Thương chiến Mỹ-Trung sẽ đi về đâu?
Cuộc đối đầu thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều khả năng còn tiếp tục leo thang, ít nhất là đến hết năm 2020.
Hơn 1 năm qua, Washington và Bắc Kinh dắt tay nhau qua hơn chục vòng đàm phán với hy vọng tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại kéo dài dai dẳng.
Ngày 10-11/10 tới tại Washington, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tham gia cuộc thương thảo với các quan chức Mỹ trong vòng đàm phán thứ 13. Tuy nhiên, những bất đồng trong hàng loạt các vấn đề giữa 2 bên khiến giới quan sát tin rằng cuộc thảo luận vào cuối tuần này sẽ không đem lại đột phá.
Phái đoàn Mỹ – Trung đàm phán tại Washington. (Ảnh: SCMP)
Chưa ai rõ những gì sẽ diễn ra tiếp theo sau mốc đàm phán sắp tới, nhưng các chuyên gia cho rằng thương chiến Mỹ -Trung Quốc sẽ dẫn đến một trong hai giải pháp:
Tạm đình chiến do một trong hai nước nhượng bộ, có thể vì lý do kinh tế hay có thể vì lý do chính trị. Trung Quốc có thể nhượng bộ vì sợ khủng hoảng kinh tế và dân chúng mất việc làm sẽ nổi loạn. Thêm vào đó, Mỹ càng ngày càng đem những yếu tố khác vào như là Hong Kong, vv. để ép Trung Quốc. Măt khác, Mỹ cũng có thể nhượng bộ vì lý do bầu cử sắp đến và vì lo ngại về suy thoái kinh tế tạo ra nhiều áp lực chính trị trong nước. Lẽ dĩ nhiên nước nào nhượng bộ cũng đều nêu một lý do thật là “chính đáng” bên ngoài để che lấp lý do của mình.
Tiếp tục tiến xa hơn trong cuộc chiến. Trừ khi có thỏa hiệp giữa Trump và Tâp, cuộc chiến thương mại rất dễ leo thang. Mỹ có thể tăng thuế suất đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và Trung Quốc cũng có thể làm như vậy đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Trung Quốc có thể thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc. Ông Trump đã thẳng thắn kêu các công ty Mỹ rời Trung Quốc đi các nước khác, nhất là về lại Mỹ. Tổng thống Trump đang theo đuổi việc thực hiện các cam kết chính trị của mình. Ông Trump cũng nhiều lần nói rằng, Mỹ không muốn một thỏa thuận “hẹp” với Trung Quốc mà đó phải là một thỏa thuận toàn diện, và quan trọng là có lợi cho Mỹ. Do đó, khả năng cao là Mỹ sẽ có thêm nhiều hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu đặt ra về giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Video đang HOT
Mỹ từ lâu coi Trung Quốc là “trung tâm mọi rắc rối thương mại của Mỹ”, là “nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ”.
Một số người cho rằng Trung Quốc có thể bán số lượng Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills) của Mỹ mà Trung Quốc đang cất giữ như tài sản (khoảng 5 % tổng số nợ của Mỹ) và điều đó sẽ tạo áp lực lên phía Mỹ. Nhưng chuyên đó khó có thể xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, hiện tại trên thế giới không có công cụ tài chánh gì chắc ăn bằng công khố phiếu Tín phiếu Kho bạc của Mỹ. Thứ hai, nếu Trung Quốc bán Tín phiếu Kho bạc, giá của Tín phiếu Kho bạc sẽ giảm mạnh, làm giảm giá trị tài sản trong nước cũng như trữ lượng của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc. Vì vây Trung Quốc sẽ là người bị thiêt thòi đầu tiên.
Mỹ cũng có thể dùng những biên pháp cứng rắn hơn. Mỹ có thể cắt các ngân hàng Trung Quốc khỏi các hệ thống thanh toán và thanh toán bằng đô la Mỹ, giống như họ đã làm với Iran. Họ cũng có thể đóng băng tài sản ở nước ngoài của các công ty nhà nước Trung Quốc và cấm các tổ chức tài chính của Mỹ đầu tư vào thị trường trái phiếu và vốn cổ phần của Trung Quốc. Những biên pháp này sẽ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc.
Nhưng dù giải pháp 1 hay 2 xảy ra, mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại mức độ đã có trong ba thập niên qua. Dù là đảng Công hoà hay Dân chủ lên cầm quyền, Mỹ sẽ làm mọi cách để ngăn ngừa Trung Quốc đe dọa vị trí của Mỹ trên thế giới. Các nước khác trên thế giới cũng nhìn thấy điều này và vô hình chung thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe Trung Quốc và phe không Trung Quốc do Mỹ lãnh đạo. Điều này chưa chắc sẽ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc nhưng ít ra sẽ tạo ra nhiều khó khăn trên đường tiến lên của Trung Quốc.
