Thuốc tránh thai uống 1 tháng sau “quan hệ” gây tranh cãi
Các nhà nghiên cứu tuyên bố, phụ nữ cần phải được cung cấp một loại thuốc tránh thai mới, có thể ngăn ngừa việc “dính bầu” dù được uống sau khi quan hệ tình dục tới 1 tháng.
Hàng triệu phụ nữ trên thế giới đang uống thuốc tránh thai hàng ngày nhằm kiểm soát các hoóc môn, ngăn ngừa sự rụng trứng. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ phải hứng chịu một số tác dụng phụ khó chịu, bao gồm cả tăng cân, đau đầu, nôn mửa và nghiêm trọng hơn là gia tăng nguy cơ bị chứng cục máu đông cũng như ung thư vú.
Các học giả đến từ Mỹ và Thụy Điển đang lên tiếng yêu cầu các công ty dược phát triển một phiên bản mới của thuốc tránh thai, giúp phá hủy sự mang thai sau khi tinh trùng đã “gặp” trứng để tạo nên một bào thai. Họ tuyên bố, các viên thuốc tránh thai dùng sau khi “quan hệ”, chỉ cần uống một lần mỗi tháng này, nhiều khả năng sẽ được phái yếu vô cùng ưa chuộng trong tương lai.
Theo các nhà nghiên cứu, loại thuốc tránh thai mới có thể chỉ đòi hỏi người dùng uống chúng một vài lần mỗi năm, phụ thuộc vào tần suất họ quan hệ tình dục không an toàn. Thuốc sẽ đủ mạnh để giúp phái yếu ngừa thai ngoài ý muốn dù được uống 4 tuần sau khi “khổ chủ” làm “chuyện ấy”.
Video đang HOT
Ảnh: Alamy
Biệt dược này, do đó, cũng có thể giúp các chị em không phải “phòng bị” kỹ càng hoặc hốt hoảng sau một cuộc “yêu” ngẫu hứng.
Viết trên tạp chí Kế hoạch hóa gia đình và Chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiến sĩ Elizabeth Raymond thuộc Công ty công nghệ Gynuity (New York, Mỹ) và các đồng nghiệp đến từ Viện Karolinska danh tiếng (Stockholm, Thụy Điển), nhấn mạnh: “Để giải quyết các thách thức trong thế giới ngày càng phức tạp của chúng ta, phụ nữ đáng được hưởng tất cả các lựa chọn có thể trong việc kiểm soát và bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như cuộc sống của họ”.
Tuy nhiên, đề xuất về loại thuốc tránh thai mới nói trên đang vấp phải sự chỉ trích của những người không ủng hộ việc nạo phá thai.
Chuyên gia Norman Wells thuộc Quỹ giáo dục gia đình Anh, cáo buộc, các nhà nghiên cứu Mỹ và Thụy Điển đã cố tình dùng thuật ngữ gây hiểu lầm. Ông nói: “Thứ mà họ đang đề nghị không khác gì việc cung cấp dự phòng một viên thuốc phá thai cho phụ nữ. Việc cấp phép cho loại dược phẩm như vậy sẽ là cách ngấm ngầm tiếp tay cho nạn nạo phá thai theo nhu cầu”.
Theo VNE
Vừa uống thuốc tránh thai khẩn cấp vừa "sáng đèn", liệu có thai?
Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp không phải có tác dụng ngăn chặn "đèn đỏ" mà là làm chậm quá trình rụng trứng chứ không làm "mất" đèn đỏ.
Tháng trước em bị "đèn đỏ" vào ngày 9.7. Ngày 11.8 sau khi quan hệ tình dục em có dùngthuốc tránh thai khẩn cấp. Ngay ngày hôm sau em lại "đến tháng". Vậy liệu em có bị bệnh gì không? Em có thai không? Nếu có thai thì có ảnh hưởng gì đến em bé không? Xin bác sĩ trả lời giúp em.
Lyly
Em không nói rõ em bao nhiêu tuổi, đã quan hệ tình dục lâu chưa, vòng kinh của em thường xuyên là bao nhiêu ngày nên chị Minh An khó trả lời cụ thể cho em được. Tuy nhiên, rõ ràng em có kiến thức khá ngây ngô về sức khỏe sinh sản, giới tính. Theo bác sĩ phụ sản, thông thường, vòng kinh của một phụ nữ kéo dài từ 25-35 ngày tùy cơ địa mỗi người. Do một số yếu tố sức khỏe thì vòng kinh cũng có thể dao động sớm hoặc muộn hơn vài ngày. Ở một số người vòng kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc kinh nguyệt thất thường không đều.
Nếu như vòng kinh của em là 30 ngày mà đến ngày thứ 33 em mới có kinh thì là hơi muộn. Tuy nhiên, nếu em có thai thì đã có thai rồi, vậy mà đến ngày thứ 32 em vẫn dùng thuốc tránh thaikhẩn cấp là không cần thiết.
Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp không phải có tác dụng ngăn chặn "đèn đỏ" mà là làm chậm quá trình rụng trứng (nếu trứng sắp rụng) để tránh trứng gặp "con giống" gây mang thai. Đồng thời, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng tạo môi trường ngăn chặn "con giống" tấn công trứng. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ làm chậm hoặc sớm hơn chứ không "mất" đèn đỏ. Thuốc cũng chỉ có tác dụng chậm nhất là sau 72h quan hệ, càng uống muộn thì khả năng tránh thai càng giảm. Ngoài ra, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ dùng trong những trường hợp "khẩn cấp" chứ không phải biện pháp tránh thai lâu dài. Nếu em dùng thường xuyên thì có thể mất tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau quan hệ một ngày em lại gặp "đèn đỏ" thì làm gì có dấu hiệu nào cho biết em mang thai nữa. Do đó, lo lắng về việc em mang thai, có bất thường về sức khỏe là không cần thiết.
Nhưng rõ ràng em không có kiến thức về sức khỏe sinh sản, về các tác dụng của biện pháp tránh thai mà chỉ đang sử dụng một cách "đại khái". Do đó, em cần phải đi khám bác sĩ phụ khoa để xin được tư vấn rõ ràng về các biện pháp tránh thai, lợi ích cũng như các tác dụng phụ của chúng, tránh mang thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai lâu dài sau này.
Theo VNE
Mất tự tin vì hôi nách, biện pháp xử lý "cô bé" quá "cỡ"? Bạn đọc ngohoang...@gmail.com Mong chương trình cho tôi biện pháp hiệu quả việc trị ngăn ngừa mùi của mồ hôi nách. Mỗi lần tiếp xúc mọi người tôi rất ngại và luôn phải dùng lăn nách khi giao tiếp. Nhưng tôi thấy không giảm mà mùi nặng thêm gây cảm giác khó chịu lắm. Có cách nào đơn giản mà hiệu quả nhanh...