Thượng đỉnh Trump – Kim lần 2 đối mặt 4 thách thức lớn
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo, ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần thứ 2 tại Hà Nội, Việt Nam vào cuối tháng này.
Hai nhà lãnh đạo đối mặt với một loạt thách thức lớn khi họ chuẩn bị cho cuộc gặp quan trọng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore tháng 6/2018 (Ảnh: Straigts Times)
1: Vượt qua những ngôn từ hoa mỹ
BBC nhận định, cả ông Trump và ông Kim Jong-un đều đưa ra những phát ngôn hào phóng trước báo giới về sự hòa giải của họ tại thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên ở Singapore tháng 6/2018. Có lẽ họ đã cố gắng phá băng tại cuộc gặp lịch sử này.
Nhưng tuyên bố chung không cụ thể sau hội nghị đã không dẫn tới bất kỳ hành động cụ thể nào trong mục tiêu của Mỹ nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, và Bình Nhưỡng thì nổi giận khi Washington từ chối “cởi trói” các lệnh trừng phạt.
Vì vậy, áp lực với họ là phải đi đến một điều gì đó hữu hình.
Điều khó ở đây là họ đã cá nhân hóa cuộc đối đầu hạt nhân: họ thích giải quyết vấn đề trực tiếp với nhau và đã làm điều đó bằng việc trao đổi thư từ và những lời lẽ nồng ấm.
Có những lo ngại tại Washington rằng tiến trình này tốt hơn cho ông Kim Jong-un hơn là ông Trump – ông Trump vốn nổi tiếng là thích hành động dựa vào bản năng, trong khi ông Kim dường như làm chủ cuộc chơi.
Giải pháp cho vấn đề đó là các cuộc đàm phán giữa hai bên cần đi đến những nội dung chi tiết trước cuộc gặp thượng đỉnh. Một kết quả thực sự là thỏa thuận thượng đỉnh trong một khuôn khổ để hai bên tiếp tục kết nối ở mức độ chuyên gia.
2: Đồng lòng
Video đang HOT
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore năm ngoái, Mỹ và Triều Tiên đã nhất trí “phi hạt nhân hóa hoàn bình bán đảo Triều Tiên”. Nhưng họ không nói rõ điều đó có nghĩa là gì, dẫn tới nhiều ngờ vực.
Đối với Mỹ, việc phi hạt nhân hóa có nghĩa Triều Tiên đơn phương từ bỏ toàn bộ khó vũ khí hạt nhân cho phép các thanh sát viên quốc tế kiểm chứng.
Đối với Triều Tiên, điều đó có nghĩa là Mỹ thực hiện các bước đi tương xứng nhằm rút lại khả năng đe dọa Bình Nhưỡng bằng các lực lượng được trang bị vũ khí hạt nhân trong khu vực. Với Mỹ, phần lớn những yêu cầu này là không thể đàm phán, nhưng có lẽ cũng không hẳn như vậy.
Trước sự thất vọng của các tướng lĩnh, Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông muốn rút các binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc, mặc dù ông chưa đưa ra kết hoạch cụ thể cho điều này ở hiện tại.
Dù thế nào thì ông Kim Jong-un cũng chưa cam kết chính thức về định nghĩa cụ thể của việc giải trừ hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng ông nên bị hối thúc để làm điều đó, và để nhất trí một lộ trình cụ thể nhằm đạt được việc phi hạt nhân hóa.
Đó là một thách thức thực sự.
Hồi tuần trước, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun ít nhất đã thừa nhận việc mất kết nối về các mục tiêu giải trừ vũ khí, và cho biết việc đi tới một thỏa thuận với Triều Tiên sẽ phải diễn ra dù quá hạn.
3: Cùng hành động
Các tín hiệu từ cả hai phía đã làm gia tăng những kỳ vọng về một hành động cụ thể nào đó tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Theo đặc phái viên Biegun, Bình Nhưỡng sẵn sàng phá hủy toàn bộ các cơ sở chế tạo nhiên liệu hạt nhân, nếu chính quyền Trump có các biện pháp tương xứng.
Ông Kim Jong-un đã ám chỉ rằng các biện pháp này phải bao gồm việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận, được đảm bảo về an ninh, như một tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Người Mỹ có vẻ đang dịu giọng về các yêu sách về các bước đi giải trừ hạt nhân quan trọng sắp tới và dường như thực hiện cách tiến cận cùng hành động mà ông Kim Jong-un ủng hộ.
Có thông tin nói rằng thỏa thuận sẽ bao gồm việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt để đổi lấy sự đóng băng về việc sản xuất vũ khí tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên (Bình Nhưỡng đã dừng thử nghiệm, nhưng chưa dừng sản xuất).
Thách thức là cũng cần đảm bảo rằng điều này có thể dẫn tới các bước đi cụ thể nhằm dỡ bỏ các vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đã sở hữu.
Lo ngại ở đây là Tổng thống Trump có thể tìm kiếm một thỏa thuận tạm thời, mà không có lộ trình cụ thể tiến tới việc phi hạt nhân hóa.
4: Biến thành hiện thực
Hầu như bất kỳ ai ở Washington không biết nhiều về Triều Tiên đều cho rằng ông Kim Jong-un sẽ không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats hồi tuần trước nói tại một ủy ban thượng viện rằng Triều Tiên xem sự răn đe là rất quan trọng và các nhà lãnh đạo nước này coi vũ khí hạt nhân là tối quan trọng với sự sống còn của chế độ, đặc biệt là để chống lại một âm mưu của Mỹ nhằm lật đổ nước này.
Thay vào đó, các chuyên gia tin rằng ông Kim Jong-un đang cố gắng tạo ra một bầu không khí ngoại giao cần thiết để Triều Tiên được thừa nhận là một quốc gia hạt nhân. Ông Kim Jong-un đã đưa ra một số tuyên bố gây chú ý trong bài phát biểu mừng năm mới dương lịch, nói rằng Bình Nhưỡng sẽ không sản xuất hay phổ biến vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ cam kết phi hạt nhân hóa.
Một số cựu quan chức Lầu Năm Góc thậm chí còn tranh luận rằng sẽ có ý nghĩa hơn khi theo đuổi đối thoại về kiểm soát vũ khí, thay vì loại bỏ vũ khí.
Dù thế nào thì nhiều chuyên gia cũng cho rằng tiến bộ về giải trừ hạt nhân sẽ không khả thi trừ khi chính quyền Bình Nhưỡng cảm thấy an toàn, và ông Kim Jong-un tin rằng ông không cần vũ khí hạt nhân để giữ vững quyền lực.
An Bình
Theo Dantri/ BBC
Thượng đỉnh Trump - Kim lần 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội
Cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim lần thứ hai dự kiến tổ chức vào ngày 27-28/2 tới sẽ diễn ra tại thành phố Hà Nội của Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định trên Twitter cá nhân.
Reuters cho biết, trên trang mạng xã hội Twitter cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đăng tải dòng chia sẻ liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào cuối tháng 2 năm nay.
Theo đó, người đứng đầu Nhà Trắng viết: "Các phái viên của tôi vừa rời Triều Tiên sau một cuộc họp rất hiệu quả và đã thống nhất cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với ông Kim Jong-un sẽ diễn ra tại thành phố Hà Nội của Việt Nam vào ngày 27 và 28/2".
"Tôi mong đợi cuộc gặp với Ngài Kim Jong-un và tiến tới xây dựng hòa bình", Tổng thống Trump bày tỏ.
Trước đó, thông tin về việc Việt Nam được lựa chọn làm địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai vào ngày 27-28/2 tới đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập trong bài phát biểu Thông điệp liên bang lần 2 trong nhiệm kỳ vào 21h00 ngày 5/2 (giờ Mỹ), tức 9h00 sáng 6/2 theo giờ Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái)
"Cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với ông Kim Jong-un sẽ diễn ra tại thành phố Hà Nội của Việt Nam vào ngày 27 và 28/2"
Tiếp đó, cùng ngày 6/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Thông điệp Liên bang đề cập việc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Mỹ và Triều Tiên dự kiến diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27-28/2 tới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai.
Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực, phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai thành công, góp phần vào mục tiêu nói trên.
Bạch Dương
Theo Công lý
Mỹ ra tuyên bố nóng về thượng đỉnh Trump - Kim Mỹ và Triều Tiên sẽ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 trong vòng 2 tháng tới, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận với các phóng viên. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP. "Vâng, sẽ có một cuộc gặp [giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un] trong vòng 60 ngày tới", Ngoại trưởng...