Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Điều bất ngờ nào diễn ra ở Hà Nội?
Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào hai ngày 27 và 28.2.2019 tại Hà Nội có khả năng kết thúc với một thỏa thuận cho phép hai bên cùng tuyên bố hài lòng.
Thế nào là thành công ? Một chuyên gia quốc phòng Mỹ, đề ra một số tiêu chuẩn đo lường.
Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 tại Hà Nội được dự đoán sẽ có những bước tiến.
Daniel De Petris, chuyên gia của viện nghiên cứu quốc phòng Mỹ Defense Priorities đưa ra một số tiêu chí mà ông gọi là khuôn thước để đánh giá và dự đoán kết quả thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2: Triều Tiên sẽ hứa vãn hồi hoà bình nhưng không có cam kết cụ thể phi hạt nhân hóa.
Video đang HOT
Trong bài phân tích đăng trên trang mạng của đài truyền hình Fox News, Daniel De Petris lý giải : “Chúng ta cần theo những tiêu chuẩn hoàn toàn khác để đánh giá thế nào là đàm phán thành công. Mục tiêu chính trị tối thượng của Mỹ đối với Triều Tiên không phải là phi hạt nhân hóa, mà là hòa bình, an ninh và tương lai có thể dự báo được tại bán đảo Triều Tiên”.
Theo đánh giá của Daniel De Petris thượng đỉnh Trump – Kim lần hai “chỉ có thể thành công nếu về phía Mỹ, tổng thống Donald Trump không tập trung trên hồ sơ hạt nhân mà chỉ nhấn mạnh đến việc Bình Nhưỡng cần thiết lập chế độ chính trị tôn trọng an ninh, hòa bình và thân thiện hơn cũng như có thái độ dễ tiên đoán hơn”. Cụ thể là “nếu Donald Trump rời Việt Nam với một thỏa thuận, theo đó Kim Jong Un cam kết lật qua trang sử 70 năm xung khắc hận thù với Mỹ thì xem như tổng thống đạt được thành quả mà các tổng thống tiền nhiệm không làm được”.
Triều Tiên có thể sẽ đồng ý thực hiện một số biện pháp “phi hạt nhân hóa một phần nào đó và có thể đảo ngược” khi thấy cần thiết. Trong tình hình hiện nay, không có chuyện Bình Nhưỡng nhượng bộ nhiều hơn.
Theo Danviet
Thượng đỉnh Trump-Kim: Dẫu khó vẫn phải ló giải pháp
Trong cuộc gặp lần hai này, ông Trump và ông Kim Jong-un chịu áp lực phải có được những kết quả cụ thể hơn, với ý nghĩa cơ bản hơn và tác động thiết thực hơn so với thoả thuận nguyên tắc chung ở Singapore.
Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau lần thứ nhất ở Singapore.
Cuộc gặp thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được tiến hành vào cuối tháng hai này ở Hà Nội. Đấy cũng còn sẽ là cuộc gặp cấp cao thứ hai trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. Hồi tháng 6 năm ngoái, hai người này gặp nhau ở Singapore. Sự kiện lịch sử ấy đã chính thức khởi động quá trình hoà bình và hoà giải giữa hai cừu thù của nhau này. Kết quả của cuộc gặp của họ ở Singapore được hoặc bị thế giới bên ngoài nhìn nhận và đánh giá rất khác nhau.
Nhưng điều không ai có thể phủ nhận được là nhờ tiến trình dẫn dắt đến sự kiện này và tác động của nó mà mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên nói riêng cũng như tình hình chính trị an ninh trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á nói chung kể từ đấy bớt đi rõ rệt căng thẳng và đối địch. Cũng phải khách quan và công bằng để xác nhận rằng sự cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đóng vai trò rất quan trọng và quyết định.
