Thương bé 4 tuổi không có ngón chân, ngón tay
Những tiếng khóc ngằn ngặt, nỗi đau đớn cùng cực hiện rõ trên khuôn mặt cháu gái 4 tuổi Trương Thị Ngân khi mắc phải chứng bệnh hiếm gặp làm cháu bị lóc da trên toàn bộ cơ thể và các ngón tay ngón chân bị dính lại với nhau.
Trong một buổi sáng cuối tháng 10, chúng tôi đang ngồi uống café sáng tại Hội nhà báo Huế đường Lê Lợi thì bỗng khựng người lại vì cảnh 1 người mẹ đẩy con đi vào trên xe lăn. Khuôn mặt cháu nhăn nhó lại vì những vết thương rỉ máu trên người. Nhìn kỹ, các ngón tay và ngón chân dính lại với nhau bởi những màng mỏng. Mỗi cử động của cháu bé rất khó khăn. Muốn chỉ trỏ, cháu chỉ còn cách giơ cả bàn tay bị dính chặt với nhau.
Mẹ con chị Hạnh, cháu Ngân tới Hội nhà báo Huế để xin được giúp đỡ
Qua tìm hiểu, người mẹ đáng thương tên Lê Thị Hạnh (41 tuổi, trú thôn Sư Lỗ Thượng, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế), chồng chị là anh Trương Công Tuân (42 tuổi, cả hai đều làm ruộng, làm thuê mướn quanh năm).
Con gái của chị là cháu Trương Thị Ngân (4 tuổi) bị bệnh ly thượng bì bóng nước bẩm sinh (một căn bệnh nan y hiện chưa có thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả). Đây là chứng bệnh di truyền rất hiếm gặp với tình trạng lớp ngoài cùng của da bị bong khỏi tô chức bên dưới, làm cho bệnh nhi bị mât dịch, mât chât đạm, nhiêm trùng, dân đên những biên dạng nặng như dính các ngón tay, ngón chân, biên dạng chi và tử vong.
Chị Hạnh cho biết, từ khi vừa mới lọt lòng mẹ, Ngân có những biểu hiện kỳ lạ như da bị bong tróc rồi lở loét chảy máu. Càng lớn lên, bệnh của cháu càng trở nặng. chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ cũng bị rách da. Bọng nước nổi khắp người và gây ngứa, khiến bé khảy nhẹ cũng bị lở loét, nhiễm trùng. Những ngón chân của bé Ngân đã bị ăn cụt giống như người mắc bệnh phong ngày trước.
Cơ thể lở loét và các ngón tay, chân bị dính chặt của cháu Ngân
Vợ chồng chị cố vay mượn bà con, hàng xóm ít tiền để đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội chữa bệnh. Bác sĩ chẩn đoán, cháu Ngân mắc bệnh ly thượng bì bọng nước và cách điều trị là chỉ có ghép tủy với chi phí 30.000 USD (khoảng 600 triệu đồng) mới có hy vọng cứu sống. Tuy nhiên tỷ lệ thành công cũng chưa thực sự khả quan.
Căn bệnh quái ác của cháu Ngân với rất nhiều bệnh lý
Vợ chồng chị Hạnh đã bán mọi tài sản để đưa con đi khắp các bệnh viện trong cả nước, mua thuốc men điều trị cho con nhưng lực bất tòng tâm. Bệnh tình của cháu Ngân ngày càng trầm trọng. Sau 3 ngày nằm viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vợ chồng chị Hạnh đành lủi thủi đưa con về nhà chăm sóc, mua thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chị Hạnh nghẹn ngào: “Hoàn cảnh gia đình túng thiếu, miếng ăn hàng ngày còn chẳng đủ thì lấy chi mà chữa bệnh cho con. Nếu có bán cả ngôi nhà đang ở thì vợ chồng tôi cũng không thể kiếm nổi 600 triệu đồng để ghép tủy cho con”.
Video đang HOT
Hơn một tuần nay, do bệnh cháu Ngân trở nặng nên chị Hạnh đã đưa con lên Khoa Da liễu của Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Các y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà thương tình cũng giúp mẹ con chị Hạnh bát cơm, miếng cháo. Không có tiền chữa trị cho con, chị trốn tránh các bác sĩ đưa con đi khắp thành phố để xin tiền. Mỗi khi mặc áo, cháu bé lại đau, ngứa rát khắp người.