Với những lý do trên có thể nhận định rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có nhiều khả năng còn tiếp tục leo thang, ít nhất là đến hết năm 2020 vì đây không phải là cuộc chiến tranh thương mại đơn thuần mà sâu sa hơn, đó là cuộc cạnh tranh giành vị thế chính trị và kinh tế.
Điều này đã, đang gây tác động không nhỏ tới nền kinh tế của cả hai nước, cũng như các nền kinh tế mở khác trên thế giới. Việt Nam là một nền kinh tế mở, cho nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh này đưa lại, tuy nhiên, trên góc nhìn lạc quan, giới phân tích cho rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi nếu biết tận dụng các cơ hội. Chính phủ Việt Nam cần nâng cao vai trò quản lý, hướng dẫn kết hợp. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết tận dụng, cập nhật, nâng cao chất lượng để biến những khó khăn thành cơ hội cho chính mình.
(Tổng hợp)
MỸ TRUNG
Theo VTC
TT Trump lùi ngày tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng để tránh quốc khánh TQ
Tổng thống Trump ngày 11/9 tuyên bố đồng ý lùi thời điểm tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc lại hai tuần, và nói quyết định này được đưa ra sau yêu cầu của Bắc Kinh.
"Chúng tôi đã nhất trí, như một cử chỉ thiện chí, sẽ dời ngày tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa (từ 25% lên 30%) từ ngày 1/10 sang 15/10", ông Trump viết trên Twitter.
Ông nói việc lùi ngày tăng thuế được yêu cầu bởi "Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, và với lý do Trung Quốc đang kỷ niệm 70 năm quốc khánh".
Ông Donald Trump gặp ông Tập Cận Bình sáng 29/6 tại Osaka, Nhật Bản, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AP.
Các đại diện thương mại Trung Quốc dự kiến gặp phía Mỹ giữa tháng 9 ở Washington trước các cuộc gặp cấp cao hơn vào đầu tháng 10, bao gồm Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Quyết định hoãn thuế này của ông Trump có thể tạo điều kiện cho hai bên thương lượng trước khi thuế có hiệu lực, theo Reuters.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã công bố các khoản thuế mới vào hàng hóa của nhau ngày 3/9, tiếp nối nhiều lệnh đánh thuế qua lại từ nhiều tháng nay, khiến thị trường tài chính biến động mạnh và đe dọa gây ra suy thoái toàn cầu.
Trung Quốc ngày 10/9 đã miễn trừng phạt thuế đối với 16 sản phẩm từ Mỹ, chứng tỏ thiện chí trước thềm cuộc đàm phán, theo Washington Post.
"Trung Quốc muốn tỏ ra cao thượng hơn trước các cuộc đàm phán tháng 10 và gửi thông điệp thiện chí", Yao Xinchao, giáo sư thương mại quốc tế ở Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, nói với Washington Post. "Tất cả là nhằm tạo dư luận có lợi" và biến Mỹ thành bên gây hấn, theo Yao.
Bộ Tài chính Trung Quốc còn cho biết sẽ mở rộng số sản phẩm được miễn lệnh tăng thuế, và phần thuế đã bị thu sẽ được hoàn trả. Bắc Kinh nói điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho một số công ty Mỹ. "Tôi nghĩ cả hai bên đều muốn một thỏa thuận", Kent Kedl, một nhà phân tích Trung Quốc ở công ty tư vấn Control Risks, nói.
"Do vậy họ cố tìm ra những cách có thể phá vỡ thế bế tắc".
Nhưng theo Washington Post, dù Trung Quốc đã nhượng bộ, lệnh đánh thuế đang áp dụng đối với các khối hàng nông nghiệp lớn từ Mỹ như đậu nành, ngô và thịt lợn, vốn đang gây thiệt hại nhiều nhất cho Mỹ, vẫn không thay đổi.
Thuế Trung Quốc đánh vào thịt lợn Mỹ giờ lên tới 72%, buộc chính quyền Trump phải hứa sẽ trợ cấp cho nông dân Mỹ tổng cộng khoảng 28 tỷ USD. Bắc Kinh biết đây là lợi thế của mình, nhất là trước bầu cử 2020.
Theo Zing.vn
Bí mật quốc gia của Trung Quốc trong hầm chứa chiến lược Cuộc chiến áp thuế khiến hàng hóa ở Trung Quốc tăng giá. Thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, thiếu nguồn cung vì dịch bệnh đẩy giá lên cao, buộc Bắc Kinh mở kho dự trữ chiến lược. Khi nguồn cung thịt lợn, loại thịt được ưa chuộng nhất Trung Quốc, suy giảm mạnh vì thương chiến và dịch bệnh, Bắc Kinh quyết...