Thuốc Nam hỗ trợ phòng trị sốt xuất huyết
Thông thường trong và sau mưa lũ, các vi sinh vật gây bệnh cùng rác thải, chất thải và xác động vật hòa trộn vào dòng nước, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Những bệnh thường gặp là nấm kẽ chân, đau mắt đỏ, tả, sốt xuất huyết…
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm, tăng cao vào mùa mưa, đặc biệt là sau bão lũ.
Theo y học cổ truyền, SXH thuộc ngoại cảm phong nhiệt thuộc chứng ôn bệnh, còn gọi ngoại cảm ôn tà. Trên lâm sàng biểu hiện sốt cao đột ngột, sốt liên tục, khi sốt cao sẽ dẫn đến tổn thương phần âm tân dịch. Nguyên nhân gây SXH chủ yếu là do hỏa thịnh âm hư, nhức mỏi do nhiệt tà uất kết.
Phép trị: tân lương giải biểu, thanh nội nhiệt, dưỡng âm, cầm huyết, thư cơ, nên vừa giải phong nhiệt vừa cố giữ đến phần âm là chính, kết hợp thanh hỏa mà huyết cầm, giải nhiệt tà đau mỏi sẽ giảm… Sau đây là bài thuốc Nam quý có tác dụng phòng trị SXH khi bệnh còn nhẹ: độ I, II (sốt cao, xuất huyết ít).
Rau má (tích tuyết thảo) là vị thuốc Nam hỗ trợ phòng trị bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả.
Thành phần
Cỏ mực 16g, lá tre 16g, rễ cỏ tranh 16g, rau má 16g, cát căn 16g, đậu đen 40g. Sắc uống ngày 1 – 2 thang, mỗi thang sắc 2-3 lần, mỗi lần đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, uống liên tục cho đến khi hết sốt, khỏi bệnh. Tác dụng: Giải nhiệt tà dưỡng âm, thanh hỏa cầm huyết, thư cơ, bổ chính khử tà. Chủ trị SXH, sốt nhiễm siêu vi, “ôn bệnh”. Ngoài ra bài này còn chữa cảm cúm, sốt cao, người nóng trong, đau đầu, đau mình dùng đều có hiệu quả tốt.
Cỏ mực (hạn liên thảo): Vị ngọt cay, tính hàn, vào can và thận. Tác dụng giải nhiệt dưỡng âm, thanh hỏa cầm huyết, là chủ dược.
Lá tre (trúc diệp): Vị ngọt mát, vào tâm, phế, vị. Tác dụng thanh tâm, tả hỏa, lợi tiểu. Chữa chứng nội nhiệt tâm phiền nóng bứt rứt khó ngủ, tiểu ít, tiểu dắt, nôn khan.
Rễ cỏ tranh (bạch mao căn): Vị ngọt, tính mát vào tâm tỳ vị, tác dụng mát huyết, thanh nhiệt lợi tiểu cầm huyết, thanh giải nhiệt tà phần lý. Trị chứng khái huyết, xuất huyết tiểu tiện.
Rau má (tích tuyết thảo): Vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, nhuận can, lương huyết, lợi tiểu, giải độc.
Video đang HOT
Sắn dây (cát căn): Vị ngọt tính bình, vào tỳ vị. Tác dụng tán nhiệt (giải nhiệt tà ra ngoài), sinh tân dịch, bớt khát, tiêu độc thấu chẩn, giải kinh (chống co giật, giảm đau nhức).
Đậu đen (hắc đậu): Vị ngọt tính mát. Tác dụng bổ huyết, trừ phong thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc, lợi tiểu, hạ sốt, cầm huyết. Ngoài ra đậu đen rất giàu dưỡng chất như protid, lipid, glucid, vitamin C, B 1 , B 2 , PP, caroten, đều là dưỡng chất có vai trò chất bổ chính khử tà.
Bài thuốc có công năng vừa giải ngoại cảm ôn tà vừa thanh lý nhiệt, dưỡng âm cầm huyết, giải uất nhiệt bớt đau nhức, bổ chính khử tà.
