“Thuốc thịt người” TQ chấn động dư luận
Chật vật xử lý chưa xong vụ bê bối thuốc nhiễm độc Chrom, Bắc Kinh nay lại phải đối phó với vụ “ thuốc thịt người”, sau khi cảnh sát Hàn Quốc vừa bắt 21 nghi can buôn lậu cùng 11.000 viên thuốc dạng này vào Hàn Quốc.
Ngày 6/5, Yonhap cho biết số lượng các vụ buôn lậu “thuốc thịt người” làm từ thi thể thai nhi đã tăng đáng kể từ tháng 8/2011 đến nay. Cục Hải quan Hàn Quốc đang thắt chặt các biện pháp thanh tra để triệt phá đường dây buôn bán loại thuốc ghê rợn này.
Kể từ vụ buôn lậu “thuốc thịt người” bị vỡ lở hồi tháng 8/2011, hải quan Hàn Quốc đã ngăn chặn được 35 vụ buôn lậu thuốc làm từ thịt trẻ em tán bột có nguồn gốc từ Trung Quốc, tịch thu 17.451 viên được cất giấu trong hành lý của du khách hoặc chuyển qua đường bưu điện.
Báo Korea Times cho biết số thuốc này do những người Hàn Quốc mang về từ khu vực đông bắc Trung Quốc. “Một số người để thuốc lẫn trong các loại bột thảo mộc nên cơ quan hải quan không thể phân biệt được mùi và màu của các viên thuốc này. Một số khác giấu thuốc trong các hộp y tế để đánh lừa hải quan” – một nhân viên hải quan Hàn Quốc giấu tên cho biết.
Cơ quan chức năng Hàn Quốc đã để mắt đến các đường dây buôn lậu loại thuốc này sau khi họ nhận được tài liệu “thực phẩm X của Lee Yeong Don” của mạng truyền hình SBS vào tháng 4/2011. Trong đó mô tả cách thức buôn lậu cũng như tác hại của loại “thuốc thịt người” này.
Truyền hình SBS của Hàn Quốc đưa thông tin vụ bắt 21 nghi can mang “thuốc thịt người” tại sân bay Incheon – Ảnh: SBS
Chiếc vali có chứa “thuốc thịt người” bị phát hiện khi chạy qua máy quét ở sân bay quốc tế Incheon ngày 6/5/2012 – Ảnh: AP
Nhà chức trách cảnh báo loại thuốc này chứa nhiều loại vi khuẩn rất nguy hiểm cho sức khỏe và tuyên bố sẽ tăng cường kiểm tra thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt từ các thành phố Diên Cát, Cát Lâm, Thanh Đảo và Thiên Tân, vốn được cho là nơi sản sinh ra “thuốc thịt người” này.
Video đang HOT
Nhà khoa học Shin Eul Ki công bố kết quả xét nghiệm số “thuốc thịt người” bị bắt ở hải quan sân bay quốc tế Incheon ngày 6/5/2012 – Ảnh: AP
Bộ Y tế VN: kiểm tra thị trường thuốc xách tay Liên quan đến việc Hàn Quốc thu giữ hàng ngàn viên thuốc sản xuất từ thi thể trẻ em được xách tay vào Hàn Quốc, ngày 8/5 Bộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin vụ việc và đang tiến hành xác minh VN có số đăng ký lưu hành các thuốc này không, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra trên thị trường, thu giữ, tiêu hủy nếu phát hiện sản phẩm.
Theo Bộ Y tế, trên thị trường hiện lưu hành một số mặt hàng đông nam dược, tân dược xách tay từ nước ngoài. Điểm chung của các mặt hàng này là không có hướng dẫn bằng tiếng Việt, không rõ thành phần, công dụng, hiệu quả nhưng vẫn có người tin và sử dụng. Chưa phát hiện “thuốc thịt người” ở TP.HCM Ngày 8/5, trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết loại thuốc này chưa hề được Cục Quản lý dược Bộ Y tế cấp phép lưu hành vào VN. Nếu có trên thị trường thì chỉ là thuốc nhập lậu, thuốc phi mậu dịch hoặc thuốc xách tay từ nước ngoài. Về phía Sở Y tế, đến nay chưa phát hiện loại thuốc này tại thị trường TP.
* Cũng theo Quản lý thị trường TP.HCM, đến thời điểm này đơn vị chưa phát hiện loại “thuốc thịt người”. L.Anh – L.TH.H. – Lê Sơn Tội ác phản nhân loại
Ngày 6/8/2011, Đài truyền hình SBS – một trong ba đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc – đã cho phát sóng một đoạn phóng sự gây chấn động dư luận. Đoạn ghi hình cho thấy một số bệnh viện của Trung Quốc đã bán thi thể các thai nhi sinh non hoặc bị nạo thai cho các cơ sở bào chế loại dược liệu “thuốc thịt người”. SBS gọi đây là “ tội ác phản nhân loại”.
Các phóng viên điều tra của SBS đã lần theo một nguồn tin đến một căn nhà ở Trung Quốc. Tại đây, họ đã gặp một phụ nữ, bà này còn chào hàng và cho biết còn đang lưu trữ nhiều thi thể trẻ sơ sinh trong tủ cấp đông để bào chế thuốc.
