Thuộc lòng 7 mẹo chống buồn ngủ khi lái xe
Buồn ngủ khi lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài là việc không thể tránh khỏi đối với tài xế. Cùng Oto.com.vn tìm hiểu một số phương thức đơn giản giúp đánh bay cơn buồn ngủ dễ dàng.
1. Hạ cửa kính xe để gió lưu thông
Lái xe trên một quãng đường dài mà không có ai trò chuyện dễ khiến tài xế nhàm chán và buồn ngủ. Những lúc như vậy, tài xế có thể hạ một phần cửa sổ xuống để không khí lưu thông trong xe, tăng sự tỉnh táo và tập trung.
2. Mang theo kẹo cao su
Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng cũng hiệu quả bất ngờ. Sở dĩ kẹo cao su có thể khiến tài xế tỉnh táo hơn bởi hương bị mát lạnh, dễ thông thoáng đầu óc. Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su, cơ miệng hoạt động liên tục cũng giúp người nhai không bị nhàm chán và dễ lịm đi theo cơn buồn ngủ. Mặc dù không hẳn là một phương pháp triệt tiêu hẳn cơn buồn ngủ nhưng nhai kẹo cao su cũng góp một phần nhỏ giúp tài xế tỉnh táo trong trường hợp không thể dừng hành trình ngay lập tức.
3. Nên ngủ đủ giấc trước khi cầm lái
Với lái xe đường dài, giấc ngủ là cực kỳ quan trọng. Thông thường, theo các chuyên gia kinh nghiệm lái xe trước mỗi chuyến đi xa, tài xế được khuyến cáo là nên ngủ đủ giấc hoặc ít nhất là 6 tiếng để giữ được sự tỉnh táo khi cầm lái. Thêm vào đó, tài xế cũng không nên lái xe đường dài liên trong nhiều ngày bởi sẽ dẫn đến kiệt sức, không đảm bảo sức khỏe.
Video đang HOT
4. Bật nhạc hoặc radio
Bật nhạc hoặc radio sẽ khiến tài xế có thể thư giãn đầu óc hơn thay vì chỉ lái xe trong sự yên lặng và buồn tẻ. Đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm, khung cảnh tối xung quanh sẽ làm cho tài xế có cảm giác buồn ngủ nhiều hơn, do đó, đây cũng là một cách đơn giản đáng cân nhắc. Tuy nhiên, cũng không nên bật nhạc hoặc radio quá to vì điều này có thể khiến tài xế không nghe được tín hiệu cảnh báo của phương tiện xung quanh hoặc tín hiệu cảnh báo từ hệ thống trong trường hợp xe xảy ra sự cố hoặc trục trặc kỹ thuật.
5. Chợp mắt vài phút khi thấy quá buồn ngủ
Trong trường hợp tài xế đã quá buồn ngủ và không thực sự tỉnh táo để kiểm soát tay lái thì cũng không nên cố lái xe. Điều này dễ dẫn tới tình huống tài xế ngủ gật, buông tay lái, chệch làn đường và gây tai nạn đáng tiếc. Thay vào đó, tài xế có thể dừng lại bên đường, chợp mắt khoảng 15-20 phút trước khi tiếp tục hành trình.
Thực tế, có không ít trường hợp tài xế lái xe đường dài ngủ gật khi đang lái xe và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tài xế tuyệt đối không được lái xe khi đã thấy quá buồn ngủ.
6. Chú ý các loại thuốc đang uống
Hầu hết các loại thuốc sẽ đi kèm với một số tác dụng phụ, trong đó là khiến người uống buồn ngủ. Do đó, nếu tài xế phải lái xe đường dài, lời khuyên được đưa ra là nên tạm ngừng uống thuốc cho đến khi hành trình kết thúc để tránh gây nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người thường không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc nên vô tình bỏ qua điều này.
7. Không lái xe liên tục suốt 4 tiếng
Nếu hành trình của tài xế dài hơn 4 tiếng, tài xế nên có quãng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và lấy lại sức thay vì chạy xe liên tục. Thêm vào đó, nếu lái xe suốt 4 tiếng, khả năng tập trung của tài xế sẽ giảm sút do bộ não phải làm việc quá tải và hao tốn nhiều năng lượng. Do đó, khi lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải, hầu hết các lái xe đều cần người lái thay phiên.
