Thương chiến : Trung Quốc dính quả đòn quá đau vì Mỹ
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã làm các chuyên gia ngạc nhiên với dữ liệu yếu kém cho tháng Bảy. Tất cả các chỉ số chính đều thấp hơn dự kiến, tăng trưởng sản xuất công nghiệp thấp kỷ lục trong 17 năm qua, theo Reuters.
Các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters dự kiến tăng trưởng 5,8%, vẫn thấp hơn so với tháng 6 (6,3%), nhưng hóa ra con số thực là 4,8%. Doanh số bán lẻ cũng hóa ra thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng – 7,6% so với 8,6%.
Đầu tư vào tài sản cố định kể từ đầu năm tăng 5,7%, cũng tệ hơn dự báo 5,8%. Đầu tư vào bất động sản tăng 10,6%, mặc dù mức tăng dự kiến là 10,9%. Ngành công nghiệp có vấn đề nhất là công nghiệp ô tô Trung Quốc, nơi sản lượng kém hơn 4,4% so với năm ngoái. Tăng trưởng sản xuất xe thương mại có thể gọi là sự sụp đổ – giảm 11,5% theo các chỉ số hàng năm.
Theo các chuyên gia, tình hình cho thấy Trung Quốc đang trải qua cuộc chiến thương mại với Mỹ khó khăn hơn đối thủ. Việc giảm thuế VAT không giúp Bắc Kinh đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tiêu dùng, việc bơm tín dụng cũng chưa hiệu quả, trongkhiđó việc phụcvụ món nợ, đã lên tới 300% GDP, đang trở nên đắt đỏ hơn.
Bắt đầu từ ngày 1/9, Mỹ áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD. Lần đầu tiên, lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng đến một loạt các mặt hàng tiêu dùng trong suốt cuộc chiến thương mại.
Video đang HOT
Ngày 13/8, Mỹ tuyên bố nới lỏng một phần lệnh trừng phạt – điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy chơi game, một số nhãn hiệu giày và quần áo được xóa khỏi danh sách cho đến ngày 15 tháng 12.
Theo Danviet
Buôn bán khó khăn, ông lớn bán lẻ máy tính đi bán tủ lạnh
Sau những hệ thống kinh doanh di động lớn đi bán đồng hồ, mắt kính hay thậm chí bán cả đồ gia dụng nhà bếp thì một hệ thống kinh doanh máy tính có tiếng bắt đầu đi bán máy lạnh, tủ lạnh.
Mô hình kinh doanh mặt hàng công nghệ đang chứng kiến sự khó khăn, nhiều hệ thống lớn đã bắt đầu chuyển hướng kinh doanh thêm các mặt hàng khác, thay vì những mặt hàng chủ lực như trước đây.
Mới đây, một hệ thống có tiếng ở TPHCM về máy tính đó là Phong Vũ, bất ngờ công bố bán thêm tủ lạnh. Đây là một động thái được đánh giá là "thay đổi để tồn tại", trong bối cảnh thị trường ngày càng bị thu hẹp do sức mua thấp.
Các chuỗi di động, máy tính đều tính cửa bán các mặt hàng khác nhằm gia tăng lợi nhuận.
Đại diện từ Phong Vũ cho biết, tủ lạnh là mặt hàng mới sau khi thương hiệu này thử nghiệm thành công mặt hàng máy lạnh. Các sản phẩm tủ lạnh mà đơn vị này kinh doanh dao động từ 2 triệu đến 40 triệu đồng, bắt đầu từ quý III năm nay.
Khác với các chuỗi lớn kinh doanh mặt hàng này, Phong Vũ cho biết, mặt hàng mới này sẽ được bán online tại website của công ty và giao hàng tận nơi chứ không trưng bày tại cửa hàng.
Với động thái mới từ Phong Vũ, có thể thấy thị trường kinh doanh mặt hàng công nghệ thực sự gặp khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực máy tính & PC. Đây là thế mạnh của đơn vị này khi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh mặt hàng máy tính, PC & linh kiện máy tính. Đây cũng là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nổi trội, có tiếng tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
Sự khó khăn của ngành hàng máy tính đã diễn ra từ năm 2017 khi sức mua thấp, bị ảnh hưởng trực tiếp từ mặt hàng di động, vốn tiện dụng và giá cả mềm hơn. Phong Vũ cũng từng đóng một cửa hàng có quy mô lớn nhất tại số 125 Nguyễn Thị Minh Khai Q1, TP.HCM để thu hẹp kinh doanh, tồn tại trước sức ép của thị trường.
Không chỉ vậy, ở TPHCM, trong năm 2017, các hệ thống lớn khác ở TPHCM chuyên kinh doanh mặt hàng máy tính cũng đóng cửa và thu hẹp kinh doanh như Hoàng Long hay Thành Nhân...
Một nhà bán lẻ lớn nhận định, việc chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh mới gọi tên là "bách hóa công nghệ" đang là xu hướng của hầu hết các nhà kinh doanh mặt hàng công nghệ. Việc này nhằm mục đích tận dụng nhân lực, quy mô cửa hàng để kinh doanh kết hợp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, cải thiện doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng trước khi nghĩ đến việc mở rộng quy mô...
Dạo quanh các hệ thống lớn như Thế giới Di động, VinPro hay FPT Shop có thể thấy các ông lớn này đã kinh doanh thêm các mặt hàng mới, bên cạnh các thiết bị chủ lực như di động.
Người dùng chắc không còn quá bỡ ngỡ khi thấy những kệ tủ trưng bày mắt kính, đồng hồ khi đến Thế giới Di động, một hệ thống bán lẻ thuần công nghệ. Hay đến Bách hóa Xanh, một hệ thống bách hóa cũng đang bắt đầu thử nghiệm mô hình "Bách hóa Xanh kết hợp Điện máy Xanh" với việc gộp chung các mặt hàng rau, củ, quả, thịt cá bên cạnh bán đồ gia dụng nhà bếp như nồi niêu, xoong chảo, chén, dĩa, đũa muỗng... Hay thậm chí đến với VinPro, ngoài đồ công nghệ, viễn thông, điện máy, đơn vị này còn có các mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng.
Có thể thấy thị trường bán lẻ mặt hàng công nghệ đang có sự lột xác trong các mô hình kinh doanh. Những hệ thống lớn đã không còn kinh doanh chỉ riêng một mặt hàng chủ lực như trước đây mà tận dụng nguồn lực, mở rộng các lĩnh vực để tồn tại. Việc chuyển đổi này được xem là bước đi sống còn cho các chuỗi bán hàng công nghệ trong sự chuyển biến nhanh của thị trường. Và tương lai gần, mô hình "bách hóa công nghệ" sẽ là điểm nhấn chính của các hệ thống bán lẻ trong nước, ít nhất là đầy thú vị trong nửa cuối năm 2019. Đây sẽ là một cuộc đua mới khốc liệt và đầy thú vị của những tháng cuối năm nay.
Theo dân trí
Lãnh đạo Hong Kong hối thúc chấm dứt bạo lực Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã hối thúc chấm dứt bạo lực để thành phố này thoát khỏi tình cảnh kinh tế khó khăn. Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga. (Nguồn: Stand News) Trước khi phát biểu với báo giới vào ngày 10/8, bà Lâm đã...