Thương cha mẹ bằng của ngon, vật lạ: Coi chừng!
Không phải lúc nào bồi bổ cho cha mẹ bằng các món ngon, lạ, đắt đỏ… cũng hay, nhất là khi người cao tuổi thường mang trong mình đa bệnh lý
Vừa đến TP HCM thăm con được 2 ngày, ông T.T.B (68 tuổi; ngụ TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã phải vào bệnh viện (BV) theo dõi sức khỏe. Ông bị lên cơn gút (gout) cấp, mệt nặng do tăng đường huyết sau bữa tiệc sinh nhật của con trai.
Thức ăn “đụng” bệnh lý
Theo ông B., trong 2 ngày thăm con, ông được đãi đủ món: Hải sản tươi sống con mới mua về từ chuyến du lịch rồi đủ món ngon, lạ trong tiệc sinh nhật, bánh kem; 2 phần yến chưng đường phèn… Tuy nhiên, ông lại có tình trạng axít uric cao và tiền sử đái tháo đường. Yếu tố sức khỏe, tuổi tác kết hợp với các bữa ăn nhiều đạm, đường liên tiếp đã gây họa cho ông.
Việc tẩm bổ cho người cao tuổi nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp với các bệnh lý mà họ mắc phải. Trong ảnh: Khám bệnh cho người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Còn chị N.T.D (32 tuổi; quận 2, TP HCM) thì bối rối khi nấu cơm cho mẹ chồng lúc bà vào TP HCM trông cháu nhỏ. Bà ghét thịt bò, heo; chỉ thích ăn cá, ít cơm và nhiều món rau. Chị D. và chồng chiều ý bà nhưng nhiều người họ hàng “quở” là không biết thương mẹ, không cho mẹ ăn ngon. Nếu chị nấu nhiều món lạ thì mẹ nhất quyết không động đũa. Bị con ép mãi, người mẹ đành nói thật là mỗi lần uống sữa hay ăn nhiều thịt đỏ là bà bị rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Huỳnh Ngọc Hớn, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Trưng Vương (TP HCM), lưu ý người lớn tuổi thường có tình trạng đa bệnh lý. Vì thế, trước khi có ý định bồi bổ hay mời cha mẹ món ăn lạ, hãy tìm hiểu kỹ. Ví dụ, người có bệnh gút thì phải kiêng bớt đạm, người mắc đái tháo đường mà ăn nhiều món ngọt như chè, bánh, kẹo… sẽ nguy hiểm…
BS Bùi Thị Thu Hoài, Trưởng Khoa Dinh dưỡng BV Đa khoa Sài Gòn, phân tích ở người lớn tuổi, các hoạt động chuyển hóa, cơ chế dung nạp thức ăn… cũng thay đổi nhiều so với thời trẻ. Cho dù chưa bệnh, họ cũng nên hạn chế đường, chất béo, món ăn mặn, rượu, bia… vì những thứ này dễ gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác, máu nhiễm mỡ, đái tháo đường…
Những người bị bồi bổ quá đà bằng các món giàu đạm như yến, hải sản, thịt bò… lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thận do thận phải làm việc quá nhiều để chuyển hóa protein; luôn đầy bụng, khó tiêu do enzyme đường tiêu hóa không đủ để đáp ứng; loãng xương do protein dư thừa gây khử canxi ở xương…
Ăn ngon = đa dạng dễ tiêu hóa
Theo BS Huỳnh Ngọc Hớn, cách tốt nhất để giúp người lớn tuổi trong nhà được ăn ngon là hãy cố gắng chế biến bữa ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng. Với người lớn tuổi khỏe mạnh, chỉ cần ăn cân bằng là đủ. Với người có bệnh, cần tiết chế các nhóm thực phẩm mà BS yêu cầu.
BS Bùi Thị Thu Hoài nhấn mạnh người lớn tuổi nên chọn những thực phẩm dễ hấp thu, không quá nặng nề với đường tiêu hóa. Người lớn tuổi nên ăn ít hơn so với thời trẻ và bữa tối nên ăn trước 19 giờ. Nên duy trì thói quen vận động, tập thể dục hằng ngày để quá trình dung nạp, chuyển hóa thức ăn được tốt hơn, làm chậm quá trình lão hóa và đẩy lùi bệnh tật.
