[Thuốc&Dinh dưỡng] Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2009, bệnh sốt xuất huyết (SXH) gồm 3 phân độ lâm sàng cơ bản sau đây: Phân độ 1: SXH Dengue; Phân độ 2: SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Phân độ 3: SXH Dengue nặng.
Ảnh minh họa
Việc xử trí và điều trị bệnh SXH tùy thuộc từng phân độ lâm sàng theo phác đồ “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh sốt xuất huyết” do Bộ Y tế ban hành ngày 16/2/2011.
Người lớn hoặc trẻ em nếu được chẩn đoán là bị SXH Dengue (phân độ 1), hầu hết đều được bác sĩ chỉ định theo dõi và chăm sóc tại nhà, ngoại trừ những trường hợp sau đây: Phụ nữ đang mang thai; trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi); người cao tuổi đang mắc các bệnh mạn tính như hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, suy tim, suyễn…; người sống neo đơn hoặc ở quá xa các cơ sở y tế.
Chăm sóc đúng cách trẻ mắc bệnh SXH tại nhà cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau đây:
1. Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ.
2. Đảm bảo việc bù nước và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bao gồm:
Cho trẻ uống nhiều nước bằng nhiều loại nước uống khác nhau như nước lọc, nước sôi nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa tươi, nước canh, nước cháo… và khuyến cáo trẻ nên uống nước oresol (nước biển khô).
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ mau lành bệnh.
Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ.
Video đang HOT
3. Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời: Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh SXH là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH cần chú ý:
- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.
- Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.
- Ra máu mũi, ra máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.
4. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây:
- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây ra máu, nhiễm trùng cho trẻ.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen vì có thể gây xuất huyết dạ dày.
- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Sá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
- Không cho trẻ SXH truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng… khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.
Vì sao nước dừa tốt cho người bệnh sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày.
Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.
1. Sốt xuất huyết uống thuốc gì?
Điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sốc, nhằm xử trí kịp thời.
Khi điều trị triệu chứng, nếu bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên, thì phải dùng thuốc hạ nhiệt, khuyến khích người bệnh mặc quần áo thoáng mát, lau mát cơ thể bằng nước ấm.
Chú ý, thuốc hạ nhiệt được sử dụng ở đây là paracetamol đơn thuần, với liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng trong một lần, uống cách nhau trong khoảng 4 - 6 giờ, và tổng liều paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ. Đặc biệt, cần lưu ý là không được dùng các loại thuốc hạ nhiệt như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen... để điều trị, vì có thể gây ra tình trạng xuất huyết, toan máu.
2. Vì sao bị sốt xuất huyết uống nước dừa?
Khi điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue thì một vấn đề khác không kém phần quan trọng đó là khuyến khích người bệnh bù dịch sớm bằng đường uống vì khi sốt thường gây mất nước. Người bệnh có thể bổ sung và uống uống nhiều dung dịch điện giải oresol, nước sôi để nguội, các loại nước trái cây hoặc uống nước cháo loãng với muối.
Trong các loại nước trái cây thìnước dừa được y học cổ truyền cho là một trong những thực phẩm tốt đối với người bệnh sốt xuất huyết bởi nước dừa là nguồn nước tự nhiên, cung cấp những khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa là cách tốt nhất để bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.
Nước dừa giúp cung cấp nhiều khoáng chất giúp bệnh nhân nhanh phục hồi
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi , người bệnh có thể uống thêm nước dừa bên cạnh các thức uống bù nước khác. Bởi trong nước dừa có đến 95,5% là nước, còn lại là 4,0% carbohydrate, 2,2 - 3,7 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,4% chất vô cơ, 0,1% protein, 0,1% lipid, 0,02% canxi, 0,01% photpho, cùng nhiều axit amin (arginin, alanin, cystein và serin) và vitamin nhóm B.
Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.
3. Phòng bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa như thế nào cho đúng?
Bệnh nhân nếu có biểu hiện nặng cần được đến cơ sở y tế
Trong mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết, để phòng bệnh, bạn có thể uống nước dừa thường xuyên và có thể uống từ 3 đến 4 quả dừa mỗi ngày.
Đối với người đang bị sốt, bất kể là sốt vì bệnh gì, thì cũng nên uống nước dừa thay cho nước sôi để nguội thông thường nếu thấy khát. Tuy nhiên, lưu ý là không nên pha thêm gì vào nước dừa. Uống trực tiếp nước dừa tươi và sau đó ăn cơm dừa là cách tốt nhất.
Mặc dù sốt xuất huyết uống nước dừa có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng sốt, hạ nhiệt và giải độc, tuy nhiên nếu bệnh có các biểu hiện nặng thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào cuối tháng 6 Chiều nay (28/5), TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6. TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Thúy Trao đổi với PV VietTimes,...