Thương chiến dai dẳng với Mỹ, Trung Quốc ưu tiên kết giao với châu Âu
Trung Quốc đang ưu tiên quan hệ với châu Âu trong nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc hơn vào Mỹ sau một thời gian dài căng thẳng thương mại.
Phát biểu khi đang tham dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao Á – Âu tại Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 16/12 cho biết: “Trung Quốc nhận thấy châu Âu là một đối tác hợp tác quan trọng và là ưu tiên trong chương trình nghị sự ngoại giao của chúng tôi”.
Những bình luận của ông Vương Nghị diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh và Washington đồng ý một thỏa thuận thương mại sơ bộ. Thỏa thuận thuận thương mại Mỹ – Trung được công bố hôm 13/12 đình chỉ một đợt áp thuế quan mới của Mỹ đối với 156 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc theo kế hoạch có hiệu lực ngày 15/12.
Tuy nhiên, trong khi các quan chức Mỹ đánh giá cao thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Washington và Bắc Kinh thì các quan chức Trung Quốc thận trọng hơn, nhấn mạnh rằng tranh chấp thương mại giữa hai nước chưa được giải quyết hoàn toàn.
Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia bao gồm Nga và Nhật Bản khi quan hệ thương mại và chính trị với Mỹ trở nên xấu đi.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị Ngoại trưởng Á – Âu 14 tại Tây Ban Nha (Ảnh: EPA-EFE)
Ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc không phải là đối thủ kinh tế của EU và EU không nên đối xử như vậy. “Trên thực tế, bất kỳ ai có cái nhìn khách quan sẽ thấy rằng đối với Trung Quốc và EU, sự hợp tác vượt xa cạnh tranh và các lĩnh vực đồng thuận của chúng tôi vượt xa sự khác biệt. Chúng tôi là đối tác, không phải là đối thủ”, ông Vương Nghị nhấn mạnh.
Tại cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Á – Âu ở Tây Ban Nha, ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc phản đối chính sách “phong tỏa công nghệ và bá quyền kỹ thuật số”. “Trung Quốc cũng chống lại việc tạo ra sự phân chia công nghệ”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã đưa một số công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen và kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh và đối tác, ngừng hợp tác công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei Technologies, với lý do gây nguy hại an ninh, tạo rủi ro bảo mật.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng kêu gọi EU và Trung Quốc bắt đầu làm việc để tạo ra một hiệp định thương mại tự do song phương, trong bối cảnh lợi ích đầu tư ngày càng tăng và hợp tác kinh tế trở nên tốt hơn.
“Trung Quốc và EU nên là đối tác cho thương mại tự do. Ngoài thỏa thuận đầu tư chất lượng cao, chúng ta nên bắt đầu đàm phán sớm về hiệp định thương mại tự do, hoặc ít nhất là khởi động các nghiên cứu khả thi trên mặt trận đó”, Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết.
Ông Vương Nghị chỉ ra rằng thương mại giữa Trung Quốc và EU đang phát triển và nhiều công ty châu Âu đang bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Trung Quốc.
“Khi thương chiến Mỹ-Trung ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và EU tạo ra xu hướng mới và tiếp tục phát triển. Trong 11 tháng đầu năm nay, thương mại giữa Trung Quốc và EU ước tính tăng 7,7% so với năm ngoái. Từ tháng 1 đến tháng 7, đầu tư của EU vào Trung Quốc tăng 18,3%. 60% các công ty EU coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu”, Ngoại trưởng Vương Nghị nói.
Ông mô tả 2019 là năm hữu ích cho quan hệ Trung Quốc-EU và nói rằng Trung Quốc coi châu Âu là đối tác hợp tác quan trọng. “Trung Quốc và EU nên ủng hộ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và truyền thêm năng lượng tích cực cho thế giới này; đối mặt với những cơn gió ngược của chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc và EU nên duy trì thương mại tự do và làm thế giới trở nên cởi mở hơn”, ông Vương Nghị cho biết.
Cuộc chiến thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Bắc Kinh đã gây tổn hại rất lớn cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như làm giảm đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Trung Quốc hiểu rằng thương chiến với Mỹ tiếp tục kéo dài sẽ bất lợi đối với Bắc Kinh, do đó tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác cũ như EU hay tìm kiếm các đối tác thương mại mới sẽ là ưu tiên của nước này trong thời gian tới.
