Thương cô gái ngày làm sinh viên, tối làm công nhân nuôi mẹ bại liệt
Mẹ một mình tần tảo nuôi Phượng Hà khôn lớn dù cha bỏ em khi em vừa sinh ra. Khi Phượng Hà học năm cuối, mẹ em bị tai biến và nằm liệt một chỗ. Thương mẹ, Hà “cõng” mẹ lên nhà trọ để tiện bề học hành và chăm sóc mẹ.
Chúng tôi đến thăm hai mẹ con Nguyễn Ngọc Thu Tốt Phượng Hà – hiện là sinh viên năm cuối ngành cử nhân Anh văn của trường Cao đẳng Bến Tre. Nằm cạnh em là một người phụ nữ độ 60 tuổi nằm thẳng đơ, lâu lâu bà lại đưa đôi tay, với lên bắt lấy đôi tay Phượng Hà. Qua trò chuyện, chúng tôi mới biết cô Nguyễn Thị Thu Hà (1951) – mẹ ruột em Phượng Hà bị bại liệt hơn một năm nay.
Theo Phượng Hà, cha em bỏ hai mẹ con từ khi em mới 1 tháng tuổi. Từ đó, hai me con Hà đùm bọc nhau sinh sống ( ở Cồn Phụng, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) trong một căn nhà ven sông và nay không còn nữa vì đã sập. Hà cho biết, mẹ em trước đây tốt nghiệp trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, rồi về làm giáo viên trường THCS Ông Văn Huyên, Chợ Gạo, Tiền Giang. Lúc đó trợ cấp giáo viên không đủ để nuôi sống hai mẹ con nên mẹ Hà nghỉ dạy về nhà làm đồ thủ công mỹ nghệ đem ra chợ bán để nuôi Hà.
Từ năm 2012, để tiện bề học hành và chăm sóc mẹ, Phượng Hà đưa mẹ lên nhà trọ sinh sống
Hỏi về bệnh tình của mẹ, Phượng Hà cho biết, khoảng tháng 10/ 2012 tai họa ập đến gia đình em khi mẹ em bị xuất huyết não, sau đó biến chứng thành tai biến mạch máu não phải cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu rồi chuyển tiếp lên bệnh viện Trần Văn An. Khoảng thời gian này, dù đã có bảo hiểm hộ nghèo nhưng số tiền viện phí rất lớn.
Cũng may lúc đó nhờ tình yêu thương và sự giúp giúp đỡ của hàng xóm láng giềng, bạn bè của Hà và thầy cô trường Cao đẳng Bến Tre, mọi người vận động hỗ trợ giúp Phượng Hà vượt qua khó khăn. Sau 2 tháng điều trị mẹ Hà vẫn không cử động được và đúng lúc Hà không thể xoay đầu ra tiền nên Phượng Hà đành xin bệnh viện đưa mẹ về quê. Nhưng khi về nhà, căn nhà lá cũng “chẳng thương” cho mẹ con em ở nữa, nhà đổ sập. Hai mẹ con phải sang nhà bà con hàng xóm tá túc mấy hôm trước khi Phượng Hà quyết định “cõng” mẹ lên nhà trọ ở Bến Tre để ở và tiếp tục việc học hành, vì khi đó em đang học năm cuối ngành Cử nhân Anh văn.
“Trước đây dù gia đình thuộc diện nghèo khó nhưng em luôn có một điểm tựa vững chắc là mẹ mình. Giờ đây, khi nhìn mọi người có thể đi lại, cười nói mình lại bật khóc khi nghĩ đến mẹ nằm yên bất động. Bây giờ dù khó khăn nhưng em lại là chỗ dựa duy nhất cho mẹ, vì vậy em không thể bỏ cuộc!” Phượng Hà chia sẻ.
Sau giờ học là phụ bàn, làm công nhân
Trong căn phòng nhỏ chật hẹp rộng chưa tới 12m2 có đến 3 người cùng ở. Hà cho biết, vì để tiết kiệm tiền em rủ một người bạn đến thuê chung, cũng may người bạn này thông cảm cho tình cảnh của Hà nên ngoài việc đồng ý ở chung, bạn này còn luôn giúp đỡ chăm lo cho mẹ Hà lúc Hà đi làm thêm.
