Thượng đỉnh ASEAN hướng tầm nhìn sau 2015
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 vừa khai mạc vào hôm nay 9.10 tại Brunei chú trọng đến mục tiêu phát triển của khối sau khi đạt được Cộng đồng chung vào năm 2015.
Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thứ 23 khai mạc – Ảnh: Thục Minh/ASEAN 2013
Hội nghị khai mạc với đầy đủ người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao của 10 quốc gia thành viên cùng Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, tham dự Hội nghị.
Theo thông tin từ đoàn Việt Nam, bên cạnh các biện pháp nhằm đạt mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Hội nghị cũng tập trung thảo luận định hướng phát triển của khối sau năm 2015.
Về định hướng phát triển tương lai của ASEAN, các lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng một Tầm nhìn mang tính chiến lược nhằm đưa ASEAN tiếp tục phát triển vững mạnh và phát huy vai trò chủ đạo trong những thập kỷ tiếp sau 2015.
Theo đó, các lãnh đạo ASEAN đã thông qua một Tuyên bố về quyết tâm xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 và giao cho các Bộ trưởng Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) xây dựng các nội hàm chính của Tầm nhìn để trình Thượng đỉnh ASEAN trong năm 2014.
Video đang HOT
Tại Hội nghị, các lãnh đạo cũng đã trao đổi về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như tình hình Trung Đông – Bắc Phi, Syria, bán đảo Triều tiên, đặc biệt là tình hình Biển Đông.
Ngoài ra, Hội nghị cũng đã thông qua nhiều Tuyên bố quan trọng, trong đó có các Tuyên bố nhằm thúc đẩy hợp tác về an sinh xã hội, doanh nghiệp trẻ, phòng chống thiên tai, phòng chống các bệnh không lây nhiễm…
Các nguyên thủ ASEAN chuẩn bị chụp ảnh chung trước khi vào Hội nghị – Ảnh: Thục Minh/ASEAN 2013
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu 4 điểm cần thực hiện để hoàn thành 20% công việc còn lại nhằm đạt được Cộng đồng ASEAN năm 2015 và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển về sau.
Thủ tướng cũng đưa ra 5 điểm đáng lưu ý trong quá trình xây dựng tầm nhìn ASEAN sau năm 2015, và các ưu tiên trong công tác đối ngoại nhằm nâng cao vai trò trung tâm và vị thế của khối trong khu vực và trên thế giới.
Thúc giục tiến triển trong vấn đề biển Đông
Đối với các vấn đề an ninh nổi cộm toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Chúng ta kêu gọi và đề nghị tất cả các bên liên quan cần triệt để tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hành động một cách cẩn trọng và có trách nhiệm”.
Riêng vấn đề biển Đông và tiến trình đi đến bộ Quy tắc ứng xử (COC), Thủ tướng hoan nghênh kết quả tham vấn chính thức lần đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc về COC hồi giữa tháng 9.2013.
“Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Do đó, ASEAN và Trung Quốc cần phải nỗ lực để duy trì được đà tích cực này và thúc đẩy thương lượng thực chất để sớm có COC”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thúc giục: “Chúng ta cần phải phấn đấu để Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc sắp tới thể hiện được thông điệp và quyết tâm của ASEAN và Trung Quốc về bảo đảm hòa bình và an ninh ở biển Đông cũng như về việc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc COC”.
Theo TNO
Kim ngạch thương mại Trung Quốc và ASEAN lên 1.000 tỉ USD vào năm 2020
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lên tiếng kêu gọi cho một biển Đông "hòa bình, hữu nghị và hợp tác" tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 khi chìa tay cho các lãnh đạo Đông Nam Á để trấn an họ về các tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng biển này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại hội nghị ASEAN - Trung Quốc, diễn ra bên lề hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23 ở Brunei vào ngày 9.10 - Ảnh: AFP
"Một biển Đông hòa bình là một phúc lành cho tất cả mọi người", AFP dẫn lời ông Lý phát biểu ngày 9.10.
"Chúng ta cần hợp tác với nhau để biến biển Đông thành một vùng biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác", Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi.
Phát biểu của ông Lý được đưa ra trong cuộc họp với lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN tại Brunei.
Giới quan sát nhận định rằng, trái ngược với giọng điệu căng thẳng dành cho Mỹ và Nhật Bản, Thủ tướng Trung Quốc đã đưa ra nhiều hứa hẹn về tình hữu nghị và hợp tác kinh tế cho các đối tác ASEAN tại hội nghị lần này.
Ông Lý kêu gọi các nước ASEAN nên tăng cường nỗ lực để tăng hơn gấp đôi kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN lên mức 1.000 tỉ USD trong năm 2020.
Kim ngạch thương mại giữa hai bên hồi năm 2012 là khoảng 400 tỉ USD, theo AFP.
Tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ có nhiệm vụ thể hiện sự ủng hộ của Mỹ dành cho các đồng minh châu Á, vốn đang lo ngại trước tuyên bố chủ quyền không thỏa hiệp đối với gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc cho thấy rằng ông sẽ chìa tay ra đối với các nước Đông Nam Á, như cách Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm hồi đầu tuần này.
Ông Tập trước đó từng tuyên bố quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á đang ở một "mốc khởi đầu lịch sử".
"Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi cách thức cổ xưa trước đây là muốn xưng bá sau khi trở nên hùng mạnh", ông Lý cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn với truyền thông Brunei.
Theo TNO
Thú vị chuyện bên lề Thượng đỉnh ASEAN Văn phòng Thủ tướng Brunei ngày 7.10 tổ chức lễ cầu nguyện cho Hội nghị được suôn sẻ là một trong những câu chuyện mà PV Thanh Niên Online ghi nhận được ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Văn Phòng Thủ tướng Brunei tổ chức lễ cầu nguyện cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ngày 9 - 10.10 diễn ra suôn...