Thuốc từ vỏ các loài nhuyễn thể
Những động vật thuộc lớp nhuyễn thể (thân mềm) sống ở biển như bào ngư, ngao, sò hoặc ở sông hồ như hến, trai, ốc thường cho thịt là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vỏ là những vị thuốc hay trong kho tàng y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Vỏ bào ngư, tên thuốc là thạch quyết minh được lấy từ con ốc khổng hay ốc chín lỗ. Dược liệu có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ gan thận, thanh nhiệt làm sáng mắt, được dùng để chỉ trị chóng mặt, hoa mắt, thong manh, mắt mờ có màng mộng, thị lực kém. Liều dùng hàng ngày là 4-8g dưới dạng thuốc bột hoặc 15-30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa quáng gà: Vỏ bào ngư, sơn thù, sơn dược, mỗi thứ 16g, cúc hoa, bạch tật lê, kỷ tử, đơn bì, bạch thược, phục linh, trạch tả, thục địa, mỗi thứ 12g. Tất cả phơi khô tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.
Chữa đau mắt, sợ chói: Vỏ bào ngư, cúc hoa vàng và cam thảo (lượng bằng nhau) phơi khô, tán bột, ngày dùng 4g chiêu với nước ấm.
Vị thuốc thạch quyết minh được lấy từ vỏ bào ngư.
,tên thuốc là mẫu lệ được lấy từ con hàu hay hà và được chế biến như sau: Cho vỏ vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khoảng 12 giờ đến khi vỏ có màu xanh nhạt và bóp vụn ra là được. Có thể nung khô hoặc tẩm giấm rồi tán thành bột mịn. Dược liệu có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, giải độc, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn.
Chữa mộng tinh, di tinh: Vỏ hàu 50g, lộc giác sương 50g. Trộn đều, tán nhỏ, uống mỗi ngày 8-16g với nước sắc dây đỏ hồng 30g.
Chữa khí hư: Vỏ hàu 40g, phèn phi 40g, tẩm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4g.
Chữa đái dắt, đái són: Bột vỏ hàu 40g nhồi vào bong bóng lợn, ăn trong ngày.
Chữa đau dạ dày, ợ chua: Bột vỏ hàu 8g, bột cam thảo 8g trộn đều, uống với nước ấm, dùng nhiều ngày.
Video đang HOT
Chữa mồ hôi trộm, chứng nổi hạch: Mỗi ngày uống 8g bột vỏ hàu trộn với nước ấm.
Dùng ngoài, vỏ hàu chữa mụn nhọt, lở loét dưới dạng bột rắc hoặc vỏ hàu nung đỏ, tán nhỏ, trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước cho nhão, đắp chữa sưng đau ngọc hành ở trẻ em (Nam dược thần hiệu).
Vỏ ngao, tên thuốc là văn cáp hay cáp xác, được lấy từ con ngao mật và chế biến như sau: Cho vỏ vào nước, nấu trong khoảng 5-6 giờ rồi phơi khô. Khi dùng để nguyên, tẩm giấm hoặc đồng tiện, rồi sao vàng, tán thành bột mịn.
Dược liệu có vị mặn, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp hóa đàm. Thực tế, vỏ ngao chữa phiến nhiệt, đau họng, ho tức, ho đờm, băng lậu, tràng nhạc, trĩ. Liều dùng hàng ngày: 12-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột để uống. Bột vỏ ngao 15g mỗi lần uống với rượu hâm nóng còn chữa được chứng đau bụng ở phụ nữ sau đẻ.
Vỏ sò,được lấy từ sò huyết, tên thuốc là ngõ lăng xác, đem rửa sạch, đập thành những mảnh vụn, cho vào nồi trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra, để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn hoặc nhúng ngay vỏ đang hồng vào dung dịch giấm rồi mới tán bột. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hóa đàm, chữa tụ máu bầm tím, tê bại, đại tiện ra máu mủ, đau dạ dày ợ chua, cam răng, ngày dùng 12-20g với nước ấm. Có thể làm viên uống.
Vỏ hến, tên thuốc là nghiễn xác, có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn. Dùng riêng, chữa nôn mửa ợ chua, đau vùng thượng vị, hen suyễn, sang lở, thấp khớp. Liều dùng hàng ngày: 4-8g, có khi đến 12g dược liệu đốt thành tro, tán bột, uống với nước gừng (Nam dược thần hiệu)
Dùng phối hợp chữa quáng gà: Vỏ hến 40g, rang; cỏ dùi trống 40g, cúc hoa vàng 20g; thảo quyết minh 20g, kỷ tử 16g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 12g đối với người lớn, 4-5g cho trẻ em. Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung và hoàng bá sao, lượng bằng nhau, tán nhỏ rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê (Hải Thượng Lãn Ông)
Vỏ trai cho vị thuốc bạng phấn.
Vỏ trai
, chủ yếu là trai điệp, tên thuốc là bạng xác. Khi dùng nướng trên lửa to hoặc than hồng cho vỏ đỏ lên, để nguội, tán thành bột mịn. Bột này có tên gọi là bạng phấn, có vị mặn, tính hơi hàn, không độc có tác dụng khái thông, tiêu đàm, tán ứ, chữa bạch đới, thủy thũng, phiên vị (ăn vào nôn ra) ho đờm đặc, đau mắt. Liều dùng hàng ngày: 6-10g uống với ít rượu.
Vỏ ốc (ốc nhồi) tên thuốc là điền hoa xác, có vị mặn, ngọt, tính bình không độc, có tác dụng chống lở loét, giải tâm phiền, chữa lở miệng, rộp lưỡi, loét lợi và niêm mạc má. Lấy vỏ ốc nhồi 2 cái rửa sạch, sấy khô, sao vàng, tán bột mịn, cỏ nhọ nồi 50g, phơi khô, tán bột mịn. Trộn đều hai bột, xát vào răng lợi nhiều lần trong ngày. Khoảng 2-3 ngày là khỏi.
Để phối hợp điều trị cơn đau tim đột ngột, lấy vỏ ốc nhồi đốt với gỗ thông thành than, tán bột, rồi uống với nước sắc gỗ trầm hương, mỗi thứ 8g dùng 3-5 lần.
Theo SKĐS
Bài thuốc hay từ mai động vật
Một số động vật sống ở nước như ba ba, cua biển, mực nang có một bộ phận cấu tạo đặc biệt gọi là mai dùng để bảo vệ hoặc làm cứng cáp cơ thể.
Những bộ phận này từ lâu đã trở thành vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Mai ba ba:
Tên thuốc là miết giáp, thủy ngư xác. Mai phải được chế biến mới sử dụng. Có hai cách: ngâm mai vào nước gừng rồi sao hoặc nướng vàng, sau đó tẩm giấm phơi khô. Hoặc ngâm mai vào nước tro trong một đêm, rửa sạch, tẩm rượu rồi cắt nhỏ, nấu với nước trong một ngày đêm. Chắt nước đầu. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, cô thành cao đặc được miết giáp cao.
Mai ba ba được dùng để chữa xơ gan. Ảnh: Internet
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, nhuận táo, giảm đau, điều kinh, chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, trần bì, thanh bì, linh lang, sa nhân, thảo quả, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g, thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi uống 10-20 viên; 11 tuổi trở lên uống 20-30 viên.
Chữa xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa hen suyễn, thở gấp ở trẻ nhỏ: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc, mỗi lần uống với 4g bột mai với nước ép lá nhót.
Chữa mụn rò, chảy mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua, lượng các vị bằng nhau, đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
Mai mực nang:
Tên thuốc là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu, có vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm se, chống loét, chữa được nhiều bệnh như sau:
Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn khoảng nửa giờ. Hoặc mai mực 60g, mẫu lệ nung 30g, gạo tẻ sao vàng 30g, hoàng bá 20g, màng mề gà sao vàng 20g, cam thảo 20g, hàn the phi 10g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, người lớn mỗi lần 8g, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 2g; trên 10 tuổi, mỗi lần 4g.
Mai mực nang chữa viêm loét dạ dày. Ảnh: Internet
Chữa đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8g với nước sắc cây mộc tặc. Dùng riêng hoặc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Chữa cam tẩu mã, loét mủ, viêm tai chảy nước: Mai mực, hoàng liên, thanh đại, hồng đơn, tế tân, ngũ bội tử, nhân trung bạch, mỗi thứ 12g, phèn phi 8g, mai hoa 4g. Từng thứ sao riêng, trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại, rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng rắc bột vào vết thương, vết loét.
Chữa chảy máu cam: Mai mực và hoa hòe, lượng bằng nhau, nửa để sống, nửa sao. Tất cả tán bột, trộn đều. Khi dùng, thổi bột vào mũi.
Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt, bôi ngày 2 lần (chỉ dùng cho loại bỏng nhẹ).
Mai cua biển:
Khi dùng lấy một cái mai rửa sạch đập vỡ vụn, sao tồn tính, tán bột uống với rượu hâm nóng làm 2-3 lần trong ngày, chữa chứng đau bụng ở phụ nữ sau đẻ.
Để chữa sưng tấy, lấy mai rùa biển 5 cái, phối hợp với xuyên sơn giáp 10g, gai bồ kết 7 cái. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, uống trong ngày với rượu hâm nóng.
Theo PNO
Vị thuốc từ trứng kiến gai đen Khi gặp stress, người ta thường tìm đến các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần và đặc biệt là thuốc ngủ với nhiều tác dụng phụ, mà quên rằng dùng sản phẩm từ thiên nhiên để bồi bổ tốt hơn cho cơ thể của mình. Trứng kiến gai đen - vị thuốc đông y độc đáo Xa xưa con người đã biết...