Thuốc trị tăng động giảm chú ý cho trẻ: Những lưu ý khi sử dụng
Để điều trị tăng động giảm chú ý, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với trị liệu hành vi cho trẻ.
Vì vậy, để việc điều trị cho trẻ đạt hiệu quả tối đa, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ thông tin về từng loại thuốc, dùng như thế nào, lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc là điều hết sức cần thiết.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thường gặp trong thực hành lâm sàng tâm thần học trẻ em. Theo thống kê có khoảng từ 3 – 7% trẻ ở lứa tuổi học đường mắc rối loạn này. Phần lớn các trường hợp thường có biểu hiện triệu chứng giảm chú ý kết hợp với rối loạn tăng động.
Đặc điểm nổi bật của rối loạn này là trẻ không thể duy trì sự tập trung chú ý cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một công việc nào đó mà luôn thay đổi sự tập trung chú ý vào những vật, sự việc, những kích thích xung quanh. Điều này dẫn đến hậu quả là xuất hiện những triệu chứng tăng vận động, trẻ luôn hoạt động nhưng lại không thể hoàn tất một công việc nào đó khi được yêu cầu, được giao phó.
Chẩn đoán ADHD chỉ được đặt ra khi biểu hiện của rối loạn này không chỉ xuất hiện ở một môi trường đặc biệt nào đó mà nó phải xuất hiện ở nhiều hoàn cảnh môi trường khác nhau như ở nhà, trường học…
Trẻ ADHD cần đi khám và điều trị thích hợp.
Các nhóm thuốc điều trị
Video đang HOT
Để điều trị ADHD cần kết hợp việc sử dụng thuốc với các liệu pháp tâm lý bổ trợ. Trong đó, thuốc đóng vai trò giúp điều chỉnh hành vi, tăng khả năng tập trung. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng của rối loạn, thể lâm sàng, điều trị trước đó… mà các bác sĩ chuyên môn có chỉ định điều trị, can thiệp phù hợp. Hiện các nhóm thuốc điều trị cho trẻ mắc ADHD gồm:
Các thuốc kích thích thần kinh trung ương: Đây là nhóm thuốc phổ biến và thường được lựa chọn trong điều trị ADHD. Thuốc tác động vào hệ thống thần kinh giúp thay đổi chức năng dẫn truyền và thay đổi các vấn đề về sinh học thần kinh mà trẻ ADHD đang mắc phải.
Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: Amphetamine, methylphenidate, methamphetamine… trong đó methylphenidate là phổ biến nhất. Đây là loại thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn nên thường phải uống nhiều lần, nhưng hiện nay có một số biệt dược thế hệ mới chỉ cần uống duy nhất một lần trong ngày.
Tác dụng phụ thường gặp ở các thuốc kích thích tâm thần là loạn nhịp tim, giảm ngon miệng, sụt cân, mất ngủ, bồn chồn, đau đầu, đau bụng, mẩn ngứa da…
Các thuốc không kích thần: như atomoxetin HCl (stratera), bupropion (wellbutrin), venlafaxin, clonidin… tác động vào một số khu vực nhất định của não bộ, giúp trẻ tăng hiệu quả kiểm soát hành vi và sự chú ý, không gây ảnh hưởng tới các khu vực khác của não bộ, không gây nghiện, nhưng kém hiệu quả hơn so với các thuốc nhóm kích thích tâm thần qua nhiều nghiên cứu.
Các thuốc khác: Đối với các trường hợp có các rối loạn tâm thần khác kèm theo như: trầm cảm, rối loạn hành vi… cần cân nhắc lựa chọn thêm các thuốc chỉnh khí sắc, chống trầm cảm kết hợp với các thuốc trên để điều trị cho thích hợp.
Những lưu ý để sử dụng thuốc an toàn
Khi trẻ có biểu hiện của ADHD, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chuyên khoa Tâm thần Nhi để được khám, đánh giá chính xác, toàn diện và được tư vấn, can thiệp điều trị phù hợp, hiệu quả. Không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Với các trẻ ADHD dưới 5 tuổi, nên sử dụng trị liệu, áp dụng trị liệu hành vi cho trẻ, phối hợp đào tạo cho cha mẹ của trẻ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ con. Với trẻ lớn, vị thành niên và người trưởng thành mắc ADHD, có chỉ định dùng thuốc thì cần kết hợp trị liệu tâm lý, và chỉ sử dụng thuốc sau khi các can thiệp khác không hiệu quả.
