Thương hiệu Cô Gái Có Hình Xăm Rồng liệu vẫn được cứu vãn sau thất bại doanh thu phòng vé?
Cách đây 7 năm, bộ phim Cô Gái Có Hình Xăm Rồng (The Girl with the Dragon Tattoo) của đạo diễn David Fincher được giới phê bình đánh giá cao nhưng tiếc thay, phim lại không thu về con số ấn tượng. Quyết tâm không để thương hiệu này chết yểu, các nhà sản xuất Hollywood quyết tâm hồi sinh thương hiệu này bằng cách chuyển từ thể loại tâm lý, phá án sang hành động kịch tính và thế là Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo (The Girl in the Spider’s Web) của đạo diễn Fede Alvarez với sự góp mặt của ngôi sao đang lên Claire Foy chính thức ra mắt khán giả toàn thế giới vào ngày 09.11 vừa qua.
Tương lai nào cho thương hiệu Hình Xăm Rồng khi Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo thất bại về doanh thu lẫn nội dung? (W Magazine)
Tuy nhiên, bộ phim không chỉ thất bại ở doanh thu phòng vé mà còn bị chê bai hết lời. Nội dung của Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo xoay quanh việc nàng hacker lập dị Lisbeth Salander cùng đồng bọn cố gắng ngăn chặn tập tin chứa mã phóng tên lửa hạt nhân khỏi rơi vào tay bọn xấu cứ như một ý tưởng lỗi thời từ đầu thập niên 90. Như vậy, thương hiệu này đã đến bước đường cùng? Trong bài viết mới nhất của Giám đốc Phê bình Phim ảnh Owen Gleiberman từ tạp chí Variety, ông đã phân tích rằng vẫn còn có cách cứu vãn dòng phim Cô Gái Có Hình Xăm Rồng.
Theo ông, toàn bộ vấn đề đều tập trung ở phần thứ 2 trong phiên bản của Hollywood. Trước đó đã có 3 phiên bản điện ảnh của Thuỵ Điển đều chuyển thể từ các tiểu thuyết của Stig Larsson nhưng có ít mọt phim Mỹ xem các bộ này. Giới phê bình rất thích phiên bản của Thuỵ Điển nhưng phiên bản của Mỹ lại được mong chờ trở thành bom tấn phòng vé.
Ngay từ lúc bắt đầu, đã có một làn sóng giả tạo ai thèm quan tâm? dành cho bộ phim. Sự phỏng đoán dành cho tác phẩm Cô Gái Có Hình Xăm Rồng của đạo diễn David Fincher cứ được suy diễn và suy diễn cho tới lúc bộ phim thật sự ra mắt và chỉ có lác đác vài người đi xem, cuối cùng phim chốt doanh thu vỏn vẹn $100 triệu. Rõ ràng là không có nhiều khán giả thật sự quan tâm. Cá nhân Gleiberman cho rằng bộ phim thật sự khủng khiếp: lan truyền nỗi sợ hãi và điên loạn. Ông mong rằng Cô Gái Có Hình Xăm Rồng có chút gì đó giật gân hơn nhưng hoá ra Lisbeth lại không hoà nhập được với nền văn hoá như trước đó. Có cảm giác nhân vật này đã bị nuốt chửng và đó là lý do vì sao mà Fincher không thực hiện phần tiếp theo.
Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo là phần thứ 4 thuộc loạt tiểu thuyết Millennium, đồng thời là quyển đầu tiên do David Lagercrantz viết sau khi Larsson qua đời để chiều lòng người hâm mộ cũng như kiếm tiền. Phim có sự tham gia của tài năng Claire Foy với đôi mắt to tròn nhạy cảm. Nhưng nhân vật Lisbeth của cô lại mang nhiều gánh nặng và bớt dè chừng hơn phiên bản của Rooney Mara với màn gõ phím khí thế trong đôi găng tay hở ngón. Bộ phim rốt cuộc lại bị đóng khung bởi bi kịch gia đình của Lisbeth. Rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai chị em đã ám ảnh Lisbeth và biến trò chơi quyền lực của họ thành một phiên bản Frozen (Công Chúa Băng Giá) hư hỏng, rối loạn vì người cha biến thái. Nhưng nhìn chung suốt toàn bộ thời lượng phim, Lisbeth chẳng khác nào một điệp viên quốc tế với cái khuyên mũi lủng lẳng. Foy cố gắng xây dựng nhân vật của cô mà bộ phim lại đánh mất cái mạch quan trọng mà giúp nhân vật này có tính đột phá.
Chúng ta đang trong một giai đoạn thích hợp để tái khám phá ý nghĩa sứ mệnh của Lisbeth – quét sạch những người đàn ông quyền lực biến thái và bạo lực. Đó cũng là chủ đề xuyên suốt tiểu thuyết của Larsson. Dù cho phiên bản Cô Gái Có Hình Xăm Rồng của Fincher và Mara không kiếm được nhiều tiền trong thời điểm đó nhưng thời điểm hiện tại – một năm sau scandal quấy rối đầy chấn động của Harvey Weinstein thì nó lại trở nên phù hợp hơn bao giờ hết và đó cũng là phát súng quyết định cho thương hiệu này.
