Thương bà lão ăn mày, chàng trai bốc vác nhường cái áo duy nhất cho bà, không ngờ 1 năm sau bà cùng con gái…
Bà ơi, bà có lạnh lắm không? Bà lấy cái áo này của cháu mặc tạm vào cho đỡ rét bà ạ”. “Cảm ơn lòng tốt của cậu
Bố mẹ ở nhà đau yếu luôn lại còn 2 em đang tuổi ăn tuổi học nên Mạnh quyết định bỏ học cao đẳng giữa chừng ra ngoài làm thuê kiếm tiền gửi về cho gia đình. Lúc đầu anh không dám nói với bố mẹ, nhưng lần bố phải vào viện và tốn mất gần 30 triệu mẹ lo lắng không biết kiếm đâu ra số tiền đó thì Mạnh đã rút hết số tiền tiết kiệm đưa bà. Và từ lúc đó Mạnh đã không thể nào giấu bố mẹ chuyện mình đã bỏ học được nữa.
Mẹ Mạnh buồn lắm vì với ông bà Mạnh là đứa con ngoan, hiếu thảo, học khá, ông bà kì vọng vào con nhiều mà giờ nó lại bỏ học giữa chừng. Nhưng rồi sau bà cũng hiểu, nếu không có số tiền đi làm của Mạnh thì làm sao có tiền đóng viện phí cho chồng. Cũng vì hoàn cảnh gia đình, cũng vì nó nghĩ tới bố mẹ và các em nên mới phải đường cùng làm thế thôi. Bà không oán trách con mà còn thương con hơn.
Sau khi bố mẹ biết mình nghỉ học đi làm thì Mạnh không phải lén lút giấu như trước nữa. Anh xin đi làm công nhân ban ngày tối thì đi bốc vác thuê để kiếm thêm thu nhập. Lương được bao nhiêu trừ chi tiêu sinh hoạt Mạnh gửi hết về cho mẹ. Nhờ Mạnh đi làm mà 2 em có thể đi học không còn lo lắng mỗi khi nhà trường thông báo đóng tiền, bố anh cũng có được những viên thuốc khi trái gió trở trời.
Ảnh minh họa
Dù năm đó đã 24 tuổi nhưng Mạnh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện cưới vợ. Trước mắt đứa em thứ 2 chuẩn bị vào đại học, nó học còn khá hơn anh, anh không thể để em phải nghỉ học giữa chừng như mình được. Cuối cùng thì cả nhà cũng được ăn mừng khi đứa em thứ 2 đỗ đại học. Vậy là Đại lại cố gắng làm ngày làm đêm để lấy tiền nuôi em. Chưa bao giờ anh dám mua 1 cái áo hay đôi giày mới cả.
Đêm hôm ấy sau khi đi bốc vác thuê tới tận gần 12 giờ đêm Mạnh mới tan làm về nhà. Trời mưa rét anh phải mặc cái áo ấm vào rồi mới mặc áo mưa mà vẫn thấy lạnh. Vừa mới lên xe đi được chừng 10 phút thì bất ngờ gặp cảnh bà lão ăn mày đứng co ro dưới 1 mái hiên nhà ngay bên đường. Bà cụ chỉ mặc độc 1 manh áo cộc, người run lên cầm cập. Mạnh vội vàng dừng xe:
- Bà ơi, bà có lạnh lắm không?? Bà lấy cái áo này của cháu mặc tạm vào cho đỡ rét bà ạ.
- Cảm ơn lòng tốt của cậu.
Đó là cái áo ấm duy nhất anh có lúc đó, định bụng cuối tháng lấy lương sẽ mua thêm 1 cái nữa để thay đổi, trời đang chuyển lạnh nhiều rồi. Khoác xong cho bà lão ăn mày cái áo ấm, Mạnh biết bà cụ chắc là đang đói lắm nhưng gần đó thì chẳng có hàng quán nào cả.
