Thương chiến đẩy hoạt động sản xuất của Mỹ xuống đáy
Tin vui Mỹ đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc đã không giúp hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 12/2019 khỏi phen lao đáy hơn 10 năm qua.
Dây chuyền lắp ráp dòng xe bán tải Ford F-150 tại bang Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP
Vẫn chưa đáng ngại
Dữ liệu công bố bởi Viện Quản lý Cung ứng ( ISM) tại bang Arizona cho thấy chỉ số hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Mỹ trượt từ mốc 48,1 tháng 11/2019 còn 47,2 trong tháng 12, đánh dấu cú lặn sâu nhất kể từ tháng 6/2009, cùng với đó là lượng đơn hàng mới và việc làm tại các nhà máy cũng xuống mức thấp trong nhiều năm qua. Số liệu trên làm tiêu tan hy vọng việc Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sẽ là cú hích của khu vực sản xuất của Mỹ.
Chỉ số trên xuống dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ đang bị thu hẹp và tháng 12/2019 đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này đứng dưới thang tham chiếu 50. Trước đó, các nhà kinh tế dự báo với Reuters rằng chỉ số trên sẽ nhích lên so với tháng 11/2019 và đạt 49,0 trong tháng 12 nhờ tin vui thương chiến “hạ nhiệt”.
Khu vực sản xuất của Mỹ đã chịu sức ép lớn từ thương chiến Mỹ – Trung trong nửa cuối năm 2019. Các đòn ăn miếng trả miếng thuế quan của hai bên đã níu lưu lượng hàng hóa giữa hai bên chậm lại, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng bị “vạ lây”.
Tháng 12/2019, hai bên tuyên bố đã đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết thỏa thuận này sẽ được ký vào ngày 15/1 tại Washington và các nội dung đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2 sẽ được xúc tiến sớm.
Video đang HOT
“ Sức khỏe thương mại toàn cầu vẫn là vấn đề đáng ngại nhất của các ngành, lĩnh vực. Nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động của một số ngành sẽ được cải thiện từ việc Mỹ – Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1″, ông Tim Fiore, Trưởng Ban Khảo sát Hoạt động sản xuất thuộc ISM nhận định.
Ngoài tác động xấu từ thương chiến, khu vực sản xuất của Mỹ cũng chịu trận khi Boeing thất bại đưa dòng máy bay 737 Max hoạt động trở lại. Điều này báo hại ngành thiết bị vận tải, biến ngành này trở thành ngành yếu trong 6 ngành công nghiệp lớn của Mỹ, ông Fiore cho biết. Boeing sẽ ngừng sản xuất máy bay 737 Max trong tháng này cho đến khi giới chức cho phép bay trở lại sau hai vụ tai nạn liên quan đến dòng máy bay này.
Trong khi đánh giá tổng thể của ISM cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 12/2019 sụt giảm mạnh nhất hơn 10 năm qua, ông Fiore lại cho rằng, biên độ co giãn của chỉ số này mới vẫn quanh thang tham chiếu 50. Chỉ số trên vẫn chưa ở mức thấp quá, nó vẫn dao động quanh dải biên độ tăng/giảm nhẹ, ông Fiore khẳng định.
Thông thường, cảnh báo suy thoái kinh tế sẽ được đưa ra nếu chỉ số hoạt động sản xuất của các nhà máy giảm xuống dưới mức 43. Tình hình sản xuất trì trệ là một trong những lo ngại thúc ép Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2019, dù cơ quan này đã nỗ lực giảm chi phí vay vốn và nhiều quan chức Fed, trong đó có Chủ tịch Jerome Powell tỏ ra hài lòng với tình hình kinh tế Mỹ năm qua.
Tăng đầu tư xây dựng
Về cơ bản, nền kinh tế Mỹ được đánh giá ở trạng thái tương đối tốt về gần cuối năm 2019, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và chi tiêu tiêu dùng ở mức lành mạnh, đóng góp khoảng 70% cho kinh tế nước này.
Thị trường nhà ở cũng đóng góp tích cực vào bức tranh kinh tế Mỹ năm 2019 sau thời gian dài chững lại. Theo Bộ Thương mại Mỹ, đầu tư xây dựng tại nước này đã tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong tháng 11/2019, còn các doanh nghiệp xây dựng cũng mạnh tay hơn với các khoản đầu tư cho các dự án. Đầu tư xây dựng tại Mỹ tăng 0,6% trong tháng 11 nhờ lực kéo của phân khúc nhà riêng với mức tăng trưởng 1,9%.
Chất xúc tác nữa cho tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 đến từ ngành ô tô. Một số nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ hôm 3/1 cho biết doanh số xe bán tải tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ các chương trình giảm giá dịp lễ và cho vay mua xe lãi suất thấp. Tổng doanh số ô tô năm 2019 của Mỹ dự báo giảm khoảng 1% so với năm 2018, nhưng vẫn giữ được mốc trên 17 triệu xe được bán ra trong năm thứ 5 liên tiếp.