Phượng Hà ngậm ngùi nhớ lại: “Ngày xưa em cũng không muốn học cao vì nhà quá nghèo, nhưng mẹ cứ luôn động viên em cố mà học. Bởi vậy sau khi thi rớt đại học em cũng đã định từ bỏ nhưng mẹ đã động viên nên em tiếp tục ôn lại và thi đỗ vào trường Cao đẳng Bến Tre ngành Cử nhân anh văn.”
Từ ngày không còn tiền nhờ bác sĩ đến tập vật lý trị liệu cho mẹ, tứ chí của mẹ Hà xơ cúng lại. Theo Hà nếu duy trì được việc tập luyện, mẹ Hà có thể đi lại được.
Những ngày đầu khi mới đưa mẹ lên phòng trọ Phượng Hà còn có tiền để mời bác sĩ ở bệnh viện Trần Văn An lên tập trị liệu cho mẹ ngày một lần với chi phí 40.000/lần, nhưng rồi số lần giảm xuống còn tuần 3 lần. Các bác sĩ thương cho hoàn cảnh của em nên giảm chi phí xuống còn 25.000/lần nhưng rồi chẳng còn tiền để chữa trị đành dừng lại.
Giờ đây, sau một năm có nhiều biến cố (mẹ bệnh, nhà sập,…) mỗi ngày Phượng Hà vừa đi học ở trường, rồi về làm thay công tác của bác sĩ làm vật lý trị liệu, đi chợ, nấu ăn rồi đi học thêm nghiệp vụ sư phạm, tối đến lại đi chạy bàn ở một quán ăn Cả ngày bận rộn không một phút nghỉ ngơi thế nhưng cô gái nhỏ bé ấy vẫn luôn cố gắng vì tin rằng một điều kì diệu sẽ xảy ra cho mẹ em.
Video đang HOT
Hiện tại, Phượng Hà học nghiệp vụ sư phạm khoảng 1 tháng là xong chương trình nhưng em rất lo không tìm được chỗ dạy thì cuộc sống càng khó khăn hơn.
Trước gánh nặng tiền học phí, tiền sinh hoạt, tiền thuê nhà trọ, tiền thuốc men cho mẹ nên suốt tháng hè rồi Hà xin đi làm công nhân đến khi nhập học thì Hà đi phụ bàn ở quán phở và hiện tại Hà đang phụ chạy bàn cho một quán ăn… Hà làm bao nhiêu việc nhưng số tiền công chỉ đủ đong gạo, tiền mắm muối cho hai mẹ con. Riêng khoản nợ hơn 25 triệu đồng mà Phượng Hà vay khi đi học và chữa bệnh cho mẹ thì không biết đến khi nào mới trả xong. Nhắc đến chuyện này, Hà đâm lo cho ngày ra trường, liệu có tìm được một chỗ dạy hay không hay phải đi phụ bàn tiếp?
Khi chúng tôi hỏi cuộc sống khó khăn đến nhường ấy có lúc nào em nghĩ đến việc bỏ cuộc không, Hà cười nhẹ rồi bảo: “Làm giáo viên là mơ ước lớn lao nhất của cuộc đời mẹ em nhưng rồi vì em mẹ đành từ bỏ. Nên hôm nay em muốn tiếp tục con đường mà mẹ đã đi dang dở, bởi vậy em luôn mơ về nó. Dù cho cuộc sống có khó khăn thế nào cũng không dập tắt được mục đích đó của em”.
Em lại nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay gầy gò của mẹ mình và nói: “Em hy vọng đến lúc ước mơ của em được thực hiện thì mẹ em cũng sẽ được chữa khỏi bệnh”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1208: Em Nguyễn Ngọc Thu Tốt Phượng Hà – hiện ở trọ tại Ấp 1, xã Sơn Đông, TP Bến Tre. ĐT: 0188 7116575 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Hành – Lương Thuỷ
Theo Dantri
Cô giáo của những thủ khoa
Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua "bàn tay nhào nặn" của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.
Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người "lái đò" tận tụy chuyên chở "những chuyến đò đầy sao" tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.
Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học Huế.
Niềm tin với nghề giáo
Hồi còn học cấp 3 mỗi lần nghe chị gái đi học về kể chuyện cô giáo dạy chuyên Anh lớp chị làm tôi vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn một lần trong đời được diện kiến cô.
