Thương hiệu điện máy lạ đổ bộ thị trường
Hàng loạt thương hiệu điện máy lần đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam với các dòng sản phẩm có giá khá cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng
Sức mua mặt hàng điện máy vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên cho đến thời điểm này. Tuy vậy, các nhà phân phối vẫn không ngần ngại đưa nhiều sản phẩm mới của những thương hiệu không phổ biến về để làm phong phú hàng hóa bày bán.
“Nhà cung cấp mới chào hàng liên tục để đưa sản phẩm vào siêu thị, nhiều nhất là mặt hàng điện gia dụng với đa dạng xuất xứ, mức giá từ cao đến thấp” – ông Hoàng Minh Tiến, phụ trách marketing siêu thị điện máy ở quận 5 (TP HCM), cho biết.
Giá hấp dẫn
Những cái tên vừa mới “làm quen” người tiêu dùng gần đây có thể kể đến Casper, Ffalcon, Mobell, Hisense, Hafele, Galanz, Beko, MDV… Ông Hoàng Minh Tiến giới thiệu những thương hiệu này không chỉ có giá bán hấp dẫn hơn sản phẩm cùng loại của hãng khác mà còn có nhiều chính sách khuyến mãi, dịch vụ hấp dẫn. Chẳng hạn, thương hiệu Casper (Thái Lan) tung ra hàng loạt sản phẩm tivi, máy lạnh, tủ lạnh được trợ giá để làm thương hiệu, chấp nhận gần như không có lãi, thậm chí chịu lỗ.
Ví dụ, smart tivi 43 inch có giá bán lẻ chưa tới 6 triệu đồng; máy lạnh 1,5 HP giá chỉ 5,8 triệu đồng trong khi sản phẩm tương đương của các thương hiệu khác từ 7-9 triệu đồng. Với tủ lạnh lớn side by side, khách mua hàng được tặng tivi 4K trị giá 11 triệu đồng. Đồng thời, chính sách một đổi một của hãng này được kéo dài lên tới 2 năm.
Bên cạnh những hãng nổi tiếng, trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu mới
Trong khi đó, hãng sản xuất dụng cụ máy khoan cầm tay Bosch cũng mạnh dạn đầu tư sản xuất tủ lạnh, máy giặt và nhiều sản phẩm đồ điện gia dụng khác. Beko – một thương hiệu của Thổ Nhĩ Kỳ còn xa lạ với người tiêu dùng Việt – mới đây cũng giới thiệu khá nhiều sản phẩm tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, bàn ủi, lò vi sóng…
Chưa kể, nhiều thương hiệu Trung Quốc trước đây đã tiêu thụ điện thoại di động khá thành công tại Việt Nam, chẳng hạn Mobell, nay chuyển sang làm thương hiệu cho các mặt hàng điện máy, điện gia dụng. Tivi 43 inch của Mobell giá chỉ hơn 5 triệu đồng/chiếc, tivi 32 inch giá dưới 3 triệu đồng/chiếc.
Video đang HOT
Các thương hiệu Braun, Ixor, Other, Pnesonic, Cuchen, Tefal, Zojirushi, Perfect, Elmich, Simple Home, Delonghi, Smeg, Kitchenlux, Junger… cũng góp mặt trên thị trường với các sản phẩm nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng, bàn ủi…
Vẫn còn dư địa
Dù thị trường tiêu thụ sản phẩm điện máy, đồ điện gia dụng toàn cầu còn ảm đạm nhưng giới chuyên môn vẫn tỏ ra lạc quan về khả năng thu hút các nhà sản xuất, kinh doanh. Thực tế, đã có không ít thương vụ đầu tư được đánh giá là khá thành công trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Công ty Hisense Việt Nam (tập đoàn mẹ tại Trung Quốc) đã ra mắt nhiều mặt hàng điện máy được sản xuất tại nhà máy của họ ở Thái Lan.
Còn với Công ty CP Viettronics Tân Bình (VTB), ông Vũ Dương Ngọc Duy, tổng giám đốc, cho biết doanh nghiệp cũng hợp tác với hãng điện tử Sansui (Nhật Bản) nổi tiếng về các thiết bị âm thanh để sản xuất tivi Sansui tại Việt Nam. Hiện sản phẩm tivi Sansui đã có mặt trên thị trường với mức giá cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng. “Đúng là thị trường đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi và sức tiêu thụ hàng điện máy sẽ tốt trở lại vì đây là nhu cầu thiết thực” – ông Duy nhận định.
Ghi nhận thực tế cho thấy dù người tiêu dùng lâu nay đã quen với sản phẩm thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc và không mấy tin tưởng thương hiệu lạ nhưng sản phẩm có mức giá thấp vẫn tiêu thụ được ở khu vực nông thôn. Các chuỗi bán lẻ cũng xác định nông thôn chính là khu vực phân phối có tiềm năng lớn trong tương lai với nhóm khách hàng dễ tính hơn và chưa mua sắm nhiều hàng điện máy, còn các thành phố lớn gần như đã hết dư địa.
Về mức giá, các sản phẩm này đa phần thấp hơn sản phẩm cùng loại khoảng 20%-30%, ông Hoàng Minh Kiệt, phụ trách kinh doanh Công ty Tân Minh Phát (chuyên phân phối hàng điện máy, điện gia dụng), lý giải các thương hiệu mới đổ hàng vào Việt Nam trước mắt để giúp người tiêu dùng biết và nhớ đến họ. Giai đoạn đầu, các thương hiệu chấp nhận lỗ, tiêu tốn nhiều chi phí để quảng bá, đưa ra mức giá thấp đáng kể nhằm gây chú ý.
Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm cũng là một câu chuyện đáng quan tâm. Theo ông Kiệt, sản phẩm điện máy của các thương hiệu mới đa dạng về xuất xứ. Nhiều sản phẩm đến từ châu Âu, châu Mỹ, ASEAN nhưng cũng có nhiều thương hiệu của Trung Quốc. Không ít thương hiệu châu Âu đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, còn thương hiệu Trung Quốc lại sản xuất và được lấy xuất xứ từ nước khác.
Nhưng nhìn chung, phần lớn thương hiệu hàng điện máy, gia dụng giá cạnh tranh là của nhà sản xuất Trung Quốc, chủ yếu được sản xuất tại nước này nên có mức giá khá thấp. “Khi mua sắm, người tiêu dùng cần xem kỹ trên bao bì sản phẩm để biết thương hiệu của nước nào và sản xuất ở đâu, từ đó cũng phần nào đánh giá được chất lượng” – ông Kiệt khuyến cáo.
Mẹo dùng máy lạnh tiết kiệm mùa nóng
Nhu cầu sử dụng máy lạnh sẽ tăng cao vào mùa nóng, nếu lưu ý một số mẹo sau thì vừa tiết kiệm chi phí điện mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm lạnh.
Sử dụng máy lạnh đúng cách sẽ giúp tiết kiệm điện
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý, không bật tắt nhiều lần
Nhiều người có thói quen vừa vào phòng là mở máy lạnh chạy hết công suất để nhanh chóng tạo cảm giác lạnh trong phòng. Tuy nhiên, điều này khiến máy lạnh tiêu thụ rất nhiều điện năng để duy trì nhiệt độ thấp hơn nhiều so với môi trường bên ngoài trong thời gian dài.
Nếu muốn tiết kiệm điện thì có một công thức chung là chỉ nên chỉnh nhiệt độ của điều hòa ở mức thấp hơn so với nhiệt độ chung từ 4 - 8 độ. Ví dụ ngoài trời đang 30 độ C thì nên cài đặt nhiệt độ máy lạnh trong phòng vào khoảng 26 độ C.
Một lưu ý khác là không nên tắt - mở điều hòa quá nhiều lần. Nhiều người có thói quen bật điều hòa cho tới khi phòng mát lạnh, sau đó tắt đi, khi nào phòng nóng lại tiếp tục bật lên vì cho rằng như thế sẽ tiết kiệm điện. Thực ra cách làm này lại tốn nhiều điện hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần.
Sử dụng hợp lý 2 chế độ Cool và Dry
Nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng 2 chức năng này của điều hòa. Tuy nhiên nếu sử dụng không phù hợp lại dẫn tới máy hoạt động kém và lãng phí điện năng.
Chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước) chỉ sử dụng khi độ ẩm cao gây khó chịu, vì chế độ này không làm lạnh mà chỉ hút không khí trong phòng ra, loại bỏ phần nào hơi nước và tạo cảm giác "mát" hơn cho người dùng. Chế độ này không sử dụng nhiều máy nén và quạt mà chỉ hút ẩm nên sẽ tiết kiệm điện hơn so với Cool. Tuy nhiên hiệu quả làm mát của chế độ này chỉ có khi trời không quá nóng nhưng oi bức do độ ẩm quá cao. Đồng thời chế độ này cũng khiến không khí trong phòng khô hơn, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho người dùng.
Ngược lại, chế độ Cool (biểu tượng hình bông tuyết) hoạt động bằng cách hút không khí nóng trong phòng, đưa qua dàn lạnh để biến thành không khí lạnh nhằm giảm nhiệt độ phòng. Quá trình này sẽ huy động công suất máy nén cao hơn (do cần phải nén khí gas để giảm nhiệt độ cho dàn lạnh), sử dụng quạt nhiều hơn nên sẽ tốn điện hơn. Bởi thế chế độ này sẽ làm mát một cách hiệu quả, nhanh chóng khi trời nóng. Do đó cần xem nguyên nhân thực sự của cảm giác "nóng" để sử dụng linh hoạt 2 chế độ làm mát này thì sẽ tiết kiệm điện hơn.
Để chế độ quạt gió hoạt động tự động
Nhiều người có thói quen điều chỉnh hướng gió vào đúng vị trí có người. Cách làm này không chỉ gây hại cho sức khỏe do luồng gió trực tiếp luôn thổi vào người, mà còn khiến hiệu quả làm lạnh cả căn phòng bị giảm xuống.
Phần lớn các máy lạnh đều có chế độ tự động điều chỉnh quạt gió nhằm đẩy hơi lạnh đi một cách đồng đều, giảm và duy trì nhiệt độ trong phòng đúng như cài đặt của người dùng. Hiện các máy lạnh còn có thêm tính năng nhận diện vị trí có người để tự phân phối luồng khí lạnh một cách hợp lý, từ đó sử dụng tối ưu điện năng.
Hạn chế làm cho phòng nóng lên
Một trong những biện pháp tiết kiệm ngay từ đầu chính là hạn chế làm cho phòng quá nóng lên. Vào ban ngày, nên lưu ý đóng cửa sổ, kéo rèm cửa hoặc thậm chí là trang bị thêm các loại phim cách nhiệt lên cửa kính để hạn chế nhiệt lượng hấp thu vào phòng.
Nhờ cách làm này, máy lạnh sẽ không cần phải hoạt động hết công suất để hạ nhiệt độ phòng xuống và từ đó sẽ tiết kiệm điện trong thời gian dài.
Hạn chế các thiết bị tỏa nhiệt
Ti vi, máy tính, máy in, đèn... là những thiết bị tỏa ra nhiều nhiệt lượng trong quá trình sử dụng và đây cũng chính là một trong những nguồn nhiệt làm phòng nóng lên. Do đó, nên tắt các thiết bị không thực sự cần thiết để không chỉ tiết kiệm điện năng tiêu thụ bởi chính các thiết bị đó mà còn giảm tải hoạt động về tổng thể cho máy điều hòa.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Bộ lọc, quạt gió cả ở dàn lạnh lẫn trên dàn nóng bị bám bụi có thể giảm mạnh hiệu suất hoạt động của điều hòa, khiến máy chạy không đạt hiệu quả làm mát như ý và lãng phí điện năng. Thế nên cần phải đảm bảo điều hòa được bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên nhằm duy trì hoạt động ở mức tối ưu. Người dùng cũng có thể thường xuyên tháo lọc bụi sơ cấp trên máy vệ sinh để vừa đảm bảo phần nào hiệu suất hoạt động của máy, vừa giữ cho môi trường trong phòng được sạch sẽ nhằm đảm bảo sức khỏe hơn.
Công an TP HCM đưa 2 ôtô lưu động làm căn cước công dân Công an TP HCM huy động cán bộ cấp căn cước công dân gắn chip làm việc đến đêm khuya, cả ngày nghỉ, lễ và đưa 2 ôtô lưu động hỗ trợ những nơi đông dân. Tại buổi cung cấp thông tin về Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân tại TP HCM chiều 18/3, thiếu tướng Trần...