Gia giảm
Nếu sốt kèm đau họng, nổi ban nhiều gia kim ngân hoa 20g. Nếu nhức mỏi cơ gia sắn dây lượng gấp đôi. Nếu nóng bứt rứt, khó ngủ gia lá tre gấp đôi. Nếu ra máu cam, ra máu chân răng, nôn khan, nôn ra máu, xuất huyết đại tiểu tiện, tăng vị rễ cỏ tranh gấp đôi.
Nếu có tiêu chảy: thì cỏ mực, rễ tranh nên sao vàng.
Giai đoạn hết sốt: bệnh nhân người mệt mỏi tay chân lạnh, nổi da gà, dễ vã mồ hôi “huyết áp tụt”, giảm vị cỏ mực, rễ cỏ tranh; thêm sâm ngọc linh 12g hoặc nhân sâm, đảng sâm, mạch môn, mỗi vị 14g; ngũ vị tử 10g, để tăng tác dụng bổ khí liễm hãn dưỡng âm sinh tân.
Đây là bài thuốc Nam phòng trị SXH rất công hiệu, đặc biệt làm giảm các triệu chứng khó chịu bệnh như chứng sốt cao, xuất huyết, nhức mỏi, bứt rứt khó ngủ…
Tác giả đã sử dụng bài thuốc này nhiều năm, cho gần 100 ca đều thấy kết quả tốt, chưa thấy tác dụng phụ, khi hết sốt nhanh phục hồi. Bài thuốc rất dễ uống, dễ sử dụng, dược liệu sẵn có, nếu được sử dụng sớm ngay ngày đầu sốt sẽ không kéo dài.
Tuy nhiên với bệnh nhân thể nặng (đô III va IV), bai nay chi nên phối hợp và hô trơ giảm triệu chứng, nhât thiêt phai đi khám theo dõi cua y hoc hiên đai để xử trí kịp thời tránh biến chứng. Người bệnh nên có chế độ ăn bổ mát, dễ tiêu.
Phòng ngừa SXH
Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ; Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hằng tuần cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra;
Thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy); Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ, vỏ xe…); Thay nước mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi; có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
Cách bảo vệ bàn chân trước "căn bệnh nổi tiếng" mùa lũ
Mưa lũ dài ngày kéo theo nhiều căn bệnh, đặc biệt là viêm da chân. Hội chứng bàn chân ngập nước và nấm chân là hai bệnh phổ biến xảy ra ở người dân sống trong vùng mưa lũ.
Mưa lũ dài ngày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Ảnh minh họa.
Căn bệnh "nổi tiếng"
Mưa lớn xảy ra nhiều ngày tại miền Trung khiến nước dâng cao, kéo theo rác thải. Tình trạng này cũng bít tắc công trình vệ sinh, dẫn đến vi khuẩn ứ đọng, sinh sôi. Từ đó, tác động xấu tới sức khỏe người dân.
Bên cạnh đó, nước lũ cũng khiến giao thông bị gián đoạn, nguồn cung ứng lương thực và thuốc men không được lưu thông. Những yếu tố này là nguy cơ khiến dịch bệnh "nhen nhóm".
Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ bao gồm: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ...
Chia sẻ về tình trạng này, PGS.TS Trần Huỳnh tại Bệnh viện Methodist và giảng viên của Trường Đại học Y California Northstate (Mỹ), cho hay: "Lũ hoành hành kéo theo các bệnh nguy hiểm về da ở vùng bàn chân, do mọi người phải dầm nước liên tục và tiếp xúc nhiều với bùn bẩn".
Do đó, PGS Huỳnh cho biết, căn bệnh da về chân thường xảy ra vào mùa lũ là hội chứng bàn chân ngập nước và nước ăn chân.
"Chân sưng đau do ngập nước là bệnh nguy hiểm do bàn chân ngâm quá lâu trong nước. Bệnh này nổi tiếng hồi chiến tranh thế giới thứ 1, do rất nhiều binh sĩ Mỹ và Anh tử vong vì phải ngâm chân trong nước quá lâu. Từ đó, dẫn đến sưng viêm, nhiễm trùng và hoại tử", chuyên gia chia sẻ.
Theo đó, khi bàn chân ở quá lâu trong nước, đặc biệt là vào mùa lũ, các mạch máu và dây thần kinh sẽ bị tổn thương. Đặc biệt, nước lạnh khiến tổn thương đó diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, PGS Huỳnh khuyến cáo, yếu tố quan trọng nhất để chữa căn bệnh này là giữ bàn chân khô ráo, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Chuyên gia này cho biết, khi mắc bệnh này, chân sẽ lạnh cóng, da nhăn nheo, bàn chân trở nên nặng nề. Người bệnh cũng có thể tê, mất cảm giác một phần hay toàn bộ vùng bàn chân. Sưng đỏ, nổi hạt nước, nổi mẩn ở da bàn chân, bong da từng lớp, ngứa ngáy cũng là các triệu chứng bệnh. Người bệnh cũng sẽ đau, sưng hoặc ngứa chân.
Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị biến chứng như viêm, sưng, nhiễm trùng bàn chân. Từ đó, dẫn đến hoại tử, thậm chí tử vong do nhiễm trùng cấp tính khi xuất hiện vết lở loét.
Một số dấu hiệu biến chứng khác bao gồm: Mất cảm giác vùng chân, đi đứng không vững; Lở loét vùng bàn chân; Phải cưa chân hoặc một vùng bàn chân.
Do đó, PGS.TS Trần Huỳnh khuyến cáo, người dân mắc hội chứng chân ngập nước cần tháo giày dép, rửa chân bằng nước sạch. Ngoài ra, cần giữ chân khô ráo, rửa sạch các vết thương và bôi thuốc chống nhiễm trùng. Người bệnh cũng cần kê chân cao, nằm xuống để giúp máu lưu thông về chân tốt hơn.
"Có thể chườm bịch nước ấm vào vùng chân lạnh trong vài phút, nhưng quan trọng nhất là giữ khô. Mang ủng/giày cao để giữ chân khô", chuyên gia nhấn mạnh.
Tấn công người có hệ miễn dịch yếu
Căn bệnh thứ hai mà người dân sống trong vùng lũ thường mắc là nước ăn chân (nấm chân). Bệnh xảy ra do vi khuẩn và nấm ăn vào chân, chủ yếu ở khe và kẽ giữa các ngón chân.
PGS Huỳnh lý giải, khi mắc bệnh, chân sẽ ngứa, tróc các lớp nhỏ như vảy cá, da xung quanh vùng vảy nổi ửng đỏ. Chân nổi các mụn nước nhỏ li ti, có thể vỡ. Các nấm nhỏ li ti mọc ở vùng ngứa. Chuyên gia lưu ý, nấm chân thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu như tiểu đường, bệnh phổi, hay một số bệnh mãn tính khác.
"Để chữa trị, cần tháo giày dép, giữ khô bàn chân. Một số người cho rằng, mang tất kín sẽ chữa trị tốt hơn. Điều này sai lầm, bởi nấm phát triển nhiều hơn trong môi trường khép kín, ẩm ướt", PGS Huỳnh cảnh báo.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chữa trị khỏi hoàn toàn mới có thể tiếp xúc bàn chân với nước. Bởi, khi nấm chân, vùng da đã bị tổn thương. Nếu tiếp xúc với nước, khả năng tái nhiễm sẽ cao hơn. Người không điều trị hoàn toàn có nguy cơ bị biến chứng như viêm tê bàn chân, nhiễm trùng sâu hơn, hoặc lở loét không lành.
"Các kem trị nấm họ Ketoconazole/Clotrimazole hay Lamisil đều có thể chữa trị bệnh này hoàn toàn. Cần dùng kết hợp các kem kháng viêm hay thuốc ngứa trong trường hợp viêm ngứa chung với viêm nấm.
Tuyệt đối không dùng chung giày/dép với người bị nước ăn chân vì có thể bị lây nhiễm. Bệnh nhân tiểu đường hay các bệnh mãn tính khác cần được chữa trị dứt điểm để hạn chế rủi ro", chuyên gia khuyến cáo.
Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp: Lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi; Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy. Diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; Mắc màn khi ngủ, kể cả ban ngày; Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước.
Dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Ngăn chặn nỗi lo "dịch chồng dịch" tại các địa phương có mưa lũ Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, cảm cúm, đau mắt đỏ... Hiện nay, tại các tỉnh đang bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực...