Thuốc trừ sâu gây tổn hại cho não của ong như thế nào?
Có thể bạn chưa biết rằng số lượng ong trên toàn cầu đang giảm nghiêm trọng do con người sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất nông nghiệp khác.
Trong rất nhiều tác dụng của loài ong, tác dụng lớn nhất là giúp hoa thụ phấn để cây có thể sinh sản. Những thay đổi lớn theo chiều hướng xấu đối với các loài côn trùng như ong gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến tất cả các loài khác, kể cả con người.
Các hóa chất dùng để diệt trừ côn trùng có hại cho cây, đương nhiên cũng không tốt cho loài ong. Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy thuốc trừ sâu không chỉ giết chết những con ong nghệ trưởng thành mà còn có nhiều tác hại đối với ong non.
Nghiên cứu này do các nhà khoa học ở Trường đại học Hoàng gia London tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ấu trùng ong phơi nhiễm thuốc trừ sâu sẽ phát triển hoàn toàn khác thường. Cụ thể là khi ấu trùng nở thành ong non, não của ong non nhiễm thuốc sâu sẽ không phát triển bình thường và không hoạt động đúng chức năng. Những tác hại này tồn tại vĩnh viễn khiến cho các thế hệ ong về sau không thụ phấn cho hoa được hiệu quả.
Video đang HOT
Tiến sĩ Richard Gill, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết mỗi đàn ong là một xã hội hữu cơ, vì thế bất kì độc tố nào xâm nhập vào đàn đều gây ra các vấn đề cho sự phát triển của ong non trong đàn. Thật đáng lo ngại cho trường hợp này là khi những con ong non ăn phải thức ăn nhiễm thuốc sâu, não của chúng sẽ chậm phát triển và khi chúng lớn lên thì bộ não của chúng nhỏ hơn và hoạt động lệch lạc. Tổn thương này là vĩnh viễn và không thể chữa được.
Như vậy có nghĩa là việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác hại lâu dài cho các thế hệ ong sinh ra về sau. Cho dù ngành nông nghiệp ở một số nơi bắt đầu chuyển hướng không sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học, nhưng loài ong vẫn tiếp tục phải chống chọi với hậu quả đã bị reo xuống và chúng rất khó hồi phục.
Tiến sĩ Gill nói thêm rằng nghiên cứu lần này cho thấy mức độ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên các đàn ong còn kéo dài nhiều tuần sau khi chúng phơi nhiễm, thậm chí những con ong non khi lớn lên còn không có khả năng tìm kiếm thức ăn. Rất cần có những hướng dẫn về sử dụng thuốc trừ sâu để ngăn chặn được ảnh hưởng nghiêm trọng này.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BGR
Tàu đổ bộ phát hiện từ trường sao Hỏa bất thường
Từ trường tại điểm khảo sát trên sao Hỏa mạnh gấp 10 lần so với những gì các nhà khoa học tính toán trước đây, và đang biến đổi rất nhanh.
Dữ liệu mới nhất do tàu đổ bộ InSight của NASA trên sao Hỏa cho thấy từ trường của hành tinh Đỏ dao động rất nhanh. InSight là là tàu đổ bộ đầu tiên có máy cảm biến từ để đo từ trường của sao Hỏa từ khoảng cách gần.
Hình minh họa tác động của bão mặt trời lên sao Hỏa khi các hạt tích điện va chạm với khí quyển.
Các chuyên gia của dự án cho biết dữ liệu mặt đất cho thấy bức tranh chính xác hơn về nguồn gốc từ và hiện tượng từ hóa trên một diện tích rộng lớn. Từ trường ở nơi khảo sát mạnh hơn 10 lần so với kết quả tính toán dữ liệu của vệ tinh, ngoài ra dữ liệu của thiết bị lần này còn cho biết các nguồn sinh từ ở rất gần vị trí thiết bị.
Tàu InSight được thiết kế để thu thập dữ liệu trực tiếp trên sao Hỏa giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn sự hình thành của hành tinh Đỏ. Trước khi tàu hạ cánh vào tháng 11/2018, từ trường được đo bằng vệ tinh và thường tính trung bình khoảng cách lấy từ chấn tâm cách vệ tinh hơn 145 km.
Hàng tỷ năm về trước, sao Hỏa thường có từ trường toàn cầu, nhưng cách đây khoảng 4 tỷ năm từ trường biến mất mà không rõ lý do, khiến cho khí quyển không được bảo vệ khỏi bức xạ và vì thế vật chất trên sao Hỏa mất dần vào vũ trụ. Kết quả thu được lần này cho thấy bất cứ trường dư nào cũng đến từ những lớp đá già nằm sâu dưới bề mặt từ vài mét đến hàng kilomet. Các nhà khoa học dự định tiếp tục nghiên cứu sao Hỏa bằng các dữ liệu do tàu InSight thu thập để xác định rõ hơn trên sao Hỏa có các loại đá nào và chúng phân bố ở đâu.
Quan sát của InSight còn cho thấy ảnh hưởng của Mặt Trời đối với từ trường sao Hỏa. Mặt Trời tỏa ra các hạt tích điện đi khắp hệ mặt trời dưới dạng một hiện tượng gọi là gió mặt trời. Các hạt này mang từ trường liên hành tinh (IMF) và khi xâm nhập vào khí quyển sao Hỏa chúng có thể làm dao động từ trường của hành tinh này. Nguyên nhân là do sao Hỏa (không giống với Trái Đất) không có từ trường toàn cầu để chống lại các cơn bão mặt trời này.
Tàu InSight còn thu thập được một số dữ liệu lạ lùng khác cho thấy có sự dao động từ trường vào quãng nửa đêm. Điều này có vẻ liên quan đến chuyển động của gió mặt trời và IMF xung quanh sao Hỏa, gây ra các dòng điện và các từ trường ở đây. Sắp tới, các nhà nghiên cứu sẽ kết hợp dữ liệu của tàu InSight thu thập trên bề mặt và dữ liệu của tàu MAVEN (bay trên quỹ đạo sao Hỏa) thu thập trong khí quyển bên trên vị trí tàu đổ bộ InSight để xác định chính xác nguyên nhân của hiện tượng nói trên.
Các chuyên gia của NASA cho biết vì tất cả các quan sát trước đây đều từ lớp khí quyển ngoài cùng hoặc từ khoảng cách xa hơn nữa nên chúng ta không biết tác động của gió mặt trời có đến tận bề mặt sao Hỏa hay không. Những phát hiện mới đây rất có ích cho các dự án tiếp theo nghiên cứu về sao Hỏa.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Space
Các kỹ thuật mới sẽ được áp dụng để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh Sau thông tin các nhà khoa học phát hiện ra một vụ nổ radio nhanh từ không gian sâu đang "lặp lại" đều đặn cứ sau 16 ngày, các chuyên gia đang gia tăng nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Các nhà khoa học tại Viện SETI tuyên bố họ đang nghiên cứu các kỹ thuật mới để phát hiện...