Thượng Hải mở cửa khách sạn cao nhất thế giới
Khách sạn sang trọng J Hotel cao nhất thế giới trên đỉnh tháp Thượng Hải được mở cửa sau thời gian trì hoãn vì Covid-19.
Khách sạn J Hotel nằm trên các tầng cao nhất của tháp Thượng Hải cao 632 mét ở quận tài chính của thành phố, là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới sau tháp Burj Khalifa của Dubai. Thang máy đưa khách lên tòa nhà chọc trời hình xoắn ốc này có tốc độ 18 mét/giây, đến 165 phòng sang trọng của J Hotel.
Khách sạn J Hotel nằm trên các tầng cao nhất của Tháp Thượng Hải. Ảnh: The Season Chronicle .
Khách sạn thuộc sở hữu của tập đoàn nhà nước Trung Quốc Jin Jiang International Hotels này được khai trương hôm 19/6, sau một thời gian trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Khách hàng thân thiết có thể tận hưởng một trong 7 nhà hàng, quán bar, spa, hồ bơi trên tầng 84 của khách sạn và tất cả tiện nghi thông thường khác của một khách sạn hàng đầu.
J Hotel đang cung cấp “mức giá trải nghiệm đặc biệt” 3.088 nhân dân tệ (450 USD) một đêm, nhưng giá cho 34 phòng hạng sang “J Suite” là hơn 67.000 nhân dân tệ (hơn 10.000 USD)/đêm.
“Vào ngày khai trương, trang web của chúng tôi bị quá tải với rất nhiều khách truy cập cựu kỳ quan tâm và rất mong muốn đến trải nghiệm khách sạn của chúng tôi”, Renee Wu, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của khách sạn, cho biết. “Tất nhiên điều này rất khích lệ chúng tôi, nhưng đồng thời, chúng tôi cam kết đảm bảo tất cả các vị khách đều được chăm sóc chu đáo”.
Vấn nạn trang web 'ngụy trang' báo chí ở Mỹ
Ngày càng nhiều trang web nổi lên, hoạt động giống những trang báo chính thống, nhưng có xu hướng đưa tin nhằm phục vụ lợi ích nhóm và cá nhân.
Thoạt nhìn, trang web Checks and Balances Projects (CBP) giống như một trang tin tức truyền thống. Tự nhận là "blog giám sát", trang này đăng nhiều bài điều tra về các hoạt động của công ty và các quan chức chính phủ.
Trong hơn một thập kỷ, các bài viết về mặt tối của quyền lực trên trang này được nhiều hãng tin địa phương và quốc gia săn đón. Thế nhưng, không phải lúc nào trang CBP cũng là "đội quân thập tự chinh" đấu tranh vì lẽ phải, theo nhận định của Washington Post .
Gần đây, trang CBP bị phát hiện thực hiện loạt bài điều tra bóc trần góc khuất ngành khách sạn, nhưng chỉ sau khi nhận được khoản tài trợ từ Airbnb - dịch vụ cho thuê phòng, căn hộ qua ứng dụng di động - mà không công khai, theo Washington Post .
Video đang HOT
Khi các tòa soạn truyền thống ở địa phương bị thu hẹp hoặc đóng cửa, các trang web thông tin trực tuyến như CBP bắt đầu nổi lên.
Một số trang tập trung vào các chủ đề cụ thể, điều tra các vấn đề xã hội cấp bách và lấp đầy "khoảng trống" tin tức.
Tuy nhiên, một số khác lại đang bỏ qua khía cạnh đạo đức, "ngụy trang" báo chí, để đăng bài viết đánh bóng thương hiệu hoặc làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Trá hình báo chí
Trang CBP đang điều tra một hệ thống bệnh viện lớn ở Virginia, Mỹ có tên là Sentara. Trên danh mục câu chuyện hàng đầu của trang web là một loạt bài viết "bóc tách" mặt trái của Sentara, vì bệnh viện phi lợi nhuận này được cho là đang hoạt động với "vốn lưu động 6 tỷ USD".
Một trong những bệnh viện của Sentara ở Virginia, Mỹ. Ảnh: John Greim.
Tuy nhiên, những tin tức sẽ đáng giá hơn nếu như người ta không phát hiện cuộc điều tra bắt đầu cùng thời điểm một trường y có tranh chấp với bệnh viện Sentara thuê công ty quan hệ công chúng.
Và trùng hợp thay, công ty này có chung người sáng lập với CBP.
Lãnh đạo trang thông tin này, Scott Peterson, tuyên bố các cuộc điều tra được tiến hành độc lập và không liên quan đến nguồn tài trợ.
Công ty quảng cáo và trường y đối thủ của Sentara khẳng định các khoản giao dịch của họ không nhằm tài trợ cho cuộc điều tra của trang CBP nhằm hạ bệ đối thủ.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa CBP và công ty PR khiến cho nhiều người không tránh khỏi nghi ngờ tính minh bạch của cuộc điều tra. Đặc biệt khi mối quan hệ này không được tiết lộ cho độc giả, cũng như không được thừa nhận công khai cho đến lúc Washington Post vào cuộc.
Điều này đặt ra một vấn đề mới trong báo chí hiện nay: Lằn ranh giới giữa ảnh hưởng thương mại và báo chí khách quan.
"Trong thời đại công nghệ mới, nhiều nhóm đã nắm bắt cơ hội để tự tạo ra các tổ chức mà họ tự nhận là tin tức nhằm phục vụ cho lợi ích riêng", ông Bill Adair, giáo sư báo chí tại Đại học Duke, người đã lập ra trang PolitiFact chuyên vạch trần những thông tin sai sự thật, cho biết.
"Họ thường làm điều đó mà không tiết lộ ai là người đứng sau tài trợ hoặc khuynh hướng đưa tin của họ là gì".
Trong khi đó, độc giả không phải lúc nào cũng đủ hiểu biết để phân biệt sự khác biệt giữa các trang web này và một tổ chức tin tức chính thống.
Ranh giới mờ nhạt
Theo Washington Post , trang web Checks and Balances Project đã nhận được "hỗ trợ chiến lược" từ công ty PR Tigercomm. Trang web được đồng sáng lập khoảng một thập kỷ trước bởi ông Mike Casey - chủ tịch của Tigercomm hiện tại.
Chủ tịch của công ty PR Tigercomm Mike Casey. Ảnh: Cleantechies.
Nguồn tài trợ chính của trang web được biết đến từ tổ chức phi lợi nhuận Renew American Prosperity.
Tuy nhiên, một số người cho hay CBP và Renew American Prosperity thực chất chỉ là "bức bình phong" cho Tigercomm.
Ông Michelle Kuppersmith, giám đốc điều hành đơn vị có tên Trách nhiệm Giải trình Phi đảng phái, đã tìm hiểu Tigercomm vào năm 2017.
Hồ sơ thuế cho thấy Renew American Prosperity, tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ CBP, không có nhân viên. Thậm chí, phần lớn số ngân sách của tổ chức này được dùng để trả cho Tigercomm trong việc "quản lý".
Trong cuộc điều tra gần đây của trang CBP nhắm vào tổ chức phi lợi nhuận Sentara, các tin tức bất lợi đã được xuất bản ngay sau khi đối thủ của tổ chức này, Trường Y khoa East Virginia (EVMS) trả cho Tigercomm 150.000 USD, theo một hóa đơn do Washington Post thu được.
Một phát ngôn viên của EVMS giải thích trường thuê công ty này để làm "cố vấn truyền thông về khủng hoảng và hỗ trợ tham gia cộng đồng" sau khi việc mở rộng Sentara khiến EVMS lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tại khu vực.
Tuy nhiên, sự trùng hợp về thời gian cùng mối liên kết ngầm giữa CBP và Tigercomm khiến cho nhiều người nghi ngờ. Liệu công ty PR có mượn danh tiếng của một trang tin chuyên điều tra để định hướng công chúng và thu lợi riêng?
Ngay sau khi bị đưa tin trên Washington Post , lãnh đạo trang CBP lập tức lên tiếng phủ nhận sự ảnh hưởng lợi ích của Tigercomm lên các cuộc điều tra. Ông cũng cáo buộc Washington Post nhận tiền để đưa ra những tin tức tiêu cực này.
Trước đó, Washington Post cũng từng hứng chịu nhiều lời chỉ trích rằng hoạt động bị chi phối bởi lợi ích của vị tỷ phú sở hữu báo - người sáng lập Amazon Jeff Bezos.
Trên thực tế, mặc dù luôn khẳng định có một "bức tường lửa" ngăn cách tính minh bạch của tin tức và các khoản tài trợ, các cơ quan báo chí, truyền thông thường bị cáo buộc có xu hướng đưa tin nghiêng về các công ty mua quảng cáo của họ.
Áp phích của Trường Y khoa East Virginia (EVMS) bên cạnh bệnh viện Sentara. Ảnh: The Virginian-Pilot.
Lằn ranh giới trong mối quan hệ giữa quảng cáo PR và tin tức ngày càng trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết trong thời đại mới. Một ví dụ tiêu biểu khác là Metric Media - mạng lưới toàn quốc gồm 1.300 trang web có giao diện như trang tin tức địa phương cùng các tên gọi phổ biến "Illinois Valley Times" và "Lansing Sun".
Tuy nhiên, cuộc điều tra của New York Times vào năm 2020 phát hiện ra các trang web này được tài trợ và định hướng đưa tin bởi các nhóm chính trị bảo thủ. Thông tin trên trang web này chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền ủng hộ các ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Hoặc 8 trang web tin tức địa phương khác ở các bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ được phát hiện là điều hành bởi Courier Newsroom - nhóm truyền thông từng được hỗ trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận có quan hệ với các nhà tài trợ Dân chủ.
"Công chúng cần sự tin tưởng vào những gì họ đang đọc và để có thể làm được điều đó, họ cần biết ai đang trả tiền để sản xuất ra nó", bà Diana Fuentes, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Phóng viên và Biên tập viên Điều tra, cho biết.
"Vì vậy, các trang web tin tức và tổ chức điều tra cần minh bạch về sự xung đột lợi ích nếu có, trước khi họ sản xuất tin tức này, nhằm tránh mất lòng tin ngày càng tăng của độc giả vào các phương tiện truyền thông", bà Fuentes nói.
Công ty Trung Quốc xây khu chung cư 10 tầng chỉ trong 28 giờ Sau hơn 28 giờ, một tòa chung cư 10 tầng đã mọc lên tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tòa nhà 10 tầng được hoàn tất chỉ sau hơn 28 tiếng xây dựng. Ảnh: CNN Bằng việc sử dụng công nghệ xây dựng đúc tiền chế, Broad Group đã xây xong tòa nhà này với thời gian ngắn kỉ...