Theo Lê Quân (Reuters)
Đà leo dốc của chứng khoán Mỹ thời ông Trump vượt trội các đời tổng thống
Thị trường chứng khoán Mỹ trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump tăng trưởng tốt hơn nhiều so với những người tiền nhiệm của ông.
Theo dữ liệu từ công ty đầu tư Bespoke, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 50% kể từ khi ông Trump đắc cử năm 2016, trong đó, 2019 là năm các chỉ số liên tục lập đỉnh.
Tốc độ này cao hơn gấp đôi mức trung bình 23% trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của các tổng thống Mỹ, số liệu của Bespoke Investment Group từ năm 1928 cho biết.
Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 50% kể từ khi ông Trump đắc cử năm 2016.
Trong năm nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 28%, cao hơn nhiều mức trung bình 12,8% đối với năm thứ ba nhiệm kỳ của các đời tổng thống trước. "Năm thứ ba thường là năm tốt nhất trong một nhiệm kỳ", Bespoke cho biết trong một lưu ý hồi tuần trước.
Bất chấp ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, 2019 vẫn là năm các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ liên tục thiết lập các mức tăng kỷ lục.
Tuần trước, S&P 500 lần đầu vượt qua ngưỡng 3.200 điểm. Dù đầu tư của DN sụt giảm mạnh do bất ổn thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, giới đầu tư vẫn tin tưởng rót tiền vào cổ phiếu.
Thị trường Phố Wall còn nhận được lực đẩy quan trọng từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất 3 lần năm nay. Đây cũng là năm đầu tiên FED giảm lãi kể từ sau khủng hoảng tài chính. Ngân hàng trung ương nàyy lo ngại tốc độ tăng trưởng trong nước và toàn cầu đi xuống. Tổng thống Trump cũng nhiều lần lên tiếng chỉ trích FED vì không hạ lãi nhiều hơn và nhanh hơn, thậm chí thường xuyên đề cập đến việc các quốc gia khác áp dụng lãi suất âm.
Chứng khoán Mỹ cũng khởi sắc nhờ tình hình việc làm trong nước lạc quan, với tỷ lệ thất nghiệp hiện là 3,5%, thấp nhất kể từ năm 1969. Khi nhiều người Mỹ có việc làm, họ cũng mạnh tay chi tiêu hơn. Vì vậy tiêu dùng đã kéo kinh tế Mỹ đi lên, trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất đi xuống.
Tuy nhiên, năm thứ ba trong nhiệm kỳ của ông Trump không phải năm tăng mạnh nhất. Chỉ số S&P 500 từng tăng tới hơn 32% năm 2013 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama - khi kinh tế Mỹ phục hồi mạnh sau suy thoái.
Kết quả kinh doanh của chứng khoán Mỹ trong năm thứ nhất của ông Trump lại tăng gần gấp 3 trung bình, với mức tăng của S&P 500 là 19,4%. Trung bình, chỉ số này tăng 5,7% trong năm đầu. Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ chính sách cải tổ thuế năm 2017 của Tổng thống Trump. Các công ty đã mua số cổ phiếu quỹ kỷ lục vì có thêm tiền mặt.
Thành tích kém nhất của ông Trump lại là năm thứ hai nhiệm kỳ. Chứng khoán Mỹ đã có tháng 12 tệ nhất 10 năm, do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và FED nâng lãi liên tục. Chỉ số S&P 500 năm đó lao dốc 6,2%, ngược lại với mức tăng trung bình 4,5%.
Theo Bespoke, nếu theo đúng lịch sử, sang năm 2020, chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục đi lên. Trong số các năm cuối nhiệm kỳ tổng thống, 66% trường hợp tăng, với S&P 500 tăng trung bình khoảng 5,7%.
Dù vậy, kết quả này còn tùy thuộc vào tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc. Đầu tháng này, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Theo đó, Trung Quốc đồng ý mua thêm nông sản Mỹ, đối lại Washington hủy bỏ gói thuế quan mới ngày 15/12.
Trong khi ông Trump tự tin rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh trong năm tới, Phố Wall chỉ dự báo mức tăng khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát với các nhà phân tích, S&P 500 năm tới sẽ chỉ đạt mức trung bình 3.330 điểm - thấp hơn mức 4% thiết lập hôm thứ Ba tuần này. Tổng thống Trump sẽ cần S&P 500 tăng 6% để cao hơn trung bình các tổng thống trước./.
Theo Kinhtedothi.vn
Fed quyết định duy trì ổn định mức lãi suất từ 1,5% đến 1,75% Sau cuộc họp cuối cùng trong năm 2019, Ủy ban Thị trường mở Liên bang - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay tiêu chuẩn trong mức mục tiêu hiện nay. Trụ sở của Fed. (Nguồn: Reuters) Đêm qua 11/12 - theo giờ Hà Nội, Cơ quan Dự trữ liên bang Mỹ...