Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Bình mới, rựu cũ’
Mỹ sử dụng kịch bản từng dùng trong cuộc chiến thương mại với Nhật Bản cách đây 30 năm để áp dụng với Trung Quốc.
Vào những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất với Mỹ. Nền kinh tế xứ phù tang tăng trưởng mạnh, nhăm nhe hất cảng vị thế số 1 của Mỹ. Washington tất nhiên không hài lòng, đưa ra hàng loạt cáo buộc Tokyo trộm cắp tài sản trí tuệ, thao túng tiền tệ, thực hiện chính sách công nghiệp nhà nước bảo trợ.
Khi Tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền vào năm 1981, ông bắt đầu gây sức ép buộc Nhật Bản mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và làm giảm thâm hụt thương mại. Tokyo cuối cùng cũng nhượng bộ nhưng cái giá phải trả cho quyết định đó là 3 thập kỷ đình trệ kinh tế và giảm phát. Kịch bản đó giờ đây dường như đang lặp lại và “diễn viên” sắm vai Nhật Bản giờ là Trung Quốc.
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều theo đuổi chủ nghĩa trọng thương (chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch) và cả 2 đều đang trở thành nạn nhân của thói quen của người Mỹ là biến các nước khác thành vật tế thân cho các vấn đề kinh tế của họ, Stephen S. Roach, cựu Chủ tịch và là nhà kinh tế trưởng của Tập đoàn Morgan Stanley chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương nhận định.
Cú “nhún mình” của Nhật từng khiến Tokyo bị đánh bại trong chiến tranh thương mại với Mỹ thập niên 1980. (Ảnh: AE)
Giống như các đòn đánh vào Nhật Bản năm 1980, chính sách chống Trung Quốc hiện nay của Mỹ xuất phát từ sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô đang ngày càng nghiêm trọng của Washington.
Trong cả 2 cuộc đối đầu, sự thiếu hụt đáng kể trong tiết kiệm của Mỹ tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai và thương mại lớn.
Khi Tổng thống Reagan nhậm chức vào tháng 1/1981, tỷ lệ tiết kiệm ròng trong nước của Mỹ ở mức 7,8% thu nhập quốc dân và tài khoản vãng lai cơ bản là cân bằng. Trong vòng 2,5 năm, do chính sách cắt giảm thuế mà Tổng thống Reagan đưa ra, tỷ lệ tiết kiệm ròng giảm xuống còn 3,7%, tài khoản vãng lai và cán cân thương mại hàng hóa rơi vào tình trạng thâm hụt vĩnh viễn. Ở khía cạnh này, cái gọi là vấn đề thương mại của Mỹ phần lớn là do họ tự tạo nên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chính quyền Reagan không thừa nhận điều đó mà đổ lỗi cho Nhật Bản, vốn chiếm tới 42% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong nửa đầu thập niên 1980.
Các tình tiết này có vẻ khá tương đồng với diễn biến thương chiến Mỹ-Trung hiện nay. Nhưng không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống Trump không kế thừa một nền kinh tế với kho tiết kiệm dồi dào.
Khi nhà lãnh đạo Mỹ lên nắm quyền vào tháng 1/2017, tỷ lệ tiết kiệm ròng trong nước của Mỹ chỉ ở mức 3%, thấp hơn gần 1 nửa so với mức khởi đầu kỷ nguyên của Tổng thống Reagan. Nhưng tương tự như người tiền nhiệm, ông Trump cũng chọn giảm thuế. Thất bại lần nữa lại lặp lại, thâm hụt ngân sách liên bang gia tăng, tỷ lệ tiệm kiệm ròng giảm xuống mức 2,8%, thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức 2,6% GDP, thâm hụt thương mại hàng hóa ở mức 4,5% vào cuối năm 2018.
Tổng thống Ronald Reagan. (Ảnh: Getty)
Chính quyền Trump cần một con tốt thí để đổ lỗi cho con số đáng buồn này và Washington chọn Trung Quốc, quốc gia chiếm tới 48% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong năm 2018.
Theo ông Stephen, trong cả 2 “tập phim” Mỹ đều né tránh thực tế. Với niềm tin cắt giảm thuế sẽ có cái bù đắp lại thiếu hụt đó, chính quyền Reagan không để tâm tới mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại với các yếu tố khác.
Trong khi đó, chính quyền Trump lại bị cuốn vào sự quyến rũ của lãi suất thấp và Lý thuyết tiền tệ hiện đại (chính phủ có thể tự tạo tiền, một đặc quyền mà hiện tại chỉ dành riêng cho các ngân hàng trung ương và không cần thiết phải được tài trợ bởi các khoản thu thuế và phát hành nợ theo quy định của kinh tế học chính thống) mà nhiều khi không để ý tới thực tế rằng hệ thống chăm sóc y tế nuốt chửng 18% GDP, chi tiêu quốc phòng bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 7 quốc gia lớn nhất cộng lại, các khoản cắt giảm thuế làm doanh thu thuế của chính phủ liên bang giảm xuống còn 16,5% GDP, thấp hơn mức trung bình 17,4% của 50 năm qua.