Điều này vẫn có thể được thực hiện nếu thương hiệu này tái kết nối với khán giả về một Lisbeth tuyệt vời, đáng sợ, quả cảm, nữ anh hùng và sẵn sàng vào cuộc theo những cách mà có thể khiến chúng ta sững sờ. Nếu có thêm một bộ phim nữa, nó cần giảm tính hành động kịch tính mà thay vào đó khai thác nhiều hơn về mặt tối của con người. Và để làm được đó, các nhà sản xuất tốt hơn hết nên bắt đầu lại từ đầu, bỏ hết những quyển sách của David Lagercrantz đi vì chúng không cần thiết. Hãy kể một câu truyện và đưa Lisbeth vào những bí mật gần gũi – sự hợp tác, luyến ái, nội địa về cuộc sống ngày nay. Hãy làm một bộ phim lấy cảm hứng từ một tai tiếng và sự hấp dẫn phải đi cùng. Sai lầm của Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo không đến nỗi tệ nhưng nó chẳng kết nối với cả thương hiệu. Cô gái có hình xăm rồng không nhất thiết phải trở thành cô gái biến màn báo thù thành một màn trình diễn đầy hào nhoáng.
Theo moveek.com
Vì sao số đông thờ ơ với 'Cô gái trong lưới nhện ảo'?
Phần hậu truyện "Cô gái có hình xăm rồng" của người Mỹ gây thất vọng lớn khi thu không nổi 8 triệu USD tại Bắc Mỹ sau ba ngày đầu trình chiếu.
Trailer bộ phim 'Cô gái trong lưới nhện ảo' Phần tiếp theo của "Cô gái có hình xăm rồng" (2011) do người Mỹ thực hiện, với Claire Foy trong vai chính.
Cuối tuần qua, The Girl in the Spider's Web chính thức khởi chiếu từ 9/11. Kết quả sau ba ngày đầu tiên của bộ phim tại Bắc Mỹ thực sự đáng thất vọng: 7,8 triệu USD. Ngay cả khi đã rút kinh phí sản xuất xuống còn 43 triệu USD - tức một nửa so với phần trước, hãng Sony cũng không thể hài lòng với kết quả ấy.
Giới quan sát đã đưa ra nhận định trừ phi The Girl in the Spider's Web tạo ra điều phi thường tại thị trường quốc tế, phim sẽ chỉ dừng lại ở mức 24 triệu USD nội địa, và 80 triệu USD toàn cầu. Đó là những con số hết sức khiêm tốn đối với một thương hiệu dựa trên nguyên tác văn học vốn được nhiều độc giả yêu mến.
Những tính toán sai lầm của Sony
The Girl in the Spider's Web là phần hậu truyện (sequel) của The Girl with the Dragon Tattoo (2011), nhưng đồng thời có thể coi là tác phẩm tái khởi động (reboot) thương hiệu điện ảnh. Bởi toàn bộ dàn diễn viên, đạo diễn nay đã được thay mới. Trong đó, đáng chú ý có Claire Foy tiếp quản vai chính Lisbeth Salander từ Rooney Mara.
Tính trong nguyên tác, The Girl in the Spider's Web thực tế là cuốn tiểu thuyết thứ tư của Millennium. Stieg Larsson chấp bút ba cuốn đầu tiên, rồi ông đột ngột qua đời. Từ những ghi chép của người quá cố và được sự đồng thuận từ gia đình Larsson, David Lagercrantz đang nối dài chuỗi tác phẩm văn học.
The Girl in the Spider's Web bị giới phê bình lạnh nhạt từ rất sớm. Ảnh: Sony.
Bộ phim sớm gặp khó khăn bởi bình luận từ phía báo chí. Trên Rotten Tomatoes, The Girl in the Spider's Web chỉ nhận được 42% đánh giá tích cực, cho số điểm trung bình 5,2/10. Để so sánh, bộ phim cách đây 7 năm đạt 86% đánh giá tích cực, với điểm trung bình 7,6/10.
Hơn một tháng qua, lần lượt Venom rồi Bohemian Rhapsody đã vượt qua sự chỉ trích từ báo giới để chinh phục khán giả đại chúng, tạo ra cơn sốt nơi phòng vé. Song, The Girl in the Spider's Web thất bại trong chuyện đó. Cũng trên Rotten Tomatoes, chỉ 49% khán giả đã mua vé là yêu thích bộ phim.
Điểm mấu chốt nằm ở việc The Girl in the Spider's Web thiếu vắng yếu tố trinh thám - điều hết sức nổi bật ở The Girl with the Dragon Tattoocủa cả người Thụy Điển lẫn Sony trước đây.
Bộ phim mới mang nặng yếu tố hành động. Còn yếu tố trinh thám lại toàn những chi tiết phi lý đến khó tin.
Nhiều tờ báo quốc tế đã mô tả Lisbeth Salander nay giống như James Bond hoặc Jason Bourne phiên bản phái đẹp, tức cô gái nay thiên về đánh đấm hơn là sử dụng đầu óc để giải mã bí ẩn. Cùng lúc đó, trình độ hacker của cô được nâng lên tới mức thượng thừa, thậm chí là phi lý, khó tin.
Bầu không khí bí ẩn buộc phải nhường chỗ cho các cảnh hành động giật gân nhưng thiếu đặc sắc, na ná các phim điệp viên hành động khác. Rốt cuộc, The Girl in the Spider's Web khiến người hâm mộ nguyên tác thất vọng, dẫn tới hiệu ứng truyền miệng không tốt.
Venom ít ra cũng đã làm tốt trong việc miêu tả mối quan hệ phức tạp giữa Eddie Brock (Tom Hardy) và quái vật cộng sinh Venom, cùng các pha hành động kỹ xảo phức tạp. Bohemian Rhapsody chí ít cũng đem tới những giai điệu hân hoan, truyền cảm hứng của Queen.
Đó là những yêu cầu tối quan trọng của khán giả khi họ bỏ tiền vào rạp theo dõi bộ phim. Nhưng với The Girl in the Spider's Web, đến điều cơ bản nhất của thương hiệu không còn nữa.
Thiếu vắng ngôi sao
Trở lại năm 2011, The Girl with the Dragon Tattoo thực tế không giúp Sony thu quá nhiều lãi. Phim mang về 232 triệu USD từ phòng vé - con số trông thì hấp dẫn đối với một tác phẩm bị gắn nhãn R, có thời lượng 150 phút. Song, Sony đã phải bỏ ra tới 90 triệu USD để thực hiện dự án.
May cho The Girl with the Dragon Tattoo là phim ra rạp vào đúng dịp Giáng sinh - thời điểm các studio thường tung ra tác phẩm hướng đến đối tượng gia đình hoặc chỉ nhãn PG-13.
Rooney Mara và Daniel Craig từng gây bão trên các diễn đàn điện ảnh bởi hàng loạt hình ảnh khiêu khích khi đóng chung trong The Girl with the Dragon Tattoo.
Lần lượt Adventures of Tintin, Alvin and the Chipmunks: Chipwrecked, hay thậm chí là Mission: Impossible - Ghost Protocol nhắm tới đối tượng khán giả tương đối khác so với The Girl with the Dragon Tattoo.
The Girl in the Spider's Web không có được lợi thế đó. Bởi đối tượng khán giả người lớn đến nay vẫn còn đang mê đắm A Star Is Born, Halloween, Bohemian Rhapsody. Khi bị giới phê bình dành cho nhiều ý kiến tiêu cực từ sớm, phim rất khó lôi được tập khách hàng này ra đến rạp.
Một điểm yếu nữa của The Girl in the Spider's Web so với phim trước nằm ở yếu tố ngôi sao. Bộ phim năm 2011 do David Fincher thực hiện, với bộ đôi nhân vật chính do Rooney Mara - Daniel Craig khắc họa. Sau đó, Mara còn nhận đề cử Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhờ tác phẩm.
Hai cái tên Claire Foy - Sverrir Gudnason chắc chắn không thể gây ra tò mò cho công chúng. Foy không phải là diễn viên tệ, bởi cô từng tỏa sáng ở series The Crown, hay phim tiểu sử First Man mới hồi tháng 10. Nhưng để đạt đến mức ngôi sao "hạng A", "bông hồng nước Anh" chắc chắn vẫn còn cần thêm thời gian.
Claire Foy rất giỏi nhưng tài năng của cô đã bị hoài phí trong phim.
Sở dĩ đưa ra Claire Foy so sánh trước bởi Sverrir Gudnason chắc chắn "không có tuổi" trước Daniel Craig. Chưa kể, nhân vật nhà báo Mikael Blomkvist trong The Girl in the Spider's Web của anh bị thu hẹp đất diễn, và trở nên cực kỳ nhạt nhòa trong bức tranh tổng thể.
Thật khó tin khi Sony lại "bật đèn xanh" cho The Girl in the Spider's Web sau ngần ấy trắc trở. Thương hiệu của họ thực tế mới đi qua một tác phẩm, nhưng đã phải trải qua quá nhiều thay đổi, và lại còn bị trì hoãn trong suốt thời gian dài.
Sẽ là không ngạc nhiên khi "cô gái có hình xăm rồng" tiếp tục mất hút trên màn ảnh lớn trong thời gian tới, dù nguyên tác văn học vẫn còn ba tập chưa được người Mỹ khai thác. Và khán giả có lẽ nên sớm gửi lời chia tay tới phiên bản nữ hacker Lisbeth Salander của Claire Foy.
Theo zing.vn
Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo - Claire Foy trở thành "đả nữ" trong trailer mới Trailer mới nhất của Cô Gái Trong Lưới Nhện Ảo - The Girl in the Spider's Web vừa được tung ra hồi thứ 2, phần tiếp theo của Cô Gái Có Hình Xăm Rồng - The Girl with the Dragon Tattoo. Ảnh: Vanity Faire Claire Foy sẽ tham gia đóng chính trong phim thriller tội phạm này, với vai Lisbeth Salander, người trước...