Anh khoác cái áo mưa rồi lên xe dặn bà ở đó, anh sẽ phóng đi mua chút đồ ăn về cho bà. Nhưng rồi khi mua được đồ ăn quay trở lại thì đã không còn thấy bà cụ ăn mày đâu nữa. Kể từ đó ngày nào Mạnh cũng đi qua con đường ấy nhưng chưa 1 lần gặp lại bà cụ. Thương bà không biết đêm đó bụng đói bà đi có vững không hay lại ốm quỵ ở đâu đó…
Video đang HOT
Nhưng rồi Mạnh lại phải trở lại với guồng quay công việc kiếm tiền nuôi đứa em học đại học và gửi 1 phần về phụ giúp bố mẹ ở nhà. Cứ ngỡ ông trời cho mình sức khỏe như thế chỉ việc chăm chỉ làm thôi, nhưng không ngờ cuối năm đó Mạnh bị 1 cơn đau dữ dội phải vào viện cấp cứu. Anh bị lao phổi, phải chữa trị và nghỉ ngơi.
Mạnh không muốn ở lại viện, vì ở lại viện vừa tốn tiền thuốc lại vừa không đi làm được. Đứa em anh có nguy cơ lại phải nghỉ học như anh trước đây mất. Mạnh không cho em báo tình hình căn bệnh của mình cho bố mẹ ở nhà biết, 1 mặt anh xin bác sĩ cho về nhà tự điều trị. Nhưng vừa về chiều hôm trước, sáng hôm sau anh lại đi làm ngay và trưa đó thì đột quỵ phải vào viện cấp cứu.
Lần này bác sĩ nói nếu anh không ở lại điều trị thì chắc chắn tính mạng sẽ khó giữ. Mạnh lo sợ tột cùng, nhưng điều anh lo không phải là tính mạng của mình mà sợ em phải nghỉ học. Mạnh lại tính sẽ trốn viện về nhà thì bất ngờ có người tới thăm anh. Mạnh choáng váng khi nhận ra bà lão ăn mày cùng 1 cô gái xinh đẹp bước xuống từ chiếc ô tô sang trọng ấy rồi hỏi thăm nhà Mạnh. Mọi người trong khu ngõ trầm trồ: “Xe đẹp quá, không dưới 4 tỷ đâu”.
Ảnh minh họa
- Cậu nhận ra tôi không??
- Bác là bà lão ăn mày…
- Đúng rồi, đêm đó nhờ cái áo ấm của cậu mà tôi có đủ sức khỏe đi tiếp tìm con gái tôi và tôi mới thoát chết.
Thì ra bà bị con trai và con dâu hãm hại, sau khi lừa bà làm giấy thừa kế hết tài sản cho họ xong họ liền đẩy bà ra đường không 1 xu trong túi. Bà cụ phải ăn mày lang thang mấy tháng trời mới tìm được đến thành phố nơi con gái bà sống. Và cuối cùng bà cũng tìm được cô ấy, và bây giờ quay lại đây tìm Mạnh để trả ơn
- Cậu đang bệnh thế này cần được vào viện chữa trị.
- Vào viện tốn tiền lắm, cháu phải đi làm nuôi em trai ăn học và gửi tiền về nhà cho bố mẹ ở quê nữa.
- Cậu thật là người con hiếu thảo. Hãy để tôi và con gái tôi trả ơn cho cậu.