Không biết duyên phận "đưa đẩy" thế nào mà hơn 10 năm sau ngày ra trường tôi được gặp cô giáo Minh Hương trong một buổi trưa tiết trời nắng ráo của những ngày cơn bão dữ vừa tát qua dải đất miền Trung.
Đón tôi tại căn nhà xinh xắn ở địa chỉ 87 Phan Văn Trường (Thành phố Huế) cô vui vẻ dẫn tôi lên một căn phòng ấm áp, phảng phất chút thiền môn. Bên tách trà hòa mật ong còn thơm nóng, cô Minh Hương bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề:
"Thật lòng với em từ xưa đến chừ cô cùng không muốn lên báo mô nghe. Vì cô biết ở trong ngành Giáo dục còn rất nhiều người thầy, người cô đáng kính, đáng trọng hơn mình nữa. Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn em à".
Sau khi nghe câu chuyện thật "chắc chắn như đinh đóng cột" mà suốt cả giờ cô say sưa kể, tôi đã té ngửa khi biết rằng công việc dạy chuyên của một giáo viên không dễ dàng như lâu nay mình tưởng.
Từ một học sinh chuyên Anh của trường rồi đến khi qua hết quãng đời sinh viên Anh ngữ tại trường Đại học Sư phạm Huế cô quay lại trường xin làm công việc của một người "đưa đò" mà từ lúc còn bé đã hằng mơ ước.
Không thể nhớ hết nỗi hơn 20 năm đi dạy, bao nhiêu "chuyến đò" lúc trầm lúc lắng, lúc nước sông đục sông trong. Lúc trời yên bể lặng thì những chuyến đò chở nguồn tri thức "vượt vũ môn" nhanh chóng rạng rỡ. Cũng có những chuyến đò gập ghềnh cheo leo, lâu lâu mới thấy các em "qua được bến bờ vinh quang" rồi quay lại ghé thăm cô giáo cũ cùng say sưa chuyện trò.
Thấy tôi có vẻ thắc mắc câu hỏi nhiều năm dạy chuyên, cô có chịu "sức ép" nào không? Cô vẫn một nụ cười đôn hậu như hồi tôi được nghe chị kể. "Cái chất của thiếu nữ Huế" luôn khép kín mà sâu lắng trong tâm hồn cô càng làm cho tôi cảm nhận những khó khăn của nghề giáo. Một nghề mà ai đã dấn thân vào cũng phải sống bằng tâm, trí và đặc biệt là lòng đam mê.
Cô Hương tâm sự: "Ngày trước mọi người hay bảo nhau "Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm" riêng cô thì khác, từ ngày còn là cựu học sinh của trường Quốc học Huế cô đã mê nghề đi dạy rồi. Không biết bạn trẻ bây giờ có chán học ngoại ngữ không. Chứ cô thấy thầy cô ngày trước ở trường dạy quá tuyệt vời, đến nỗi cô mê nghề giáo từ ngày đó".
Mặc dù tốt nghiệp đại học loại ưu, nằm trong danh sách các sinh viên được trường Đại học Sư phạm Huế giữ lại làm giảng viên nhưng vì tình yêu trường cũ, thích quây quần bên đám học trò tinh nghịch dễ thương cô quyết định quay lại trường xin gặp thầy hiệu trưởng dạy hợp đồng.
"Hồi đó mới ra trường mình thích dạy quá nên vừa nhận bằng xong là mình "ngây thơ" đến gặp thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng lúc đó là hiệu trưởng rồi nói: "Thầy ơi con ra trường rồi thầy cho con về trường dạy nhé. Nếu trong trường đủ giáo viên biên chế rồi thầy cho con dạy không cần lương cũng được".
Thầy Trừng nói lại: "Thầy cho em dạy không hưởng lương vô tình thầy bóc lột con à". "Cũng thật lòng mà nói, lúc mới ra trường kinh tế gia đình cô khó khăn lắm. Cô cùng từng bỏ dạy làm đủ thứ nghề. Nhưng rồi vì tình yêu với nghề giáo luôn âm ỉ trong cô cho nên vào năm 1991 tổ Anh văn của trường có cô Sương đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, từ đó cô được tuyển vào biên chế của trường cho đến ngày hôm nay".
Cô Minh Hương (bên trái) và Trương Thái Chân - Thủ khoa trường ĐH Ngoại ngữ Huế năm 2013.
Hãy sống với học sinh bằng tấm chân tình
Gần 20 năm gắn bó với học sinh chuyên Anh, cô không nhớ nổi có bao nhiêu học sinh mình dạy đã đỗ thủ khoa vào các trường đại học trên toàn quốc nhưng bao giờ kể về công việc cô cũng khiêm tốn, chân thành. Nhiều "học trò cưng" của cô giờ đã thành danh như: Tô Diệu Lan, Nguyễn Quý Trân, Lê Mai Hoàng Giao hay những học sinh vừa đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 - 2103 của lớp 12 chuyên Anh do cô làm chủ nhiệm như: Trương Thái Chân, Đào Bội Trân, Nguyễn Thanh Trúc... khi có dịp tiếp xúc đã có những nhận xét rất chí tình về cô giáo của mình.
Em Trương Thái Chân kể: Ở trường, cô Minh Hương như là một người mẹ hiền của bọn em, cách giảng dạy của cô không hề tạo ra sự gò bó từ kỹ năng nghe, đọc và cách giảng bài. Cô Hương luôn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, cho học sinh làm bài tập nhiều hơn học lý thuyết, sau đó chỉ ra những cơ bản nhất để học sinh theo kịp. Cô chính là thần tượng của chúng em.
Cô Minh Hương (người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò.
Chưa một lần tự hào nhận mình là người dạy giỏi, khi đánh giá về bản thân cô cho rằng cuộc đời mình gặp nhiều may mắn so với các đồng nghiệp khác. Riêng việc trao dồi kiến thức cho học sinh người dạy phải luôn có những điểm khác hơn trong kỹ năng dạy học và làm công tác chủ nhiệm.
Đôi lúc giáo viên ngoài sách giáo khoa, người dạy chuyên Anh phải luôn trau dồi tài liệu, giáo án. Người cô, người thầy khi dạy cho học sinh "phải như ca sĩ hát hay trên sân khấu". Người dạy giỏi phải làm cho học sinh thích thú, cảm hứng như những người nấu ăn giỏi luôn biết soạn những món ăn mà người ăn cảm thấy không ớn.
Còn bằng cách nào để học sinh luôn nhớ và yêu quý mình trong khi đang còn học cũng như sau khi ra trường thì chính bản thân người cô, người thầy phải sống gần gũi với học trò bằng lòng chân tình, nhiệt tình và ít "màu mè". Đừng bao giờ ép học sinh phải làm những điều mà các em không thích.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2012 - 2013, lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế do cô Nguyễn Minh Hương chủ nhiệm có 6 thủ khoa của các trường, ngành trực thuộc ĐH Huế và Đại học quốc gia TPHCM. 6 thủ khoa đến từ lớp Chuyên Anh Quốc học Huế, gồm: Trương Thái Chân - Thủ khoa 27 điểm trường Đại học Ngoại ngữ Huế; Đào Bội Trân - Thủ khoa 26,5 điểm trường Đại học Ngoại thương TPHCM; Nguyễn Thanh Trúc - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Kinh tế Huế; Lại Xuân Bách - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế; Nguyễn Hoàng Minh Đức - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Kinh tế, ĐH Kinh tế Huế; Trịnh Phước An - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Công nghệ thông tin TPHCM. Ngoài ra, trong lớp 12 Chuyên Anh Quốc học Huế có nhiều bạn tự "săn tìm học bổng" qua mạng. Nổi bật như: Trần Thị Hoàng Dung, Trần Trương Bảo Ngọc, Lương Thị Xuân Nguyên dù đã có suất du học tại Nhật bằng học bổng APU vẫn muốn thử sức trong kỳ thi đại học vừa qua.
Minh Ngọc
Theo GD&TĐ
Mẹ sát hại 2 con vì bế tắc Cuộc sống khó khăn, con mắc trọng bệnh và nghi ngờ chồng có người đàn bà khác được cho là nguyên nhân khiến chị Nga sát hại hai con rồi tự sát trong phòng trọ. Theo điều tra ban đầu của công an TP HCM, nguyên nhân ba mẹ con chết ở phòng trọ (ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP...