Thuốc mới trị ung thư thận tái phát: Phòng ngừa bất lợi của thuốc
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt fotivda (tivozanib) để điều trị cho người lớn bị ung thư tế bào thận (RCC) tiến triển, tái phát hoặc khó chữa, những người đã nhận được hai hoặc nhiều liệu pháp toàn thân trước đó.
Theo các nhà khoa học, với những tiến bộ trong điều trị RCC, bệnh nhân đang sống lâu hơn, làm tăng nhu cầu về các lựa chọn điều trị.
Nghiên cứu TIVO-3 là nghiên cứu giai đoạn 3 tích cực đầu tiên ở những bệnh nhân RCC đã nhận được hai hoặc nhiều liệu pháp toàn thân trước đó, và cũng là nghiên cứu RCC giai đoạn 3 đầu tiên bao gồm một quần thể bệnh nhân đã được điều trị miễn dịch trước đó (tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại).
Các nhà nghiên cứu hy vọng và tin tưởng vào tiềm năng của fotivda trong việc cung cấp một lựa chọn điều trị khác biệt cho số lượng ngày càng tăng của các cá nhân mắc bệnh RCC tái phát hoặc khó chữa.
Các phản ứng có hại thường gặp nhất (20%) là mệt mỏi, tăng huyết áp, tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn (chán ăn), buồn nôn, khó thở, ho và viêm miệng. Trong quá trình điều trị cần đề phòng:
Tăng huyết áp và khủng hoảng tăng huyết áp: Khủng hoảng tăng huyết áp là tình trạng khi lực đẩy của máu lên thành mạch máu tăng đến mức nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát huyết áp trước khi bắt đầu dùng fotivda. Theo dõi tình trạng tăng huyết áp và điều trị khi cần thiết. Đối với trường hợp tăng huyết áp dai dẳng mặc dù đã sử dụng thuốc chống tăng huyết áp, hãy giảm liều fotivda.
Suy tim: Theo dõi các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim trong suốt quá trình điều trị bằng fotivda.
Thiếu máu cục bộ tim và các sự kiện huyết khối động mạch: Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc các biến cố này. Ngừng vĩnh viễn fotivda đối với các trường hợp huyết khối tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Huyết khối tĩnh mạch: Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc các biến cố này. Ngừng vĩnh viễn fotivda đối với các trường hợp huyết khối tĩnh mạch nghiêm trọng.
Xuất huyết: Theo dõi chặt chẽ những bệnh nhân có nguy cơ hoặc có tiền sử xuất huyết.
Protein niệu: Theo dõi suốt quá trình điều trị bằng fotivda. Đối với protein niệu trung bình đến nặng, giảm liều hoặc tạm thời ngừng điều trị bằng fotivda.
Video đang HOT
Rối loạn chức năng tuyến giáp: Theo dõi trước khi bắt đầu và trong suốt quá trình điều trị bằng fotivda.
Hội chứng bệnh não sau có hồi phục (RPLS): Ngừng dùng fotivda nếu các dấu hiệu hoặc triệu chứng của RPLS xảy ra.
Độc tính với phôi thai: Thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Bác sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân những nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi và sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.
Theo thống kê năm 2021 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) là loại ung thư thận phổ biến nhất, nằm trong số mười loại ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Khoảng 73.750 trường hợp ung thư thận mới sẽ được chẩn đoán hàng năm và khoảng 14.830 người sẽ tử vong do căn bệnh này. Ở những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 13%.
Con trai mới 6 tuổi đã mắc ung thư thận, bác sĩ nói sự chiều chuộng của bố mẹ chính là "thủ phạm" gián tiếp khiến con mắc bệnh
Vì chiều chuộng con, bữa ăn nào bố mẹ Tiểu Minh cũng chuẩn bị sẵn nước ngọt cho cậu. Thậm chí có ngày Tiểu Minh uống thay cả nước lã.
"Tất cả đều là lỗi của con, bố không thể giúp gì cho con" ... Bố của cậu bé Tiểu Minh (6 tuổi, Trung Quốc) liên tục gào khóc trong bệnh viện, lúc này ông vô cùng ân hận.
Tiểu Minh là một cậu bé 6 tuổi hoạt bát, dễ thương. Cậu bé có thân hình khá mập mạp do thích uống nước ngọt . Vì chiều chuộng con, bữa ăn nào bố mẹ Tiểu Minh cũng chuẩn bị sẵn nước ngọt cho cậu. Thậm chí có ngày Tiểu Minh uống thay cả nước lã.
Theo QQ, cách đây không lâu bố Tiểu Minh bất ngờ phát hiện cậu có khối u vùng bụng. Sau khi đưa vào viện khám, cả nhà đều sốc khi cậu bé 6 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận giai đoạn III, cần phải nhanh chóng hóa trị.
Bác sĩ cho biết, mặc dù tỉ lệ mắc ung thư thận ở trẻ em là không nhiều nhưng Tiểu Minh vẫn mắc bệnh là do tiêu thụ đồ uống nhiều đường trong thời gian dài, dẫn đến béo phì, làm tổn thương thận nghiêm trọng.