Cận cảnh 2 bàn tay chân của em Ngân đáng thương
Nhìn những giọt nước mắt đau xót vì con của người mẹ gần như đã bất lực, chúng tôi không khỏi xót lòng, quặn thắt như chính người thân của mình bị bạo bệnh. Các đồng nghiệp của tôi trong buổi sáng hôm ấy vẫn không thể nào quên được hình ảnh quá đáng thương của cháu Ngân phải chịu đau khổ vì căn bệnh quái ác. Hơn bao giờ hết sự sẻ chia tình cảm, tình thương của nhiều tấm lòng hảo tâm sẽ giúp cho cháu Ngân vượt qua được nỗi đau của bệnh để trở về cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ lành lặn khác.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 799: Chị Lê Thị Hạnh, mẹ bé Trương Thị Ngân, trú thôn Sư Lỗ Thượng, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Hiện bé Trương Thị Ngân đang điều trị tại phòng 4 Khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Huế, TP Huế.
ĐT: 0168-547-9054
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Nữ sinh 7 năm được cha cõng đi học tri ân thầy cô
Có mặt trong ngày hội thầy trò, cùng ôn lại kỷ niệm với cô giáo chủ nhiệm cấp 3 Nguyễn Thúy Nga, nữ sinh Nguyễn Phương Linh xúc động cảm ơn cô đã dìu dắt và gửi lời chúc sức khỏe đến các thế hệ thầy cô trên cả nước nhân ngày nhà giáo Việt Nam.
Sáng 8/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức ngày hội thầy trò, vinh danh 30 nhà giáo có nhiều đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thủ đô. Vẫn ngồi trên chiếc xe lăn quen thuộc, nữ sinh Nguyễn Phương Linh (ĐH Công đoàn) cười tươi khi gặp lại cô giáo chủ nhiệm cấp 3 Nguyễn Thúy Nga.
Được xem là điển hình cho mối quan hệ thầy trò khăng khít, Linh kể lại những ngày đầu mới đến trường cấp 3. Học ở trên tầng cao, nhưng Linh không hề gặp khó khăn với đôi chân không lành lặn. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp đã thỏa thuận, chia nhau cõng Linh lên lớp.
Phương Linh và cô giáo chủ nguyện Thúy Nga tại ngày hội thầy trò thủ đô. Ảnh: Hoàng Thùy.
"Khi em bị ốm không thể đi học, cô đã gọi điện hỏi han, nhờ các bạn đưa bài tập về nhà cho làm và dặn nếu không hiểu chỗ nào cứ hỏi cô. Vì vậy em chưa bao giờ thấy mình thiệt thòi mà luôn hạnh phúc vì được các bạn và cô hết lòng quan tâm", Linh nói.
Còn cô Nga cho hay, điều hạnh phúc nhất của người thầy là khi được tin học trò thành công. Nhìn thấy Linh đến trường thi trên lưng bố, biết em thi đỗ vào ĐH Công đoàn, cô vô cùng xúc động. Cô nhớ, lần đầu tiên tiếp nhận một học trò khuyết tật, cô đã động viên Linh không nên để tâm đến những lời trêu ghẹo của một số bạn trong trường. Cô dạy Linh phải cố gắng học để có cuộc sống tốt hơn bố mẹ.
"Tôi dặn Linh phải coi mình là học sinh bình thường, không được đặt cho bản thân quyền ưu tiên nào để phấn đấu hết sức. Thậm chí, có lần tôi phải mắng để em tự tin vào bản thân", cô Nga tâm sự.
Thay mặt cho học trò thủ đô, Phương Linh gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến các thế hệ thầy cô trên cả nước. Em chia sẻ, với học sinh, sinh viên, thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy các em làm người, là người cha, người mẹ thứ hai giúp các em khôn lớn, trưởng thành.
Cũng trong ngày hội thầy và trò thủ đô, quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó TP Hà Nội của bà Chu Anh Đào đã trao 160 suất học bổng cho học sinh, sinh viên. 70 tranh vẽ về tình thầy trò và 16 tờ báo tường cũng được triển lãm.
Theo VNE
Đắng lòng trước bé 8 tháng tuổi người H'Mông bị tim bẩm sinh Đứa trẻ yếu ớt, đôi môi thâm tím, cả ngày em chỉ gục lên vai mẹ lặng im. Giấy hẹn mổ cho con bác sĩ đã đưa rồi nhưng không tiền anh chị trực bế con về mà trong lòng không nỡ bởi trở về nhà là đồng nghĩa với việc nhận án tử cho con Ở phòng bệnh của Viện tim mạch...