kết hỗ trợ hàng Việt thông qua chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa" nhằm chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng đảm bảo chất lượng cho cộng đồng" - ông Hiệp chia sẻ.
Đánh giá cao ý tưởng của Vingroup, bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế cho biết, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ là một hướng đi mới và đúng đắn bởi một nền kinh tế chỉ phát triển bền vững khi có một cộng đồng doanh nghiệp nội địa mạnh, trong đó đặc biệt là vai trò của các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động cao và cơ hội hội nhập cao.
Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế.
"Hiện 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc tìm đầu ra, bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp này là rất lớn và thị trường rất cần sự tiếp sức của các DN như Vingroup. Hy vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều doanh nghiệp tham gia vào mô hình này" - bà Lan nhấn mạnh.
Bà Định Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho rằng, sự kiện ký kết giữa Vingroup và 250 doanh nghiệp là rất quan trọng và chưa từng thấy trên thị trường VIệt Nam. Đây là hoạt động rất đáng hoan nghênh. Việc kết nối này sẽ giảm chi phí trung gian mà sẽ là sự kết nối thẳng từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ được hưởng những sản phẩm rõ nguồn gốc, có quyền được lựa chọn và thêm thông tin và quan trọng nhất là giá cả sẽ hợp lý hơn.
Hy vọng mới cho sản phẩm Việt
Có thể nói, buổi lễ ký kết của Vingroup với 250 doanh nghiệp hôm nay mang đến cơn gió mới lạ trong hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt đang phải tự khẳng định và chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh của thị trường. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, năm 2016 sẽ đánh giá quá trình doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên chính đất nước mình.
"Trên con đường đi tìm giải pháp, chúng tôi được Vingroup mời là người bạn đồng hành. Chúng tôi đã họp và thấy trong tình hình hiện nay, việc một doanh nghiệp lớn sẵn sàng đồng hành với các doanh nghiệp thể hiện cái tâm của doanh nghiệp trong bước gỡ khó của các doanh nghiệp không chỉ là đầu ra với hệ thống siêu thị, cửa hàng mà còn sẵn sàng hỗ trợ trong hệ sinh thái mà Vingroup đã tạo ra trong thời gian vừa qua", bà Hạnh nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hạnh, chúng ta sẽ cùng với nhau củng cố vị trí của doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam, xây dựng thương hiệu quốc gia của doanh nghiệp Việt Nam và đồng thời xây dựng cả thương hiệu quốc tế. Vì thế, "buổi lễ ký kết ghi dấu ấn rất quan trọng nhưng còn quan trọng hơn là những gì doanh nghiệp sẽ làm bằng những sự hỗ trợ lẫn nhau với những hành động thiết thực, hiệu quả của mình".
Lam Nguyên
Theo_VnMedia
Ông chủ mới của nhà máy Microsoft Việt Nam là ai? Microsoft đã bán mảng sản xuất điện thoại phổ thông cho Tập đoàn Hon Hai/Foxconn (Đài Loan) và HMD Global, Oy (Phần Lan). Hai doanh nghiệp này cũng đồng thời là chủ mới của nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam. Thương vụ bán lại mảng sản xuất - kinh doanh điện thoại phổ thông cho FIH Mobile, thuộc Tập đoàn Hon Hai/Foxconn (Đài...