Các phóng viên đã quay lại cảnh bào chế thuốc ghê rợn, trong đó có đoạn cho thấy tóc và móng tay người trộn lẫn trong thuốc. Các phóng viên còn cho biết thi thể trẻ sơ sinh được giữ đông lạnh trong các tủ đá trước khi được sấy khô để tạo bột. Các loại bột này sẽ được trộn với thảo dược để qua mặt các nhân viên y tế và hải quan.
Nhóm điều tra đã mua một số viên thuốc dạng nang này và gửi Cơ quan Giám định pháp y quốc gia Hàn Quốc để kiểm định. Kết quả cho thấy 99,7% thành phần trong viên thuốc tương ứng với ADN của người. SBS kết luận có một mạng lưới bí mật sản xuất và bán “thuốc thịt người” sang Hàn Quốc. SBS cáo buộc các công ty dược Trung Quốc đã câu kết với các cơ sở phá thai để mua các bộ phận từ bào thai bỏ đi và trẻ sơ sinh tử vong để bào chế thuốc.
Những người Trung Quốc gốc Hàn đã tuồn loại thuốc ghê rợn này sang Hàn Quốc với mức giá gấp 10 lần giá nội địa. Theo truyền thông Hàn Quốc, mỗi viên “thuốc thịt người” này được bán lẻ ở Hàn Quốc với giá khoảng 35 USD/viên.
Tại Trung Quốc, có đến 38% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đã triệt sản. Dù vậy, mỗi năm Trung Quốc có đến 13 triệu ca phá thai. Theo SBS, đó là lý do tại sao Trung Quốc có đủ nguồn cung dồi dào để sản xuất “thuốc thịt người”.
Trung Quốc: chưa có kết quả điều tra
Sau phóng sự điều tra của SBS, các tờ báo lớn của Trung Quốc đã dẫn lại câu chuyện này và cho biết cơ quan chức năng Trung Quốc đang vào cuộc điều tra. Song đến nay kết quả vẫn là con số 0.
Điều tra của Nhật Báo Thượng Hải cho biết một số nhà buôn bán nhau thai trên mạng Taobao.com đã mua nhau thai từ các bệnh viện phụ sản thông qua bạn bè và người thân làm trong các cơ sở này. Bệnh viện Nhi và phụ sản Hồ Châu ở Chiết Giang là một trong những bệnh viện đã bán nhau thai cho nhà bán lẻ trên mạng, bất chấp lệnh cấm của chính phủ. Phóng viên của tờ báo này vào vai một nhà mua nhau thai đã gọi điện đến bệnh viện trên, song chỉ nhận được câu trả lời “số nhau thai cung cấp cho nhân viên bệnh viện còn chưa đủ, lấy đâu bán ra ngoài”.
Phát biểu trong buổi họp báo khi thông tin đầu tiên về “thuốc thịt người” bị phanh phui tại Hàn Quốc hồi tháng 8/2011, người phát ngôn Bộ Y tế Trung Quốc Đặng Hải Hoa cho biết Cục Y tế tỉnh Cát Lâm đã nhanh chóng thành lập tổ điều tra về loại thuốc trên. Dù vậy, kể từ khi thông báo chính thức điều tra vụ việc, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra bất kỳ kết quả điều tra nào.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, rất có thể loại “thuốc thịt người” mà dư luận đồn đại là loại thuốc làm từ nhau thai bất hợp pháp mà một số kẻ mưu lợi đã sử dụng. Khả năng các loại thuốc này bị làm giả bằng nhau và thịt của các loài động vật khác là rất cao. Hoặc nếu các loại thuốc này làm từ thịt người thì chắc hẳn chúng làm từ nhau thai – một loại thuốc cổ truyền của y học Trung Quốc.
Ngày 7/5/2012, cũng trong một cuộc họp báo, ông Đặng cho biết Bộ Y tế Trung Quốc đang cho điều tra và yêu cầu tất cả cơ sở y tế của nước này xử lý rác thải từ bào thai và thai nhi thật chặt chẽ.
Ngày 8/5/2012, giám đốc Cơ quan y tế Hong Kong Lâm Bỉnh Ân cho biết Cơ quan Y học cổ truyền Trung Quốc của Hong Kong sẽ kiểm tra thông tin về loại “thuốc thịt người” này.
Tử Hà Xa là gì?
Theo chuyên mục vệ sinh – sức khỏe của Nhân Dân Nhật Báo, nhau thai thường được dùng để điều chế các loại thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Các bác sĩ Trung y thường lấy nhau thai để bào chế thành loại dược liệu quý hiếm có tên Tử Hà Xa – loại thuốc có tác dụng bổ thận, bổ máu, tăng cường hormone sinh lý, tăng cường hệ miễn dịch.
Y học phương Tây cũng dùng nhau thai để bào chế thành loại thuốc, thường được sử dụng để chữa trị bệnh truyền nhiễm như sởi hoặc dùng bồi bổ cho trẻ em suy nhược và người bệnh nặng.
