Thuốc lá – Hút loại nào cũng độc hại
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Hút thuốc lá không những độc hại cho người hút mà còn độc hại cho cả những người xung quanh.
Trên thế giới chưa có một bằng chứng khoa học tin cậy nào từ các tổ chức y tế chứng minh tính an toàn của bất kỳ một loại thuốc lá nào.TheoTổ chức Y tế thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức.
Theo báo cáo năm 2010 của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một điếu thuốc lá có chứa từ 0,8 – 1 g thuốc lá, bao gồm 10 – 20 mg nicotine và hơn 2.500 chất hóa học khác nhau là các chất nhà sản xuất đã thêm vào trong quá trình xử lý thuốc lá để tạo mùi thơm cho thuốc lá, chất độc trong lá cây thuốc lá tạo thành khi trồng thuốc lá: thuốc trừ sâu, thạch tín, cadmium. Khi đốt điếu thuốc lá, một loạt chất độc khác hình thành, con số 2.500 chất hóa học trong điếu thuốc lá đã chuyển thành 7.000 chất hóa học trong khói thuốc lá và được chia thành 4 nhóm chính:
Nicotine: là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Hơn nữa nicotine còn là chất gây độc, sử dụng nicotine làm tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp.
Hắc ín: là những chất có khả năng sinh ung thư, khoảng 60 chất như là benzopyrene, chlorua vinyl (thành phần túi nhựa tổng hợp), napthalene (chất diệt mối), diméthynitrosamine, dibenzacridine.
Carbon monoxide (khí CO): Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim.
Chất kích thích: aldenydes, acroleine, phénols, … là nguồn gốc gây nên các bệnh hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), làm nặng thêm bệnh hen.
2. Thuốc lá “nhẹ”
Video đang HOT
Các loại thuốc lá “nhẹ”, thuốc lá dành cho “nữ” được quảng cáo an toàn hơn thuốc lá điếu thông thường do có lượng nicotine và hắc ín thấp hơn. Tuy nhiên, đây là một quảng cáo gây nhầm lẫn. Theo các nghiên cứu, lượng chất độc đo được trong điếu thuốc lá khác với lượng chất độc đi vào cơ thể. Cách hút sâu và nông khác nhau dẫn đến lượng chất độc vào cơ thể nhiều ít khác nhau. Do lượng nicotine trong thuốc lá “nhẹ”, loại dành cho “nữ” thấp hơn thuốc lá điếu thông thường nên người hút thuốc lá sẽ tự động hút sâu hơn, nhiều hơn để bù trừ lượng nicotine thiếu, như vậy lượng chất độc có trong thuốc lá theo đó cũng vào cơ thể với lượng không hề kém hơn hút thuốc lá điếu thông thường.
3. Xì gà
Điếu xì gà khác với điếu thuốc lá ở chỗ kích thước lớn hơn và được bọc ở ngoài bằng chính lá của cây thuốc lá chứ không phải bằng giấy như trong điếu thuốc lá. Hút xì gà như vậy còn nguy hiểm hơn hút thuốc lá điếu vì lượng nicotine trong 1 điếu xì gà nhiều gấp 10 lần, amoniac nhiều gấp 20 lần, kim loại Cadmium nhiều gấp 10 lần trong 1 điếu thuốc lá. Thuốc lá trong điếu xì gà cũng có nhiều hơn nitrate, là tiền chất của một chất sinh ung thư rất mạnh là N-nitrosamines.
4. Thuốc lá tẩu – thuốc lào
Người hút tẩu hút “nông” hơn nhưng “nhiều” hơn để phần thuốc ở đầu ống không bị tàn đi. Các chất sinh ung thư trong khói thuốc lá tiếp xúc nhiều, lâu với niêm mạc vùng họng và miệng hơn là đi sâu vào trong phổi do vậy gây ung thư vòm hầu và miệng nhiều hơn.
Khói thuốc lào qua nước trước khi vào cơ thể. Hàm lượng hắc ín trong khói thuốc lào thấp hơn trong khói thuốc lá điếu, tuy nhiên do quá trình cháy ở hút thuốc lào xảy ra ở môi trường ít oxy hơn vì thế lượng oxyde carbon (CO) lại cao hơn dễ gây ngộ độc CO hơn.
5. Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thông thường. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu, thuốc lá điện tử và các sản phẩm tương tự thuốc lá điện tử không giúp người nghiện cai thuốc lá điếu truyền thống vì mỗi người nghiện thuốc đều cần có một ngưỡng nicotine nhất định mà cơ thể đã quen đòi hỏi để đạt được sự sảng khoái.
Vì vậy khi hít các sản phẩm tinh dầu có hàm lượng nicotine thấp thì người hút sẽ tự động hít sâu hơn, hít nhiều hơn để đạt được ngưỡng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Chính việc hít sâu hơn, hít nhiều hơn sẽ dẫn tới việc hít vào cơ thể lượng nicotine nhiều không kém việc hút thuốc lá điếu thông thường.
Theo Tiền phong
Tại sao nhiều người không hút thuốc chết vì ung thư phổi?