“Với nhóm chất đạm, người cao tuổi nên giảm thịt, tăng cường cá. Ngoài ra, nên tăng cường rau xanh, ăn nhiều trái cây như cam, bưởi, dưa hấu, đu đủ… Các trái cây này cung cấp nhiều vitamin A, C, giúp tăng cường sức đề kháng. Uống nước đủ để thận hoạt động tốt và giảm các nguy cơ về táo bón. Uống sữa mỗi ngày để phòng loãng xương ở người cao tuổi” – BS Thu Hoài khuyên.
Trong trường hợp cha mẹ có vấn đề về dung nạp một loại thức ăn nào đó, ví dụ mẹ chồng chị D. hay rối loạn tiêu hóa khi ăn tất cả các loại thịt đỏ và sữa, các chuyên gia khuyên hãy đưa họ đến BS để xác định nguyên nhân, tìm thực phẩm khác bổ sung hoặc bổ sung bằng thuốc.
BS Huỳnh Ngọc Hớn khuyến cáo rằng điều quan trọng nhất trong dinh dưỡng của người cao tuổi là phải hợp với thể trạng lúc đó. Việc bồi bổ, tăng cường các thực phẩm giàu năng lượng là cần thiết với người đang suy kiệt, mới bệnh dậy. Tuy nhiên, nên kiểm soát ở mức độ vừa phải và hỏi ý kiến BS ngay nếu cha mẹ có dấu hiệu “không hạp” một loại thức ăn hay một kiểu ăn uống nào đó.
Video đang HOT
Người cao tuổi dễ dị ứng
BS Bùi Thị Thu Hoài phân tích: Người cao tuổi có sự lão hóa hệ thống miễn dịch, gây ra những thay đổi đặc hiệu trong các loại tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch, làm giảm hiệu lực cơ chế tự điều chỉnh miễn dịch của cơ thể, gây rối loạn điều hòa các chức năng. Do đó, người cao tuổi có phần dễ dị ứng hơn người trẻ khi ăn thực phẩm lạ. Triệu chứng phổ biến là ngứa, chảy mũi, buồn nôn…, khá dễ nhầm lẫn với bệnh khác hoặc phản ứng phụ của thuốc. Tốt nhất khi mời cha mẹ món lạ, không nên để họ ăn quá nhiều và thấy có gì bất thường là phải đến BS ngay.
Trịnh Thiệp – Anh Thư
Theo Người lao động
Cách chăm sóc bà bầu 6 tháng cuối thai kỳ khoa học nhất giúp con sinh ra khỏe mạnh, không lo dị tật
Vào 6 tháng cuối thai kỳ các bà bầu phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng nữa để đảm bảo tốt cho cả mẹ và con. Do đó, bạn nhất định phải xem qua cách chăm sóc mẹ bầu 6 tháng cuối thai kỳ dưới đây để bảo đảm thai khỏe đủ 40 tuần, không lo dị tật nhé!
6 tháng cuối của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, bà bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và chế độ nghỉ ngơi hợp lí để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này.
1. Tháng 4, 5, 6 - ba tháng giữa bồi bổ
Tăng cường sức đề kháng: Theo như lời bác sĩ thì sau 3 tháng đầu, trọng lượng của cơ thể của mẹ bầu ngày càng lớn, di chuyển cũng sẽ bắt đầu khó khăn. Giai đoạn này bà bầu cần tập trung tăng cường sức để kháng cho cả mẹ và thai nhi. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ lúc này là hãy ăn thật nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Vận động nhẹ nhàng :Tại thời điểm này, các mẹ sẽ cảm thấy giảm hẳn những cơn mệt mỏi, những triệu chứng buồn nôn, ốm nghén. Đây chính là khoảng thời gian thích hợp để các mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho thai kỳ.
Các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng giữa thai kỳ:
- Bà bầu nên ăn các loại thịt đỏ giàu Protein và sắt: Thịt bò, thị cừu, thịt lợn, thịt trâu,...
- Các loại cá chứa nhiều DHA nên bổ sung khi mang thai: Cá hồi, cá chép, cá cơm, cá thu nhỏ, cá chích,...
- Các loại rau xanh bà bầu nên ăn giúp phòng tránh dị tật thai nhi: Súp lơ, bắp cải, củ cải, các loại họ đậu, các loại rau lá xanh (Rau Bina, rau cải, rau diếp cá,...)...
- Các loại hoa quả tươi tốt cho phụ nữ mang thai:
Nên tăng cường cường bổ sung các loại quả cho mẹ bầu như: Đu đủ chín hoàn toàn, Kiwi, các loại họ cam quýt, quả lựu, quả bơ, nho, chuối chín,... để giúp bổ sung Vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Như vậy mới là cách chăm sóc bà bầu đúng cách và khoa học.
