Thuốc tránh thai khẩn cấp: Những điều cần phải biết
Dùng thuốc TTKC thì không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thuốc tránh thai khẩn cấp (TTKC) (emergency contraception pills) là một biện pháp ngừa thai sau khi giao hợp.
Chúng ta biết rằng, sau khi giao hợp đúng vào thời điểm trứng rụng thì hiện tượng thụ tinh sẽ diễn ra sau đó, sự bám của trứng thụ tinh xayra 6 ngày sau khi thụ thai. Uống thuốc TTKC là sự ngăn ngừa có thai ngay khi trứng thụ tinh.
Lịch sử dùng thuốc TTKC
Thuốc TTKC đã được áp dụng từ nhiều thập niên qua. Điển hình năm 1958, ở Công-gô, đầu tiên sử dụng một liều cao hormone để tránh thai cho một nữ tu sĩ bị xâm hại tình dục. Thuốc ngày càng được cải tiến nhằm giảm các tác dụng phụ của thuốc. Năm 1970, nghiên cứu thuốc TTKC với thuốc chỉ có progestatif. Cho đến hiện nay, thuốc TTKC đã được lưu hành và áp dụng trên toàn thế giới sử dụng với các nhóm thuốc như: thuốc đơn thuần, thuốc kết hợp giữa estrogen và progestafit, thuốc mifepriston.
Thuốc TTKC được dùng trong các trường hợp:
- Giao hợp mà không sử dụng biện pháp tránh thai.
- ‘Tai biến’ khi sử dụng biện pháp màng chắn (bao cao su, màng ngăn âm đạo).
Video đang HOT
- Quên dùng thuốc tránh thai (uống mỗi ngày) từ 3 ngày trở lên.
- Các thuốc ngừa thai có tác dụng kéo dài từ 1 – 3 tháng mà trễ hẹn từ 2 tuần.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều tác dụng phụ, chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp (ảnh minh họa: Internet)
- Các trường hợp bị xâm hại tình dục.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới trên nhiều quốc gia vào năm 1998 cho thấy liều sử dụng: levonorgestrel 0,75mg dạng viên uống. Uống 1 viên càng sớm càng tốt sau giao hợp không được bảo vệ, bắt đầu không quá 72 giờ. Uống viên thứ 2 cách 12 giờ sau, thì tỷ lệ tránh thai 83%.
Tác dụng của thuốc TTKC
Khi chúng ta phân tích thời điểm uống thuốc so với thới điểm rụng trứng, thì thấy tác dụng của thuốc TTKC.
- Nếu sử dụng trước rụng trứng: phá vỡ sự phát triển và trưởng thành của noãn. Ức chế đỉnh LH (LH là luteinizing hormone – một nội tiết tố sinh dục) và ức chế rụng trứng, tạo pha hoàng thể không đủ. Làm đặc dịch nhầy cổ tử cung.
- Nếu sử dụng sau rụng trứng: ít có tác dụng lên nội tiết của buồng trứng. Hạn chế sự trưởng thành của nội mạc tử cung. Ảnh hưởng lên sự di chuyển của tinh trùng hay của trứng trong ống dẫn trứng.
Tác dụng không mong muốn từ thuốc tránh thai
Dùng thuốc tránh thai có nhược điểm, đối với kinh nguyệt sẽ ra kinh sớm nếu ta uống thuốc vào thời điểm trước trứng rụng và thay đổi lượng kinh ra ở chu kỳ kế tiếp 10 – 15%. Ngoài ra, có thể có những dấu hiệu: căng vú, mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt. Điểm lưu ý nếu sau khi uống thuốc TTKC mà 3 tuần sau không thấy ra kinh thì cần nghĩ khả năng có thai. Trường hợp có thai vẫn có khả năng nuôi được, không sợ thai nhi bị dị tật nếu uống thuốc loại levonorgestrel. Còn loại mifepristone khi uống mà vẫn có thai, thì trường hợp này phải bỏ thai vì thuốc này gây quái thai.
Dùng thuốc TTKC thì không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Những lưu ý khi dùng thuốc TTKC
Lưu ý về sử dụng thuốc TTKC: không dùng khi: xác định có thai, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, ra huyết âm đạo chưa xác định được chẩn đoán và các bệnh lý về máu.
Thuốc TTKC chỉ nên dùng trong các trường hợp ngoài ý muốn, vì khả năng tránh thai so với các phương pháp ngừa thai khác thấp hơn. Nên dùng thuốc tránh thai uống mỗi ngày một viên thì tỷ lệ tránh thai đạt 98% đồng thời kinh nguyệt ổn định, với điều kiện phải có chỉ định dùng, hay áp dụng một phương pháp ngừa thai khác. Dùng thuốc TTKC cho phép dùng trong một tháng có hai lần, với liều tối đa 4 viên thuốc đơn thuần.
BS CKII Nguyễn Hữu Thuận
Theo Suckhoedoisong.vn
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp gây vô sinh?
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ khẳng định suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Thuôc tranh thai khân câp không gây vô sinh. Nêu loai thuôc uông co tên la Postinor thi ban chât cua no la môt loai nôi tiêt tô nư progesterone vơi ham lương cao. Đây chinh la nôi tiêt tô đươc cơ thê ngươi phu nư tiêt ra đê duy tri thai nghen nên no không gây vô sinh.
Các loại thuốc khác trong nhóm thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thành phần là các loại hoóc-môn sinh dục nữ và do vậy cũng đảm bảo độ an toàn nếu được sử dụng đúng mực.
Thuôc tranh thai khân câp không gây vô sinh (Ảnh minh họa: Internet)
Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là an toàn, hiệu quả tránh thai khoảng 75% nhưng không được sử dụng như một biện pháp ngừa thai thường xuyên. Trong 1 tháng không nên dùng quá 2 lần vì càng dùng nhiều thì hiệu quả tránh thai càng giảm. Mặt khác, các thuốc này không nên được sử dụng ngừa thai dài hạn vì sẽ có nhiều tác dụng phụ. Có tới 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn, nôn và các tác dụng phụ khác như kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau đầu, chóng mặt...
Nếu muốn tránh thai hiệu quả, bạn nên chọn một biện pháp khác có độ an toàn cao hơn và phù hợp với nhu cầu cũng như sinh hoạt của mình.
Theo Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ/Vnexpress.net
Tác hại khi dùng nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp Em 24 tuổi, quan hệ với bạn trai 8 tháng. Trong thời gian đó, mỗi tháng em uống 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp loại 72 giờ, cao điểm một tháng 3 viên. Như vậy có phải em dùng quá liều không? Tổng cộng em uống 15 viên trong 8 tháng. Xin hỏi như thế có ảnh hưởng đến khả năng sinh...