Thuốc uống điều trị Covid-19 mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch
Mỹ đang thử nghiệm giai đoạn 3 loại thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống và có thể đưa ra thị trường vào cuối năm nay.
Đây là một tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Loại thuốc kháng virus có tên Molnupinavir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần.
Thuốc Molnupinavir được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel (Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.
Thuốc Molnupinavir mang đến nhiều kỳ vọng cho người dân khắp thế giới
Video đang HOT
Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupinavir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.
Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.
Molnupinavir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.
Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.
Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này.
Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupinavir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupinavir để thử nghiệm trên người.
Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân Covid-19 nhẹ.
Cuộc gặp gỡ giữa cụ rùa 70 tuổi và 'bạn gái' 21 tuổi
Cụ rùa 70 tuổi cuối cùng cũng đã gặp 'bạn gái' 21 tuổi sau quãng đường dài di chuyển từ Đức đến Australia.
Cuộc gặp gỡ giữa cụ rùa 70 tuổi và 'bạn gái' 21 tuổi
Hugo, chú rùa thuộc giống Galapagos, 70 tuổi, sẽ sớm gặp được 'tình yêu đích thực' sau khi bạn gái Estrella, 21 tuổi sẽ di chuyển từ Đức đến Australia.
Estrella, 21 tuổi, bắt đầu cuộc sống mới của mình bên trong Công viên bò sát Australia ở Somersby trên Bờ biển Trung tâm, New South Wales. Công viên này là nơi cư ngụ của nhiều loài bò sát bao gồm rắn, thằn lằn và cá sấu hay những loài động vật khác của Australia như gấu túi, chuột túi và quỷ Tasmania ...
Sau thời gian cách ly vì di chuyển từ Đức, Estrella có thể gặp Hugo lần đầu tiên. Ban đầu, theo lịch dự kiến, cặp đôi gặp nhau vào năm 2019 nhưng do sự bùng phát dịch bệnh, kế hoạch lãng mạn của chú rùa Hugo và bạn gái bị tạm dừng.
Những người nuôi bò sát hy vọng cặp đôi sẽ giao phối để duy trì nòi giống. Estrella trở thành con rùa Galapagos đầu tiên đến Australia trong hơn 40 năm qua. Daniel Rumsey, người trông coi vườn thú cho biết sự xuất hiện của cá thể rùa cái khá đặc biệt, khiến anh 'không thốt nên lời'.
Daniel Rumsey nói: "Hai năm đã trôi qua và cuối cùng nó đã xảy ra. Đây là khoảnh khắc tuyệt vời nhất mà tôi với tư cách người trông nom vườn thú trải qua. Estrella sẽ sớm giới thiệu gặp gỡ siêu sao Hugo của chúng tôi".
Năm 2019, nhân viên công viên đăng tìm bạn gái cho rùa Hugo trên ứng dụng hẹn hò Tinder
Rùa Galapagos khổng lồ là một trong số những loài bò sát còn tồn tại, nặng nhất thế giới, trọng lượng tối đa là 400 kg, chiều dài mai khoảng 1,8 mét. Rùa có nguồn gốc từ bảy đảo của quần đảo Galápagos, một quần đảo núi lửa khoảng 1.000 km về phía tây của đại lục Ecuador.
Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng dù có nhiều chênh lệch về tuổi tác nhưng cả hai cặp rùa sẽ sớm hòa hợp. Hugo là loài rùa có thể sống đến hơn 180 tuổi nên họ hi vọng chúng sẽ yêu nhau và ở bên nhau bền lâu. Hugo đã sống tại công viên từ năm 1963 và nặng tới 181kg.
Việc kết hợp hai cá thể rùa mở ra hi vọng lưu giữ bảo tồn loài rùa hiện đang giảm mạnh về số lượng. Dự án được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tiết lộ thông tin về một con rùa khổng lồ tìm thấy ở quần đảo Galapagos vào năm 2019 là loài đã tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale đã xác định nó là Chelonoidis phantasticus, một loài được cho là đã tuyệt chủng cách đây 100 năm.
Bỏ bê xác hiến tặng cho chuột ăn, giáo sư Pháp bị khởi tố Giáo sư Frederic Dardel, cựu chủ tịch Đại học Paris-Descartes, vừa bị cơ quan công tố Pháp khởi tố với tội danh "xâm phạm thi thể", theo BBC. Lệnh khởi tố trên được đưa ra hôm 8/6 đối với giáo sư Frederic Dardel - người đứng đầu Đại học Paris-Descartes trong giai đoạn 2012-2019 ở khu phố Latin nổi tiếng của Paris. Năm...