Trên đây là một số mẹo nhỏ nhằm giúp các tài xế, đặc biệt là tài xế lái xe đường dài tránh được những cơn buồn ngủ khi lái xe hoặc biện pháp chống chọi tạm thời. Tuy nhiên, tài xế vẫn nên giữ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để có thể tham gia giao thông một cách an toàn nhất, tránh những hậu quả không đáng có.
Theo Oto
Ô tô bị kẹt chân ga - những điều tài xế cần phải làm để 'cứu mạng'
Ô tô bị kẹt chân ga tuy hiếm khi xảy ra, nhưng là một trong những lỗi kỹ thuật nguy hiểm nhất trên xe hơi.
Kẹt chân ga ô tô là một trong những nguyên nhân gây tai nạn hàng đầu. Lý do là xe rất khó kiểm soát tốc độ và lúc rối trí, người điều khiển có thể tiếp tục nhấn chân ga khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là phụ nữ, họ nghĩ chân ga bị kẹt chỉ cần nhấn thêm mấy cái để giải quyết, trong khi tay lái không thể kiểm soát nổi hướng đi.
Thông thường, xe bị kẹt chân ga hoặc tăng tốc đột ngột dù người lái chỉ đạp nhẹ (hoặc không đạp) là do lỗi phần mềm, thậm chí do sai sót về mặt kỹ thuật. Gặp tình huống như vậy, các bác tài không thể can thiệp trực tiếp ngay lúc đó.
Kẹt chân ga ô tô là hiện tượng nguy hiểm nếu tài xế không biết cách xử lý
Lỗi kẹt chân ga, mặc dù không quá phức tạp và khó khăn để khắc phục tại chỗ, vẫn tiềm ẩn sự nguy hiểm lớn tới tính mạng của tài xế cũng như những người tham gia giao thông xung quanh nếu người lái mất bình tĩnh và thực hiện sai các bước xử lý. Do đó để đảm bảo tính mạng khi bị kẹt chân ga ô tô hãy thực hiện một số những bước dưới đây:
Bình tĩnh ra phanh
Khi gặp tình huống chân ga bị kẹt, người lái chỉ cần bình tĩnh rà phanh và điều khiển xe an toàn cho đến khi xe dừng hoàn toàn. Sau đó, tài xế không nên thử khởi động lại xe, hãy gọi cứu hộ đưa xe về gara để kiểm tra lại hệ thống.
Về số N
Trong tình huống nguy cấp khi chân ga bị kẹt, việc quan trọng nhất cần phải làm đó chính là về số N, vì khi đó cơ cấu dẫn động bị ngắt, ga bị kẹt cũng không truyền lực xuống bánh xe được. Sau khi trả về số N, bình tĩnh sử dụng phanh để dần dần hãm tốc độ xuống mức an toàn, đưa xe vào lề đường và gọi cứu hộ.
Dùng mũi bàn chân phải đạp ga
Bên cạnh các phương pháp trên tài xế có thể dùng phương án thử dùng mũi bàn chân phải để nâng bàn đạp ga lên cũng có thể phát huy tác dụng ngay lập tức.
Không được tắt động cơ khi đang đạt tốc độ cao
Tài xế tuyệt đối không tắt động cơ khi xe đang đạt tốc độ cao nếu gặp tình trạng kẹt chân ga, bởi việc này sẽ khiến các cơ cấu trên xe có thể mất tác dụng như vô lăng không thể xoay, áp suất dầu phanh kém.
Kéo phanh tay giảm tốc độ
Phương án kéo phanh tay để giảm tốc độ chắc chắn trở nên vô nghĩa, do xe đang chạy ở tốc độ cao, hơn nữa chân ga vẫn bị kẹt khiến xe càng lúc chạy càng nhanh. Do đó hãy thử kéo phanh tay lại để xe giảm tốc độ. Sau khi xe đã dừng lại an toàn, hãy ra khỏi xe và gọi cứu hộ. Lưu ý, không tìm cách khởi động lại hay tiếp tục sử dụng xe cho đến khi xe đã được sửa chữa.
Theo VietQ
Dấu hiệu nhận biết phanh xe ô tô đang gặp vấn đề có thể gây nguy hiểm Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở hệ thống phanh xe đều cần được các chủ xe lưu ý và xử lý ngay lập tức. Phanh xe ô tô là bộ phận phải chịu rất nhiều áp lực bởi ma sát cường độ cao và nhiệt lớn. Có rất nhiều các trục trặc có thể phát sinh ở hệ thống phanh...