Một số loại hạt tốt cho bà bầu giúp con thông minh:
- Hạt óc chó
- Hạnh nhân,
- Lạc, hạt dưa, hạt bí, hạt mắc-ca,...
Các loại nước tốt dành cho bà bầu: Nước dừa, nước mía, nước cam,...
2. Tháng 7, 8, 9 - ba tháng cuối thần tốc
Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể:
Khoảng thời gian 3 tháng cuối là là giai đoạn mệt mỏi nhất trong suốt thai kỳ. Các mẹ sẽ vừa mệt mỏi vì những thứ do cơ thể bầu bì của mình mang lại và càng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể mình đang tăng mạnh đặc biệt là thời kỳ này.
Những xét nghiệm trong 3 tháng cuối là rất quan trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua. Đây chính là thời điểm mà các bác sĩ sẽ kiểm tra và "chốt" một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối... Khi có điều gì "không đúng" xảy ra, tuy không thể thay đổi tình hình, nhưng bầu có thể chọn cho mình cách ứng phó an toàn nhất như chọn nơi sinh, chọn cách sinh...
Chế độ dinh dưỡng cho 3 tháng cuối:
Ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối.
5 thực phẩm nhất định phải ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Thực phẩm giàu chất đạm: Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, thai nhi cần rất nhiều protein. Dưỡng chất này sẽ giúp phát triển các cơ, mô cho em bé. Những thực phẩm giàu chất đạm mẹ nên bổ sung thường xuyên là đậu, thịt gà, thịt lợn và thịt bò.
- Trứng: Trứng là lựa chọn lành mạnh cho mẹ và bé ở 3 tháng cuối thai kỳ. Trứng có chứa chất dinh dưỡng có tên choline giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào. Lưu ý là khi ăn trứng, mẹ bầu nên ăn chín hẳn, không nên ăn tái sống để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Loại thực phẩm này rất giàu axit béo omega 3 tốt cho não của em bé đang phát triển nhanh chóng.Dù rất tốt nhưng vẫn phải lưu ý mẹ bầu không nên ăn cá hồi sống trong các món sushi.
- Các loại hạt: Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các món ăn nhẹ của mẹ bầu. Mẹ nên chọn các loại hạt, quả khô như óc chó, hạt điều, hồ trăn và các loại ngũ cốc bởi chúng rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm.
- Đu đủ chín: Mẹ nên ăn đu đủ chín chứ không phải đu đủ xanh còn nhựa. Loại trái cây này rất giàu kali, vitamin C, chất xơ và folate. Đồng thời đây cũng là loại quả được coi là phương thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
Để phòng ngừa chứng phù nề khi mang thai:
Ở 3 tháng cuối các mẹ bầu hãy tham gia vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, đơn giản là đi bộ quanh nơi ở, bơi lội... Giảm bớt công việc và nếu cần là tạm gác công việc sang một bên để nghỉ ngơi, ăn làm nhiều bữa trong ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, bà bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp bé cưng phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp "hành trình" vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Do đó, trừ khi có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa, nếu không, mẹ bầu không nên lơ là những bài tập trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thời điểm này các mẹ cũng sẽ gặp khá nhiều vấn đề về cảm xúc, đôi lúc sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi chuẩn bị đón đứa con của mình. Điều cần làm lúc này là các mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy các dấu hiệu bất thường sau đây hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
- Đau bụng
- Co thắt tử cung mạnh và kéo dài trong vòng 20 phút
- Âm đạo chảy máu hoặc có dịch lỏng chảy ra làm ướt quần trong
- Chóng mặt đến ngất xỉu
- Khó thở, đánh trống ngực, có dấu hiệu đột quỵ
- Mặt, tay, chân sưng đến nỗi đau đớn
- Thai không máy.
Một điều hết sức quan trọng để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt 9 tháng mang thai thì ngoài chế độ chăm sóc bà bầu 6 tháng cuối thai kỳ ở trên thì các mẹ cần phải tuân thủ tuyệt đối theo đúng lịch khám với bác sĩ của mình nữa nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Bị tiểu đường có được ăn ngô không? Ngô có rất dụng tác dụng đối với sức khỏe của bạn, nhưng đối với người bị tiểu đường liệu ăn ngô có tốt không? Tiểu đường có nên ăn ngô? Dù có lợi ích tốt như vậy nhưng ngô vẫn được phân vào nhóm tinh bột, người tiểu đường chỉ được ăn một cách hạn chế. Ngô có chỉ số GI là...