Hình minh họa
Tại sao đồ uống có đường lại làm tổn thương thận?
Tiêu thụ đồ uống nhiều đường trước hết sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Tăng nguy cơ tiểu đường và dẫn đến biến chứng suy thận .
Trước Tiểu Minh, ở Trung Quốc đã có không ít trường hợp suy thận, ung thư thận do lạm dụng nước ngọt. Năm 2020, báo chí nước này đưa tin có một bệnh nhân sống tại thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông phải chạy thận nhân tạo do lạm dụng đồ ngọt quá nhiều.
Nguyên nhân là vì khi uống loại nước này hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều đồng nghĩa với việc thận phải hoạt động hết công suất, sau một thời gian dài sẽ bị tổn thương.
Đã có nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều đồ uống có chứa chất ngọt nhân tạo dễ làm suy giảm chức năng của thận . Đặc biệt, nếu nữ giới sử dụng đồ ngọt có đường nhân tạo như soda nhiều hơn 2 lần/ngày thì nguy cơ suy thận tăng lên gấp đôi.
Theo Businessinsider, có một nghiên cứu thực hiện trên hơn 430.000 người cho thấy việc sử dụng đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư màng phổi, thận và ung thư ruột non.
Ngoài ra, lạm dụng đồ ngọt còn gây tổn thương gan, bệnh tim, suy giảm trí nhớ...
Ngoài nước ngọt, 5 món sau cũng chứa nhiều đường hơn bạn nghĩ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người hiện không hề biết bản thân lại tiêu thụ vượt quá lượng đường cho phép bởi có rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày tiềm ẩn lượng đường khá lớn.
1. Nước ép hoa quả
Khác với hoa quả, nước ép trái cây chủ yếu chứa vitamin, khoáng chất đi kèm với một lượng lớn đường, thậm chí chứa rất ít chất xơ. Tốt nhất bạn nên ăn trái cây thay vì ép chúng ra thành nước.
2. Trái cây đóng hộp
Tất cả trái cây đều chứa đường tự nhiên. Tuy nhiên, một số trái cây đóng hộp được gọt vỏ và bảo quản trong sirô đường, làm mất chất xơ, vitamin C... vì vậy việc lựa chọn trái cây tươi vẫn là tốt nhất.
3. Sữa chua ít chất béo
Thông thường, một ly sữa chua ít béo nặng 245 gram có thể chứa tới 47 gram đường (khoảng 12 muỗng cà phê). Hơn nữa, sữa chua ít béo dường như không đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như sữa chua đầy đủ chất béo. Tốt nhất, bạn nên chọn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua Hy Lạp. Tránh sữa chua có nhiều đường.
4. Sốt cà chua
Sốt cà chua thường chứa rất nhiều đường. Để có thể hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên chú ý số lượng sốt cà chua mà mình dùng mỗi lần, hãy nhớ rõ: 1 muỗng sốt cà chua lại chứa 1 muỗng cà phê đường.
5. Ngũ cốc ăn sáng
Một số ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là những loại bán cho trẻ em, có rất nhiều đường. Chúng chứa tới 12 gram đường trong một khẩu phần nhỏ 30 gram, vì vậy bạn không nên lạm dụng để tránh hại thận.
Chúng ta cần làm gì để tránh làm tổn thương thận?
Ngày nay, có rất nhiều người mắc bệnh thận, thậm chí phải chạy thận khi tuổi đời còn quá trẻ. Cách phòng bệnh tốt nhất nên là thay đổi thói quen sống.
Đầu tiên, những ai nghiện hút thuốc nên từ bỏ thói quen này. Về chế độ ăn uống, tránh ăn quá no, tránh ăn đồ nhiều muối để không tăng gánh nặng cho thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Khi huyết áp tăng cao , nó cũng có thể làm tổn thương thận.
Ngoài ra, nên từ bỏ thói quen ăn đồ ngọt, lượng đường cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và còn đe dọa đến sức khỏe của thận. Đồng thời, bạn không nên ăn quá nhiều thịt, bởi việc tăng acid uric máu có thể gây ra bệnh gút, và làm tổn thương thận. Bên cạnh đó, cần chú ý uống nhiều nước và không hình thành thói quen nhịn tiểu.
Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống, chúng ta cũng phải tránh lạm dụng thuốc, khi uống phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và lời khuyên của bác sĩ, để hạn chế tối đa tổn thương cho thận.
Thấy 8 dấu hiệu này chớ bỏ qua kẻo bị ung thư thận mà không biết Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của ung thư thận biểu hiện rất mờ nhạt, dễ bị bỏ qua. Một khi phát hiện ra, bệnh có thể đã ở giai đoạn muộn. Ung thư thận là loại ung thư có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành và đứng thứ 3 trong ung thư hệ tiết niệu (sau ung...