Tuy nhiên, nhau thai người là một dược liệu hiếm, lại có nhiều nguy cơ lây truyền bệnh gan và AIDS, nên rất hiếm khi các bác sĩ Trung y sử dụng nhau thai làm dược liệu.
Pháp luật Trung Quốc nghiêm cấm bào chế nhau thai thành các loại thuốc với mục đích bồi bổ hoặc tiêu thụ hàng loạt trên thị trường. Thời Báo Hoàn Cầu cho biết các cơ quan chuyên trách về dược phẩm của Trung Quốc như Bộ Y tế, Cục Quản lý kiểm tra thực phẩm dược phẩm, Cục Quản lý trung y dược chưa từng có bất cứ quy định nào cho phép sử dụng loại thuốc này với mục đích bồi bổ. Tranh biếm họa của trang mạng Weiweijiankang – Ảnh: Vivijk Tuy nhiên, từ điển dược học Dược điển Trung Quốc năm 2010 vẫn giữ lại tên loại dược phẩm làm từ nhau thai Tử Hà Xa. Loại dược phẩm này là một phương thuốc chữa bệnh cổ truyền hợp pháp tại Trung Quốc.
Theo Mỹ Loan – Đông Phương (Tuổi Trẻ)
Bộ Y tế nhận định nguyên nhân gây "bệnh lạ"
Ngày 7/5, Bộ Y tế đã có báo cáo về các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (hay được gọi là "bệnh lạ") tại huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi).
Theo nhận định ban đầu của Bộ Y tế thì nhiều khả năng các trường hợp mắc bệnh do bị nhiễm độc, có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thực phẩm bị nhiễm độc.
Qua khảo sát ban đầu, các chuyên gia khẳng định, đây là một thể bệnh không có yếu tố chứng tỏ nhiễm trùng (từ virus, vi khuẩn, Rickettsia) do không có trường hợp nào sốt khi khởi phát bệnh. Bệnh có tái phát và không tiến triển cấp tính.
Ngoài ra, 100% bệnh nhân có men gan tăng, các xét nghiệm huyết học cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém. Với các trường hợp bệnh, không có sự khác biệt rõ rệt về tuổi, giới ở nhóm người nhiễm bệnh, không có bằng chứng lây từ người sang người.
Nhận định ban đầu của Bộ Y tế cho thấy nguyên nhân gây bệnh lạ có thể do thực phẩm nhiễm độc
Để khống chế tối đa trường hợp tử vong, phác đồ điều trị mới hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân của Bộ Y tế đã được thực hiện trong đó chú trọng đến hồi sức, chống độc tổ chức phun thuốc diệt côn trùng, mò, vẹt, tiệt trùng, tăng cường dinh dưỡng cho người dân ở các xã thuộc địa bàn huyện Ba Tơ.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh đẩy nhanh việc cấp gạo trắng cho các hộ gia đình, đồng thời thu đổi gạo ủ, gạo mốc vận động người dân đi bệnh viện điều trị ngay khi có các biểu hiện của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.
Trước đó, vào ngày 4/5, Bộ Y tế cũng đã ban hành phác đồ mới điều trị bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh lạ) ở Quảng Ngãi. Theo đó, các ca bệnh được chẩn đoán sống trong vùng dịch tễ, có các biểu hiện lâm sàng tổn thương cơ bản gồm: mảng da đỏ thẫm, ranh giới rõ với da lành, dày sừng nứt nẻ, bong vảy ở bàn tay, bàn chân. Có đau rát tại thương tổn, xét nghiệm có thể men gan tăng.
Bộ Y tế cũng lưu ý các đối tượng dễ có nguy cơ tiến triển nặng gồm trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu máu.
Việc điều trị các ca bệnh ở mức độ nhẹ được chỉ định tại bệnh viện huyện hoặc các đơn vị chuyên khoa da liễu bằng các biện pháp điều trị tại chỗ tổn thương da. Với mức độ nặng và biến chứng phải điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc trung ương. Khi cần phải hội chẩn với các chuyên khoa có liên quan.
Về diễn biến mới nhất của căn bệnh này tại Quảng Ngãi: Vào ngày hôm qua (7/5), bà Phạm Thị Ngớt (SN 1952), ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi đã tử vong tại Bệnh viện huyện Ba Tơ do mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (thường gọi là bệnh lạ).
Cái chết của bà Ngớt khiến dân làng càng thêm hoang mang, lo sợ. Con đường duy nhất từ UBND xã Ba Điền về các làng Rêu, Gò Nghênh bị người dân dùng hàng rào tre chặn lại, không cho "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Tính đến thời điểm này, riêng tại xã Ba Điền có 171 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, trong đó có 20 trường hợp tử vong.
Theo N.Anh (Vietnamnet)
"Bệnh lạ" Quảng Ngãi: Nghi do gạo mốc Chiều 28/4, tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Ngãi, các chuyên gia Bộ Y tế đã cho biết kết luận ban đầu: Hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân có thể do nhiễm độc từ thực phẩm và không lây. Chiều 28/4, sau khi khảo sát thực địa tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, đoàn công tác do...