(Nguồn: Straitstimes, Sputnik)
KÔNG ANH
Theo vtc.vn
Hàng triệu người tuần hành hưởng ứng phong trào 'Thứ Sáu vì Tương lai'
Ngày 20/9, hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới đã tham gia một cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu do giới trẻ dẫn đầu.
Hưởng ứng phong trào "Thứ Sáu vì Tương lai" mà nữ sinh người Thụy Điển Greta Thunberg khởi xướng từ tháng 8/2018.
Tuần hành chống biến đổi khí hậu tại Brussels, Bỉ, ngày 20/9. Ảnh: THX/TTXVN
Ban tổ chức 350.org cho biết khoảng 4 triệu người đã xuống đường tại các thành phố trên khắp thế giới, trong một cuộc tuần hành lớn nhất từ trước đến nay để kêu gọi chống lại mối đe dọa đối với hành tinh của chúng ta do nhiệt độ tăng. Những người tham gia tuần hành, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, cùng hô vang các khẩu hiệu và giơ cao biểu ngữ mang những dòng chữ "Không có hành tinh B" và "Hãy làm Trái Đất vĩ đại trở lại". Tuần hành diễn ra khắp nơi, bắt đầu ở châu Á- Thái Bình Dương, lan đến châu Phi, châu Âu và Mỹ Latinh, với trung tâm là cuộc tuần hành tại New York (Mỹ), nơi nữ sinh Thunberg có mặt. Phát biểu khai mạc ngày hành động tập thể tại Công viên Battery ở New York trước 1,1 triệu người, nữ sinh Thunberg khẳng định: "Thay đổi sẽ xảy ra dù chúng ta có muốn hay không. Chúng ta cần có một tương lai an toàn".
Theo ban tổ chức, các cuộc tuần hành ngày 20/9 khởi đầu cho 5.800 cuộc tuần hành tại 163 quốc gia trên thế giới trong tuần tới. Riêng tại Mỹ có tới hơn 800 cuộc tuần hành đã được lên kế hoạch, và khoảng 400 cuộc tại Đức.
Tại thủ đô Washington của Mỹ, hàng nghìn người đã đến Đồi Capitol, mang theo các khẩu hiệu nhấn mạnh sự cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu, như "Trái Đất của chúng ta đang chết", hay "Nếu chúng ta không làm gì, chúng ta sẽ chết". Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren, ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đã gửi thông điệp ủng hộ các cuộc tuần hành khí hậu tại thủ phủ bang. Trong một đoạn video, bà phát biểu nhấn mạnh: "Chúng ta phải chắc chắn rằng sẽ chiến đấu trước khi quá muộn".
Tại Đức, hơn 100.000 người đã tuần hành ở thủ đô Berlin. Tại Paris (Pháp), nhiều thanh thiếu niên, có những em mới chỉ 10 tuổi, cũng tham gia cuộc tuần hành kêu gọi chính phủ hành động chống biến đổi khí hậu. Tại Anh, các nhà hoạt động cho biết hơn 200 sự kiện được tổ chức trong ngày 20/9. Tại Slovakia, cậu bé Teo 5 tuổi đã đứng lên diễn thuyết trước 500 người trong đoàn tuần hành, kêu gọi "không chặt phá rừng nữa, giảm rác thải, và không dùng ô tô sử dụng quá nhiều dầu".
Tại Australia, ban tổ chức cho biết có hơn 300.000 học sinh, sinh viên cùng các bậc phụ huynh và những người ủng hộ xuống đường kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu. Australia là nước xuất khẩu than đá và khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Gần đây, nước này phải đối mặt với nhiều trận hạn hán, cháy rừng ngày càng nghiêm trọng, lũ lụt nặng nề và cả vấn đề trắng hóa rạn san hô Great Barrier mà các chuyên gia khẳng định là do biến đổi khí hậu.
Tại Bangkok (Thái Lan), nữ sinh 12 tuổi Lilly Satidtanasarn, được mệnh danh là "Greta của Thái Lan" với chiến dịch phản đối sử dụng túi nilon tại các siêu thị, phát biểu trước những người tham gia tuần hành, nhấn mạnh: "Chúng tôi là tương lai, và chúng tôi xứng đáng được hưởng tương lai tốt đẹp hơn".
Tại Philippines, nơi các chuyên gia cảnh báo đang đối mặt với các mối đe dọa do mực nước biển dâng cao và những trận bão ngày càng mạnh, hàng nghìn người cũng xuống đường hưởng ứng phong trào.
Trong khi đó, cuộc tuần hành tại Brazil, nơi rừng mưa Amazon đang phải đối mặt với những vụ cháy lớn, cũng thu hút sự tham gia của hàng nghìn người.
Ở châu Phi, khoảng 200 người tham gia tuần hành tại thủ đô Accra của Ghana, nơi có tới 44% dân số chưa từng nghe nói về biến đổi khí hậu. Cô Ellen Lindsey Awuku, 26 tuổi, thành viên ban tổ chức, cho biết: "Các nước đang phát triển như Ghana bị ảnh hưởng nhiều nhất, chúng ta không có nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu".
Các lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phong trào hành động tập thể ngày Thứ Sáu. Thủ tướng Đức Angela Merkel nhân dịp này đã cam kết chi ít nhất 100 tỷ USD để giải quyết vấn đề khí khải trong các lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, thúc đẩy sử dụng các phương tiện chạy bằng điện. Nhóm các nhà lãnh đạo thế giới The Elders do ông Nelson Mandela sáng lập cũng bày tỏ sự ủng hộ. Phó chủ tịch The Elders, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon cho biết: "Chúng ta cần dũng cảm để bước một bước dài và tạo ra những thay đổi mà hành tinh đang cần".
Phong trào tuần hành chống biến đổi khí hậu toàn cầu cũng nhận được sự ủng hộ của giới doanh nhân. Chủ tập đoàn Amazon Jeff Bezos ngày 19/9 cam kết "gã khổng lồ" công nghệ của Mỹ này sẽ trở thành công ty không thải carbon vào năm 2040 và khuyến khích các công ty khác làm như vậy. Hơn 6.000 trang mạng và công ty cũng tham gia một "cuộc đình công khí hậu trên mạng kỹ thuật số", trong đó có Tumblr, Kickstarter và WordPress. Hơn 2.000 nhà khoa học từ 40 quốc gia cũng đình công để nâng cao ý thức về khí hậu. Một số công ty, như Patagonia và Ben &Jerry's, đã đóng cửa trong ngày 20/9 để thể hiện sự đoàn kết với phong trào này.
Hành động tập thể ngày Thứ Sáu cũng đánh dấu khởi động một số sự kiện khí hậu quy mô lớn tại New York. Một hội nghị thượng đỉnh thanh niên về khí hậu sẽ diễn ra tại LHQ ngày 21/9 (theo giờ Mỹ). Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (An-tô-ni-u Gu-te-rết) sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 23/9, với sự tham gia của 64 nước cùng Liên minh châu Âu (EU), để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nâng cao cam kết đã đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Theo văn kiện này, các nước cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở mức tối đa 2 độ C so với thời tiền công nghiệp, và nếu có thể là 1,5 độ C.
Nữ sinh Thunberg 17 tuổi, người Thụy Điển, trở thành biểu tượng đấu tranh chống biến đổi khí hậu của giới trẻ toàn cầu sau sự kiện cô quyết định nghỉ học và ngồi bên ngoài trụ sở Nghị viện Thụy Điển từ ngày 20/8/2018 đến ngày 9/9/2018 (ngày bầu cử) để yêu cầu chính phủ giảm lượng khí thải carbon theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Trong năm qua, Thunberg đã tổ chức các cuộc tuần hành hàng tuần với khẩu hiệu "Thứ Sáu vì Tương lai", tạo cảm hứng cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên xuống đường yêu cầu chính phủ hành động. Phong trào học sinh, sinh viên tuần hành vì khí hậu do cô khởi xướng đã lan khắp thế giới.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Mỹ dọa thả IS dọc biên giới châu Âu Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ thả 2.500 tay súng IS mà Mỹ đang giam giữ về các quốc gia châu Âu. Ngày 20/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa thả các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị nước này bắt giữ tại các khu vực biên giới châu Âu nếu Pháp, Đức...