Con gái bà cụ nhận trả viện phí cho Mạnh sau đó còn xin cho anh 1 công việc tử tế, nhàn hơn và kiếm ra tiền hơn để nuôi em học. Khi em trai Mạnh ra trường, bà cụ ăn mày gọi Mạnh tới : Con gái tôi chưa có người yêu, tôi muốn cậu làm con rể tôi có được không ?? . Mạnh choáng váng chưa biết trả lời thế nào thì cô con gái của bà đã nhanh miệng bảo :
“Mẹ em đã muốn nói điều này từ ngay khi gặp anh rồi, nhưng lúc đó sợ anh từ chối. Giờ thì có lẽ anh sẽ không phải lo gánh nặng gia đình nhiều nữa nên chắc không từ chối”. Mạnh thực sự không ngờ số mình lại may mắn như vậy. Thế nên đừng ngại làm việc tốt, đừng ngại giúp đỡ người khó khăn rồi 1 ngày bạn sẽ nhận lại phần thưởng còn nhiều hơn gấp bội những gì bạn đã cho đi…
Tôi không thể hiểu nổi mẹ chồng đã dạy con trai như thế nào
Nhưng không ngờ càng ngày tôi càng lún sâu vào trong cái địa ngục im lặng ấy. Anh không bao giờ lên tiếng bênh vực tôi, cũng chưa bao giờ nói với tôi một tiếng kiểu như: mẹ có tuổi rồi chiều mẹ cho mẹ vui lòng.
"Trung, đức, hiếu, nghĩa" luôn là cụm từ mà người ta thường nhắc đến khi nói về chồng tôi. Anh hiếu thảo với mẹ và là người có chính kiến nhưng chưa một lần đứng ra bênh vực tôi.
Tôi và anh đã kết hôn được sáu năm và đã có 1 đứa con trai khôn ngoan, kháu khỉnh. Chúng tôi đến với nhau bằng một tình yêu lãng mạn. Anh là con trai cả trong một gia đình nề nếp khuôn phép. Điều đó thể hiện trong từng hành động cử chỉ của anh.
Hồi mới quen anh tôi chết mê chết mệt cái thái độ lịch sự, mềm mại, những cử chỉ quan tâm tới tôi từng ly từng tý. Anh tuy còn trẻ nhưng cũng làm giám đốc một công ty xây dựng có danh tiếng. Thế rồi tôi và anh cũng đi đến kết hôn trong một đám cưới được sự ủng hộ của cả hai gia đình.
Chúng tôi đến với nhau bằng một tình yêu lãng mạn. (Ảnh minh họa)
Hồi đầu mới về tôi thấy mình thật có phước khi lấy được một người chồng như anh. Lúc nào đối với anh, bố mẹ cũng là trên hết. Có những lúc bố chồng tôi say rượu mà buông lời mắng mỏ vợ chồng tôi. Thế nhưng anh chỉ quỳ gối ngồi nghe chứ không dám nói lời nào.
Nhưng mẹ chồng nàng dâu bao đời nay có mấy khi "cơm lành canh ngọt". Nào là chuyện ăn tiêu lãng phí, chuyện nấu ăn tôi không cho mỳ chính, chuyện chăm sóc con mà nghiêm khắc với con... Mẹ chồng tôi đều lôi ra nói được.
Vì yêu chồng và tôn trọng chồng nên mỗi khi mẹ chồng có gì không hài lòng với tôi, tôi không bao giờ dám lên tiếng. Đành để trong lòng vì sợ nói ra chồng sẽ là người khó xử. Cứ như vậy tôi nghĩ thầm rằng chồng sẽ tự hiểu cho tôi và đứng ra bênh vực tôi.
Nhưng không ngờ càng ngày tôi càng lún sâu vào trong cái địa ngục im lặng ấy. Anh không bao giờ lên tiếng bênh vực tôi, cũng chưa bao giờ nói với tôi một tiếng kiểu như: mẹ có tuổi rồi chiều mẹ cho mẹ vui lòng.
Năm ngoái vợ chồng tôi vay khắp nơi cũng mua được ngôi nhà khoảng 3 tỷ. Số tiền đó cũng có 1 tỷ do vợ chồng tôi kiếm được còn 1 tỷ là do mẹ đẻ tôi cho, số còn lại là của mẹ chồng tôi và đi vay. Trước khi mua nhà tôi sung sướng như mở cờ trong bụng vì tới đây dọn ra nhà mới tôi sẽ được tự do và không phải sống chung với mẹ chồng. Thế nhưng chuyện chẳng ngờ khi làm thủ tục mua nhà bà yêu cầu nhà phải đứng tên bà.
Nhà đứng tên ai chả quan trọng, quan trọng là vấn đề tâm lý. Lúc nào bà cũng lo tôi bỏ chồng để đòi chia tài sản. Trong khi đó số tiền mua nhà có 1/3 là tiền mẹ đẻ tôi cho. Lúc đầu tôi rất sốc nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi nhắm mắt đồng ý vì nghĩ chỉ cần không sống chung cùng bà là việc gì cũng chấp nhận.
Thế nhưng tháng vừa rồi tôi có ý bàn với chồng về việc đầu tư tiền để sửa nhà. Tôi nghĩ chỉ cần mình có tiền bỏ ra sửa đẹp là được, ai ngờ chồng tôi bảo: "Nhà này là nhà của ông bà, muốn sửa thì phải hỏi xem bà có đồng ý không?". Nghe xong lời chồng, tôi như chết lặng. Thời gian qua tôi đã chịu đựng mọi thứ để được ra ở riêng, để được tự do thế mà đơn giản là mình bỏ tiền ra sửa cái nhà mình ở cũng không có quyền.
Thật chẳng hiểu sao mẹ chồng tôi có thể dạy dỗ được một người con trai như thế! (Ảnh minh họa)
Đầu tháng 7 vừa rồi cơ quan anh tổ chức đi du lịch Thái Lan, bảo là đi du lịch nước ngoài nên hai vợ chồng mời cả mẹ đẻ và mẹ chồng tôi đi cùng. Trong suốt chuyến du lịch không giờ phút nào tôi không phải nén uất hận trong lòng. Đi đâu anh cũng nắm tay mẹ chồng, chỉ trỏ cho bà từng ly từng tý mặc tôi và mẹ tôi cứ lẽo đẽo theo sau. Đêm đến anh cũng ngủ cùng phòng với bà để tôi và mẹ tôi ngủ một phòng, bỏ mặc sự sắp xếp trước đó là để hai bà thông gia ở cùng phòng cho vui.
Cuộc sống cứ như vậy trôi đi từng ngày, anh vẫn rất yêu tôi nhưng chỉ nhìn cách hiếu thảo lạ kỳ của anh với mẹ mà tôi và anh không thể dung hòa. Lâu dần chỉ cần nhắc tới bà thôi là tim tôi lại cảm thấy sợ.
Càng ngày tôi càng lặng thinh và lầm lũi, không nói chuyện với mẹ chồng, tôi chỉ hỏi và trả lời bà những câu cần thiết. Cuối tuần nào tôi cũng lên thăm ông bà như một chuyện nghĩa vụ để ông bà không có lý do để trách móc. Lúc nào trong mắt bà, tôi cũng là đứa con dâu không làm tròn nghĩa vụ làm dâu, còn chồng tôi là một đứa con ngoan, hiếu thảo, giỏi giang.
Đêm nào nằm ngủ tôi cũng ứa nước mắt. Một phần vì hờn giận với chồng, một phần uất ức vì thái độ coi thường con dâu của mẹ chồng, một phần không thể hiểu nổi những thái độ quá hiếu thảo của chồng tôi.
Theo Thời đại
Đưa bạn trai bốc vác vào nhà hàng ăn hết 10 triệu rồi ép anh trả tiền Chiếc ô tô bóng loáng đậu sẵn ở cửa, người lại xe xuống mở cửa, chào Thắng một tiếng giám đốc khiến Thu sững sờ. Thu biết ngay mình bị Thắng lừa thử lòng, lao ngay đến, nắm chặt lấy tay Thắng... Chân ướt chân ráo lên thành phố, Thu chỉ mong có cơm ăn no ba bữa là được. Có hơn nữa...