Ông Stephen cho rằng dù “kịch bản” không hoàn toàn tương đồng, nhưng cốt lõi trong bộ phim mà Mỹ diễn cùng Nhật Bản cách đây 30 năm và Trung Quốc hiện nay không có mấy khác biệt. Washington nhận thấy việc công kích các nước khác dễ dàng hơn so với việc tự nhìn nhận các vấn đề nội bộ.
Tuy nhiên, lần này, Bắc Kinh không dễ nhượng bộ như Tokyo cách đây 30 năm và hiện tại chưa thể đoán định cái kết cho tập phim mới nhất này.
Theo vtc.vn
IMF: Càng kéo dài thương chiến, Mỹ càng thiệt hại nặng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, cả Mỹ, Trung Quốc và nền kinh tế thế giới đều thua cuộc trong cuộc đấu Mỹ-Trung.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde hôm 10/6 nhận xét rằng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại nặng.
"Có những lo ngại ngày càng tăng về tác động của căng thẳng thương mại hiện nay. Rủi ro thuế quan gần đây nhất của Mỹ-Trung Quốc có thể làm giảm thêm đầu tư, năng suất và tăng trưởng. Mức thuế vừa được đề xuất của Mỹ đối với Mexico cũng rất đáng quan ngại" - bà Lagarde cho biết.Theo bà Lagarde, việc đánh thuế thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ khiến tổng sản lượng GDP toàn cầu giảm tới 455 tỷ USD, con số này lớn hơn cả tổng sản phẩm quốc nội của thành viên G20 - Nam Phi. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn 3,3% trong năm nay từ mức 3,6% của năm ngoái và sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm nay, dần dần đạt đến ngưỡng 3,6% vào năm 2020.
Theo vị Giám đốc điều hành IMF, cuộc chiến này đã làm tổn thương tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, khiến thị trường chứng khoán bị đe dọa và thúc đẩy các phản ứng thương mại trả đũa nhiều hơn nữa. Từ đó, triển vọng hòa giải là càng khó xảy ra. Nhưng theo bà Christine Lagarde, càng kéo dài cuộc chiến thương mại này, các bên tham gia sẽ cùng là những người thua cuộc.
"Thực tế là có nhiều bằng chứng cho thấy rằng Mỹ, Trung Quốc và nền kinh tế thế giới là những người thua cuộc từ những căng thẳng thương mại hiện nay" - bà nói thêm, gọi đây là những vết thương mà Mỹ và Trung Quốc đang tự mình gây ra. Để không tiếp tục làm đau mình, các bên liên quan cần tránh né kịch bản gia tăng mâu thuẫn ở bất cứ hình thức nào.
Dẫu cảnh báo các tin tức xấu đối với Mỹ, Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu, CEO IMF vẫn cho rằng, bà không thấy Mỹ có dấu hiệu suy thoái và IMF chưa cần can thiệp vào cuộc chiến Mỹ- Trung.
Khi được hỏi liệu các hành động thuế quan bị đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể biến tăng trưởng toàn cầu trở nên tiêu cực hay không, bà Lagarde đã lạc quan về nền kinh tế Mỹ.
Bà nói: "Chúng tôi không thấy những suy thoái kinh tế".
Trong môt bài phát biểu vào tuần trước tại Mỹ, vị CEO IMF tin rằng, nền kinh tế Mỹ dự kiến tăng 2,6% trong năm nay và giảm xuống chỉ tăng 1,9% trong năm 2020.
Trong khi đó, tại cuộc họp đại diện Tài chính ở Nhật Bản, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2019 và 2020, cho rằng, kết quả này là do ảnh hưởng từ đối đầu thương mại ngày càng tăng.
Có mặt tại Hội nghị Tài chính G20 vừa qua, vị đại diện IMF dù đánh giá tác động của cuộc chiến thương mại rất mạnh mẽ nhưng không đề xuất bất cứ sự can thiệp nào.
Khi được hỏi liệu IMF có cần phải có lập trường cứng rắn hơn đối với các hành động thuế quan của Mỹ hay không, bà Lagarde nói rằng, nhiệm vụ của IMF phải tiếp tục trình bày các sự kiện và nghiên cứu kinh tế nhằm tư vấn cho các nhà lãnh đạo quốc gia. IMF là người đưa ra lời khuyên... "Nếu bạn đi theo hướng đó, đây là những hậu quả. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách để quyết định những gì là lợi ích của họ" - bà Lagarde nói.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Tỷ lệ thất nghiệp tại Canada giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1976 Kinh tế Canada có dấu hiệu mạnh lên trong tháng Năm vừa qua khi có thêm 27.700 việc làm, cao hơn rất nhiều so với con số dự báo 8.000 việc làm của các chuyên gia phân tích. Đặc biệt, theo Cơ quan Thống kê Canada, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã giảm từ mức 5,7% trong tháng 4/2019 xuống 5,4%...