Đồng thời cũng lại phải thấy là dù vậy thì mọi vấn đề đặt ra cần phải giải quyết giữa Mỹ và Triều Tiên đều vẫn chưa được giải quyết. Mỹ và Triều Tiên cho tới nay mới đều chỉ cho thấy là cùng hạ quyết tâm và biểu lộ thiện chí cùng nhau giải quyết những vấn đề ấy để quan hệ song phương được bình thường hoá và cải thiện nhưng chưa nhất trí được với nhau về giải quyết chúng như thế nào, trong lộ trình thời gian ra sao và theo thứ tự ưu tiên gì.
Không đầy 9 tháng sau đấy, ông Trump và ông Kim Jong-un lại gặp nhau. Đối với Mỹ và Triều Tiên, khoảng thời gian giữa hai lần gặp cấp cao như thế là ngắn chứ không phải là dài và rất đáng được chú ý. Có thể thấy được từ đó hai điều. Thứ nhất, nhu cầu tiến hành cuộc gặp cấp cao này đến từ cả hai phía, như nhau cho dù nó được phía Triều Tiên chủ động đề xuất.
Hai người kia muốn dùng cuộc gặp nhau lần thứ hai để củng cố và ổn định tiến trình hoà bình và hoà giải đang được vận hành, để khẳng định là những quyết sách của họ liên quan đến tiến trình này là đúng đắn và hợp thời cũng như để cùng nhau nhất trí về định hướng cho những bước đi tiếp theo. Khác biệt cơ bản giữa hiện tại và ở thời những người tiền nhiệm của họ là hai người này chủ trương cấp cao thương thảo và quyết định để rồi cấp dưới triển khai thực hiện chứ không phải cấp dưới thương thảo ổn thoả để rồi cho cấp cao quyết định. Vì thế, hai người này chỉ gặp nhau khi chắc chắn rằng sẽ đạt được thoả thuận gì đấy với nhau.
Về phương diện này, cuộc gặp của họ ở Hà Nội không khác gì cuộc gặp trước đấy của họ ở Singapore. Và cả những cuộc gặp tiếp theo nữa của họ rồi cũng sẽ lại như thế. Thứ hai, và điều này làm cho cuộc gặp của họ ở Hà Nội sẽ khác biệt cơ bản so với cuộc gặp khi trước ở Singapore, áp lực thành công đối với họ ở Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với ở Singapore.
Trong cuộc gặp lần hai này, ông Trump và ông Kim Jong-un chịu áp lực phải có được những kết quả cụ thể hơn, với ý nghĩa cơ bản hơn và tác động thiết thực hơn so với thoả thuận nguyên tắc chung ở Singapore. Các vấn đề đặt ra cho họ dẫu có nan giải đến mấy thì họ vẫn phải đưa ra được, ít nhất là định hướng giải pháp, trong đó đặc biệt là những chuyện như có tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh hay không, Triều Tiên bắt đầu thực hiện phi hạt nhân hoá như thế nào, Mỹ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt Triều Tiên ra sao, gắn kết tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên với tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bằng cách gì để tạo nên hiệu ứng cộng hưởng tích cực. Cả hai người này đều cần thoả thuận cụ thể và những hình ảnh hài hoà ở Hà Nội để chứng tỏ cuộc gặp của họ rất thành công.
Họ phải làm cho thế giới bên ngoài thấy được và tin rằng Mỹ và Triều Tiên hiện tại đã cùng nhau đi được xa hơn nhiều so với thời điểm họ gặp nhau ở Singapore và hai người này đã cùng nhau nhìn ra xa hơn rất nhiều so với ở Singapore cho tương lai của mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Vì thế, hiện có thể chắc chắn được rằng cuộc gặp của họ ở Hà Nội sẽ là dấu mốc rất quan trọng và quyết định mới đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
Theo Danviet
Ông Kim Jong Un có thể đến Hà Nội bằng máy bay cũ Nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể bay tới Hà Nội để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng chiếc máy bay chính thức của Triều Tiên, không phải phi cơ mượn từ Trung Quốc. Theo Korea Times, các nguồn tin ngoại giao ở Seoul vào ngày 19/2 cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lên kế hoạch...