Việc kê đơn thuốc điều trị ADHD hết sức cân nhắc về chỉ định và liều lượng. Thuốc cần được điều chỉnh liều phù hợp cho từng cá thể và sẽ thay đổi theo thời gian khi trẻ trưởng thành. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, trẻ cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng về toàn trạng cơ thể, mạch huyết áp, chiều cao, cân nặng và theo dõi các tác dụng phụ có thể gặp phải trong giai đoạn đầu dùng thuốc.
Dưới sự giám sát y tế, các thuốc ADHD được coi là an toàn. Tuy nhiên, có những rủi ro và tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng sai hoặc dùng quá liều lượng quy định. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ kê đơn để xử trí kịp thời cho trẻ. Các dấu hiệu bất thường cần lưu ý bao gồm: chán ăn, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính tình, tăng sự lo âu và khó chịu, rối loạn tiêu hóa, đau đầu…
Việc điều trị ADHD có nhiều lựa chọn như giáo dục, trị liệu tâm lý, thuốc, kết hợp các phương pháp… và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, gia đình và nhà trường cũng như sự quan tâm của cả cộng đồng. Các bậc cha mẹ cũng cần hướng trẻ đến một lối sống lành mạnh, bởi thay đổi lối sống góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị cho trẻ bao gồm dinh dưỡng khỏe mạnh, hoạt động thể lực mỗi ngày, giới hạn thời gian xem ti vi và các thiết bị điện tử, ngủ đủ giấc…
Xử tử hình người đàn ông Singapore vận chuyển ma túy để trừ nợ
Chấp nhận vận chuyển ma túy để trừ món nợ 200 triệu đồng, người đàn ông Singapore phải lãnh lấy hậu quả là một bản án tử hình.
Bị cáo Cher Wei Hon lãnh án tử vì vận chuyển ma túy. Ảnh: Nam An.
TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh vừa xử phúc thẩm, bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Cher Wei Hon (40 tuổi, quốc tịch Singapore, trú tại TP. Hồ Chí Minh), tuyên y án tử hình về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Rạng sáng ngày 29/6/2019, lực lượng chức năng kiểm tra chiếc ô tô đang di chuyển trên QL22 ( thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh) do Dương Hùng Tâm (27 tuổi) điều khiển. Trên xe có bị cáo Cher Wei Hon đi cùng.
Kiểm tra hành lý mang theo của bị cáo, lực lượng chức năng phát hiện gần 10 kg ma túy loại Methamphetamine.
Tại phiên tòa, bị cáo Cher Wei Hon khai quen biết một người phụ nữ tên Quỳnh (không rõ lai lịch) tại Campuchia và được Quỳnh cho vay 200 triệu đồng. Sau đó, Cher Wei Hon phải làm thuê cho Quỳnh để trừ nợ.
Ban đầu, Quỳnh chỉ thuê Cher Wei Hon vận chuyển điện thoại iPhone, iPad từ Campuchia về Việt Nam rồi sau này đến vận chuyển ma túy. Tiền công mỗi chuyến từ 500 - 1.000 USD.
Tối ngày 28/6/2019, Quỳnh nhờ Dương Hùng Tâm chở Cher Wei Hon đến khu vực huyện Bến Cầu, Tây Ninh rồi có người đón sang Campuchia. Trên đường Tâm chở bị cáo cùng hai túi xách từ Campuchia về lại TP.HCM thì bị bắt như trên.
Bị cáo Cher Wei Hon khai ngoài lần bị bắt, đã năm lần vận chuyển ma túy cho Quỳnh từ Campuchia về TP.HCM.
Do chưa bắt được Quỳnh và chỉ có lời khai nhận của Tâm nên chưa đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tâm về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nữ tiếp viên hàng không bị xe Mercedes tông tàn phế: Chưa được bồi thường Tài xế Grab tử vong, nữ tiếp viên hàng không tàn phế vĩnh viễn sau cú tông của tài xế xe sang Mercedes nhưng đã 10 tháng nay, mọi việc khó hiểu. Hiện trường vụ tai nạn Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo Giao thông, luật sư Trương Văn Tuấn - Đoàn Luật sư TP.HCM nhìn nhận, cáo trạng của Viện kiểm...