Thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiện nay, điều trị phì đại tuyến tiền liệt chủ yếu nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng, vậy phương pháp điều trị là gì và thuốc nào được sử dụng?
1. Phì đại tuyến tiền liệt là gì?
Phì đại tuyến tiền liệt lành tính hay tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là một rối loạn phổ biến ở nam giới và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, xảy ra ở hầu hết nam giới> 40 tuổi. Đây là một trong những bệnh lành tính thường gặp ở hệ tiết niệu ở nam giới trung niên và cao tuổi.
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tăng sản lành tính bất thường của tế bào cơ trơn và tế bào mô đệm ở vùng chuyển tiếp của tuyến tiền liệt chèn ép niệu đạo, và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, như tiểu khó, tiểu són, cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu…
2. Các phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Việc cân nhắc các phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khó chịu của các triệu chứng.
Để chọn phương án tốt nhất, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, kích thước tuyến tiền liệt, bất kỳ biến chứng nào cũng như các tình trạng sức khỏe khác mà người bệnh có thể đang mắc phải.
Có ba loại điều trị chính:
Theo dõi mà không cần can thiệp tích cực Điều trị bằng thuốc Phẫu thuật
Không được điều trị, phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các vấn đề ở bàng quang, đường tiết niệu hoặc thận.
3. Thuốc uống điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Video đang HOT
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm:
Không được điều trị, phì đại tuyến tiền liệt có thể ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu ra ngoài bàng quang và gây ra các vấn đề ở bàng quang, đường tiết niệu hoặc thận.
3.1 Thuốc chẹn alpha
Nhóm thuốc này được chỉ định để điều trị bệnh nhân mắc chứng Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) có triệu chứng từ trung bình đến nặng bất kể kích thước tuyến tiền liệt, bao gồm: Alfuzosin, doxazosin, tamsulosin hoặc terazosin.
Thuốc chẹn alpha hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể alpha trên cơ trơn của tuyến tiền liệt, niệu đạo tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, dẫn đến giảm trương lực cơ và giảm tắc nghẽn bàng quang. Tất cả các thuốc chẹn alpha hiện có đều có hiệu quả tương đương khi được dùng với liều lượng thích hợp và có thể giúp cải thiện tốc độ dòng nước tiểu sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi dùng.
Bệnh nhân nên được tư vấn dùng alfuzosin, tamsulosin và silodosin cùng hoặc ngay sau bữa ăn và nuốt toàn bộ viên nang mà không cần nghiền nát.
Nam giới tuổi trung niên và căn bệnh gây khó chịu: Phì đại tiền liệt tuyến
3.2 Thuốc ức chế 5-alpha reductase
Các loại thuốc này cũng được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng từ trung bình đến nặng cùng với phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm: Finasteride và dutasteride…
Thuốc ức chế 5-alpha reductase cũng đã được chứng minh là làm giảm cả nồng độ dihydrotestosterone (DHT) và PSA trong huyết thanh, cải thiện tốc độ dòng nước tiểu tối đa mà không có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng giữa các thuốc.
Sự khác biệt chính giữa hai thuốc này là thời gian bán hủy trong huyết thanh của mỗi loại, là 3 đến 16 giờ đối với finasteride và 5 tuần đối với dutasteride. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuốc và kéo dài các tác dụng ngoại ý, có thể kéo dài sau khi ngừng thuốc.
3.3 Liệu pháp kết hợp
Kết hợp thuốc chẹn alpha và chất ức chế 5-alpha reductase cũng được sử dụng để điều trị. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng hiệp đồng của cơ chế tác dụng kép vượt trội hơn hẳn so với đơn trị liệu trong việc cải thiện triệu chứng cũng như giảm tiến triển lâm sàng ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
Hướng dẫn của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA) khuyến cáo sử dụng liệu pháp kết hợp này ở bệnh nhân có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt mức độ trung bình đến nặng và có nguy cơ tiến triển bệnh.
Người bệnh được theo dõi và tư vấn về các biện pháp lối sống có thể cải thiện các triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến.
