Thương chiến Mỹ-Trung bên nào thắng cuộc?
Trong 4 năm xung đột về chính sách giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc được cho là đã khiến quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, với những bất đồng trong nhiều lĩnh vực. Nhưng rốt cuộc, ai là người thắng cuộc trong cuộc chiến tranh thương mại này?
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây ra những bất đồng giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.
Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ; nước này dẫn trước ở hầu hết các chỉ tiêu quan trọng. Hãng tin Bloomberg viết về điều này. GDP của Trung Quốc tăng 3,2% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Nền kinh tế Mỹ giảm 32,9% theo chỉ số năm. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ đã mạnh lên trong 8 tuần liên tiếp, đây cũng là quãng thời gian tăng trưởng dài nhất của đồng tiền này kể từ tháng 2/2018. Đồng USD, trái ngược với đồng tiền Trung Quốc, gần đây đang suy yếu.
Bắc Kinh còn xa mới đạt chỉ tiêu cam kết gia tăng nhập khẩu từ Mỹ, về phương diện này phía Mỹ cũng không thể coi là bên thắng cuộc. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng việc các công ty công nghệ Trung Quốc vươn lên những vị trí hàng đầu thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian. Những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm ngăn chặn điều này hiện vẫn chưa mang lại kết quả.
Video đang HOT
Hiện tại, kết quả chung của mọi nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm “chia cắt” hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc lại khiến kinh tế Trung Quốc có khả năng tự túc nhiều hơn, các nhà phân tích nhận định.
Trước đó, được biết các công ty Mỹ không có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ bất chấp yêu cầu của ông Trump. Cuộc đàm phán thương mại tiếp theo Mỹ và Trung Quốc lẽ ra được tổ chức vào tháng 8, tuy nhiên đã bị hoãn lại do cả hai nước đều chưa sẵn sàng. Bắc Kinh không thực hiện được cam kết hồi tháng 1 khi “giai đoạn đầu” của thỏa thuận thương mại được ký kết. Theo các điều khoản thỏa thuận, Trung Quốc cần tăng giá trị mua hàng hóa của Mỹ tính cả năm 2020 lên mức 200 tỷ USD.
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ vì lệnh cấm TikTok, WeChat
Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích quyết định cấm TikTok và WeChat của Mỹ, cảnh báo sẵn sàng đáp trả để bảo vệ các công ty trong nước.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng bắt nạt, chấm dứt hành động sai trái, duy trì luật lệ và trật tự quốc tế một cách công bằng và minh bạch. Nếu Mỹ quyết làm theo cách của mình, Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích của các công ty trong nước", Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông cáo cho biết hôm 19/9.
Phản ứng được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Washington có kế hoạch cấm người dùng ở Mỹ tải ứng dụng WeChat và TikTok từ ngày 20/9. Bộ Thương mại Mỹ sẽ yêu cầu gỡ hai ứng dụng Trung Quốc ở Mỹ và "cấm cửa" chúng trên AppStore, Google Play hay bất cứ nhà cung cấp ứng dụng nào trên các nền tảng "có thể tiếp cận từ Mỹ".
Ứng dụng TikTok và WeChat trên điện thoại trưng bày ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh: AP.
Các nguồn thạo tin cho biết lệnh cấm tải TikTok của Mỹ có thể vẫn được Tổng thống Donald Trump hủy trước khi có hiệu lực vào cuối tuần, với điều kiện chủ sở hữu ByteDance phải đạt được thỏa thuận về các hoạt động tại Mỹ.
Lệnh cấm từ Bộ Thương mại Mỹ dường như nhằm thực hiện yêu cầu được Trump đưa ra hôm 6/8, trong đó ông cho cơ quan này 45 ngày để xác định cần chặn những ứng dụng nào được cho là "mối đe dọa an ninh quốc gia". Thời hạn 45 ngày sẽ kết thúc ngày 20/9.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trước đó cho biết đã thực hiện động thái quan trọng để chống lại việc Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, đồng thời tích cực thực thi các quy định và điều luật Mỹ.
Chính quyền Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc, đồng thời gọi TikTok cùng WeChat là "những mối đe dọa đáng kể". TikTok có khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ, đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi. WeChat cũng có 19 triệu tài khoản hoạt động hàng ngày ở nước này, chủ yếu là du học sinh Trung Quốc và những người Mỹ có quan hệ cá nhân hay kinh doanh ở Trung Quốc.
Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ông chủ Nhà Trắng cũng đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc bị đóng cửa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân trước đó khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
TikTok hôm qua cũng ra tuyên bố chỉ trích quyết định cấm tải ứng dụng này ở Mỹ và tuyên bố sẽ chống lại "hành vi đàn áp" của chính quyền Trump.
Trump không muốn công ty Trung Quốc kiểm soát TikTok Tổng thống Mỹ không muốn ByteDance, công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, nắm quyền kiểm soát đối với ứng dụng này tại Mỹ. Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 17/9 nói rằng ông chủ Nhà Trắng không muốn ByteDance duy trì thế kiểm soát đối với hoạt động của...