Các trường hợp ung thư ở những người không hút thuốc đã tăng gấp đôi trong 7 năm qua, theo Mail Online. Tất nhiên, thật sai lầm khi cho rằng chỉ những người hút thuốc mới bị ung thư phổi. Và mọi người nghĩ ung thư phổi chỉ là hậu quả của việc hút thuốc.
Thực tế, hút thuốc là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư phổi, do hơn 60 hóa chất gây ung thư trong thuốc lá gây ra và hút thuốc lá chiếm 85% trường hợp ung thư phổi, theo Mail Online.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ung thư phổi ở những người không hút thuốc đang gia tăng.
Số ca ung thư phổi không do hút thuốc lá đã tăng gấp đôi trong 7 năm qua, theo một nghiên cứu gần đây do Eric Lim, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Royal Brompton và Harefield NHS Trust ở London (Anh), đăng trên Tạp chí Ung thư châu Âu.
Ung thư phổi không hút thuốc chiếm 1/3 số bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Royal Brompton và thật đáng lo ngại, ông Lim nói. Những người không hút thuốc có thể gặp khó khăn hơn trong việc chẩn đoán, nghĩa là ung thư của họ được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn nên khó điều trị hơn.
Nói chung, bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện muộn vì không có triệu chứng như đau hoặc ho khi khối u ung thư còn nhỏ, ông nói.
Khi bị ho, đối với ung thư phổi không hút thuốc, vấn đề bị xem nhẹ vì được coi là nguy cơ thấp. Triệu chứng ho dai dẳng ở người hút thuốc và không hút thuốc được theo dõi rất khác nhau, các bác sĩ ít khi cho bệnh nhân không hút thuốc chụp X-quang phổi.
Thật khó để lý giải tại sao ung thư phổi không hút thuốc đang gia tăng", ông Lim nói.
Hoặc tại sao nó có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một khả năng là phụ nữ có xu hướng tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hơn. Các chất này xuất phát từ mỹ phẩm, chất khử mùi và khói nấu ăn.
Hợp chất hữu cơ dễ bay là các hạt được giải phóng vào không khí mà sau đó chúng ta có thể hít vào, gây tổn thương cho các tế bào. Chúng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm bao gồm sơn, chất xịt phòng và chất xịt tẩy rửa.
Các nghiên cứu khác nhau đã liên kết hợp chất hữu cơ dễ bay với các vấn đề sức khỏe.
Một yếu tố khác có thể góp phần vào sự gia tăng của ung thư phổi không hút thuốc là mức độ ô nhiễm gia tăng.
Một nghiên cứu vào năm 2013 của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho thấy nguy cơ ung thư phổi làm tăng các hạt nhỏ li ti, giống như bụi - gọi là vật chất hạt - có trong không khí bị ô nhiễm.
Cơ quan nghiên cứu Ung thư Anh ước tính rằng ô nhiễm gây ra 3.600 trường hợp ung thư phổi ở Anh mỗi năm, chiếm khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi.
Các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu, nhưng ho là phổ biến. Những triệu chứng khác bao gồm một khối u ở cổ, giọng nói khàn, giảm cân và ho ra máu.
Tuy nhiên, ông Lim nhấn mạnh rằng những điều này "có xu hướng xảy ra rất muộn" và các bác sĩ cần nhận thức rõ hơn về bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc, ông nói thêm. Nhưng các công cụ để chẩn đoán còn bị hạn chế.
Chụp X-quang phổi không phải lúc nào cũng đủ, vì hình ảnh không đủ chính xác. Chụp CT khiến phơi nhiễm phóng xạ cao hơn, mà các bác sĩ có thể miễn cưỡng cho bệnh nhân sử dụng trừ khi họ có nguy cơ cao. Hầu hết bệnh nhân không hút thuốc được chẩn đoán một cách vô tình sau khi chụp một bộ phận khác, chẳng hạn như chụp CT cho bệnh tim.
Ông Lim đồng ý, nhưng lưu ý rằng, vì đại đa số dân chúng hiện không phải là người hút thuốc, chúng ta cần phải cẩn thận trong cách sàng lọc. Vì một chương trình chụp CT sẽ gây phơi nhiễm bức xạ không cần thiết với những người có nguy cơ thấp.
Ông và nhóm nghiên cứu đang tiến hành bằng cách xét nghiệm máu như một giải pháp thay thế. Phương pháp này nhìn vào ADN trong máu bị bong ra bởi các tế bào ung thư. Ông cho biết nhóm của mình đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong năm nay. Hy vọng sẽ phát triển một phương pháp sàng lọc an toàn, rẻ tiền và giúp chẩn đoán ung thư phổi dễ dàng hơn.
Theo Thanh Niên
Nghiện món triệu quý ông mê, người đàn ông Hà Nội phải nạo nửa mặt vì ung thư Ông Hoàng nghiện thuốc lá từ ngày trẻ, gần đây thường xuyên bị đau răng kèm chảy máu, khi đi khám, bác sĩ thông báo ông bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2. Ông Lại Văn Hoàng, 69 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, ông nghiện thuốc lá từ ngày trẻ, sau này làm giáo viên vẫn hút đều, thường...