Thương hiệu đình đám một thời – LILAMA 3 bị “bêu tên” vì nợ hàng tỷ đồng tiền thuế/phí
Doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách công khai nợ đợt tháng 6/2020 của Cục Thuế Hà Nội là Công ty Cổ phần LILAMA 3.
Cục Thuế Hà Nội mới đây đã công khai danh sách nợ thuế trên địa bàn đến thời điểm 30/4 với 374 doanh nghiệp.
Danh sách công khai nợ đợt này của Cục Thuế Hà Nội có 318 doanh nghiệp thuộc diện công khai lần đầu.
Trong đó, 313 doanh nghiệp nợ số tiền lên tới hơn 65,2 tỷ đồng thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp.
Đứng đầu danh sách này là Công ty Cổ phần LILAMA 3, với số tiền nợ hơn 3,6 tỷ đồng tính đến ngày 30/4/2020.
Trụ sở của Công ty Cổ phần LILAMA 3
Quá khứ huy hoàng của LILAMA 3
Công ty Cổ phần LILAMA 3 (Mã LM3 – Upcom) là thành viên của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam tiền thân là Công trường lắp máy C1 Việt trì được thành lập vào ngày 01/12/1960. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ ngày 06/2006.
Video đang HOT
Ngành nghề kinh doanh: khai thác, sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng;…
Năm 2007, LILAMA 3 còn đầu tư xây dựng Nhà máy Chế tạo Cơ khí và Đóng tàu với công suất 15.800 tấn/năm đặt tại Cụm công nghiệp Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ.
Sau khi chuyển trụ sở về Lô 24, 25 Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, tháng 11/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chứng nhận cho LILAMA 3 được niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Cuối năm 2009 và đầu năm 2010, LILAMA 3 góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Lilama 3.4 và Lilama 3.3. Đồng thời giữa năm 2010, Công ty Cổ phần Lilama 3 còn góp vốn cùng Công ty TNHH Dai Nippon Toryo ( Nhật Bản) thành lập Công ty TNHH Lilama 3 – Dai Nippon Toryo với ngành nghề kinh doanh là xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh sơn.
Với những thành tích đạt được, LILAMA 3 đã đạt được những phần thưởng cao quý như 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, 02 Huân chương Lao động hạng Nhì, 03 Huân chương Lao động hạng Ba; 05 năm liền là đơn vị xuất sắc ngành Xây dựng; Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2008…
Chây ì, nợ hàng tỷ đồng tiền thuế
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong thời gian gần đây của LILAMA 3 đã trở nên bết bát và liên tục đi xuống theo các năm.
LILAMA 3 phải đối mặt với kết quả kinh doanh kém lạc quan.
Năm 2016, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết đã phải thực hiện chuyển quyền sở hữu 2.563.600 cổ phiếu LM3 của LILAMA 3 từ Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam sang Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
Từ năm 2017, cổ phiếu LILAMA 3 bị hạn chế giao dịch do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến với Báo cáo tài chính của công ty.
Công ty tham gia góp vốn vào 4 công ty con với tổng mức đầu tư là 15,649 tỷ đồng. Việc đầu tư vào các công ty con không đạt hiệu quả. Do đó năm 2019, Công ty thực hiện thoái toàn bộ vốn góp tại các công ty thành viên (trừ phần vốn góp của Lilama 3 tại Công ty Cổ phần xây dựng số 8 Thăng Long).
Theo Báo cáo thường niên năm 2019, công ty tiếp tục lỗ 38,3 tỷ đồng. Khoản lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2019 là 398 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 544 tỷ đồng…
Báo cáo chỉ rõ, việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn, công tác thanh quyết toán các dự án tồn đọng gặp nhiều khó khăn.
Công ty bị cưỡng chế hoá đơn nên phải thực hiện nộp 18% trên tổng doanh thu cho mỗi hoá đơn xuất ra, dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Bảo hiểm xã hội…
Theo tìm hiểu của phóng viên, tính đến hết tháng 6/2019, Công ty Cổ phần LILAMA 3 còn nợ đóng Bảo hiểm xã hội số tiền 34 tỷ đồng, tương ứng với 73 tháng đóng theo công bố của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.
Bên cạnh đó, nhà máy chế tạo cơ khí và đóng tàu Bạch Hạc chỉ thực hiện 10 – 15% khối lượng sản xuất theo thiết kế của nhà máy dẫn đến không thể tạo nguồn để trả nợ gốc và lãi vay vốn đầu tư, trong khi các định phí của nhà máy sẽ phát sinh tiếp tục gây thua lỗ.
Hà Nội: Thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp chây ì nợ thuế
Cục Thuế Hà Nội cho biết sẽ thực hiện các biện pháp mạnh tay với những doanh nghiệp nợ thuế lớn chây ì trên địa bàn.
Tính đến thời điểm 31/5/2020, số tiền thuế nợ trên dưới 90 ngày trên địa bàn vẫn tăng 4.024 tỷ đồng. Ảnh: Thuỳ Linh.
Dù trong vòng 5 năm qua (từ năm 2015 đến 2019), số nợ trên dưới 90 ngày trên địa bàn TP Hà Nội đã giảm 10.561 tỷ đồng (tương đương 48,7%); tỷ trọng nợ trên dưới 90 ngày trên số thu NSNN trên địa bàn đã giảm mạnh xuống mức 4,4%.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù cơ quan thuế đã tích cực và quyết liệt triển khai đầy đủ các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thuế theo quy định và nhận được sự phối hợp của các cấp, các ngành trên địa bàn TP Hà Nội nhưng tính đến thời điểm 31/5/2020, số tiền thuế nợ trên dưới 90 ngày trên địa bàn vẫn tăng 4.024 tỷ đồng (36,2%) so với thời điểm 31/12/2019 do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của dịch bệnh, sự thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành nghề...
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh và biến động kinh tế trong nước và thế giới. Cục thuế TP Hà Nội đã triển khai đầy đủ, kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn như gia hạn nộp thuế theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 42/2020/NQ-CP, Nghị quyết số 84/NQ-CP... của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của UBND TP Hà Nội, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế. Tuy nhiên, trên địa bàn TP Hà Nội còn tồn tại nhiều doanh nghiệp, có số thuế không thuộc đối tượng được gia hạn hoặc khoản nợ kéo dài nhiều năm, không thuộc phạm vi gia hạn theo Nghị quyết của Chính phủ.
Ngày 26/6/2020, Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ thuế trên địa bàn TP Hà Nội, đầu mối là Cục thuế TP Hà Nội và các sở ngành liên quan đã triển khai thực hiện Hội nghị làm việc với các doanh nghiệp nợ thuế, phí, nợ tiền sử dụng đất và tiền thuê đất lớn trên địa bàn TP Hà Nội với sự có mặt của 71 doanh nghiệp nợ thuế phí, nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chậm nộp với tổng số tiền nợ lên tới 4.093 tỷ đồng.
Theo Cục Thuế Hà Nội, đơn vị này đã lắng nghe các ý kiến vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ, cam kết nộp nợ thuế vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội đã ghi nhận các cam kết của các doanh nghiệp về việc nộp các khoản nghĩa vụ tài chính, nợ thuế, nợ tiền chậm nộp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Cục Thuế Hà Nội đã cùng các Sở, ban, ngành trả lời các vấn đề kiến nghị của doanh nghiệp thuộc phạm vi thẩm quyền. Các ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp vượt thẩm quyền của Cục Thuế TP Hà Nội và các Sở, ngành, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố để xem xét, giải quyết theo quy định.
Bên cạnh tinh thần chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, Cục thuế Hà Nội cũng thể hiện rõ sự quyết liệt trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế; triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng theo đúng quy trình, quy định. Các doanh nghiệp cố tình chây ì, nợ thuế kéo dài, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư triển khai tới biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
Hà Nội: Thu thuế trong 6 tháng đạt 46,2% dự toán pháp lệnh Trong 6 tháng, Hà Nội thực hiện thu thuế đạt 105.751 tỷ đồng, tính cả 14.570 tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn thì tổng thu là 120.321 tỷ đồng, đạt 46,2% dự toán pháp lệnh. Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Thông tin từ Cục Thuế thành phố Hà Nội, trong bối cảnh...