3.4 Thảo dược và thuốc bổ sung
Thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoặc thảo dược cũng đã được sử dụng cho những người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm không được tiêu chuẩn hóa và dữ liệu an toàn lâu dài không phải lúc nào cũng có sẵn.
Mặc dù một số thử nghiệm lâm sàng về các sản phẩm này đang được tiến hành, nhưng hiện không khuyến nghị sử dụng liệu pháp thực vật hoặc các loại thuốc thay thế khác để kiểm soát bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là phải cân nhắc các rủi ro và lợi ích có thể có của việc áp dụng các biện pháp điều trị thay thế này.
4. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Không có liệu pháp phổ biến cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt nói chung mà các kế hoạch điều trị sẽ được cá nhân hóa đối với từng người bệnh để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Khi được kê đơn thuốc, người bệnh cần lưu ý:
- Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt nên được sử dụng dưới sự giám sát y tế, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không dùng theo đơn thuốc của người khác.
- Thông báo với bác sĩ điều trị về bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng có thể làm cho các triệu chứng tiết niệu nghiêm trọng hơn, như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ho và cảm lạnh (có thể chứa thuốc thông mũi, caffeine và / hoặc thuốc kháng histamine).
- Tìm kiếm lời khuyên y tế càng sớm càng tốt nếu gặp bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào nghi ngờ có liên quan đến thuốc.
5. Thay đổi lối sống phòng bệnh hiệu quả
Thay đổi lối sống và can thiệp hành vi là phương pháp điều trị đầu tiên cho tất cả bệnh nhân. Những thay đổi về lối sống bao gồm:
Hạn chế chất lỏng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không sử dụng dùng cà phê, rượu, bia và các chất kích thích vì có thể kích thích bàng quang, khiến triệu chứng bệnh thêm nặng. Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu quá lâu có thể làm căng cơ bàng quang và gây tổn thương bộ phận này. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây… và hạn chế tiêu thụ đồ ăn chiên rán, dầu mỡ… Lối sống vận động: Việc tập thể dục thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng.
Phát hiện u bàng quang, có phải ung thư không?
Nhiều trường hợp phát hiện u bàng quang sau siêu âm rất lo lắng, cho rằng ung thư. Tuy nhiên, u bàng quang có u lành tính và ác tính, cần phải khám chuyên sâu để chẩn đoán.
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo...), gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Khi phát hiện có khối u bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán là u lành tính hay u ác tính.
Ung thư bàng quang nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao. Triệu chứng đái máu toàn bãi (từ đầu đến cuối bãi đi tiểu), có thể kèm theo máu cục, nhưng lại không đau buốt có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh ở giai đoạn sớm. Đôi khi khối u trong bàng quang lại được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe.
Nhiều người khi có biểu hiện bí tiểu, tiểu ra máu... đi khám phát hiện u bàng quang qua siêu âm. Tuy nhiên, không phải cứ có u bàng quang có nghĩa là ung thư.
Sau chẩn đoán u bàng quang, chẩn đoán tiếp theo phải làm là chẩn đoán u lành tính hay u ác tính.
Trên từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp, có thể có nội soi bàng quang. Với những trường hợp u bàng quang mới phát hiện lần đầu, phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang vừa là phương pháp chẩn đoán (lấy mẫu u bàng quang làm giải phẫu bệnh, xem u là lành tính hay ác tính - ung thư bàng quang), vừa là phương pháp điều trị (loại bỏ khối u).
Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (có thể đánh giá được sự xâm lấn của khối u ra ngoài bàng quang, di căn hạch của ung thư bàng quang...). Ngoài ra, khi được chẩn đoán ung thư, sẽ có thêm một số chỉ định để đánh giá giai đoạn bệnh.
Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí u và giai đoạn bệnh, nhưng chủ yếu là phẫu thuật, có thể kèm theo hóa xạ trị bổ trợ, liệu pháp sinh học hoặc các liệu pháp quang động học, miễn dịch, tùy theo giai đoạn bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ - Do đâu? Một cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu. Hơn một nửa số phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong đời, trong khi rất nhiều người phải vật lộn với tình trạng nhiễm trùng lặp lại. Nhưng nhiễm trùng đường tiểu không chỉ là...