Thuốc lá điện tử có thể gây tổn hại nghiêm trọng các mạch máu não
Ngoài những tác động xấu cho tinh thần cùng một số bệnh nghiêm trọng khác, các nhà khoa học đã chỉ ra việc dùng thuốc lá điện tử có thể gây tổn hại cho các mạch máu trong não bộ.
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng thuốc lá điện tử có thể làm hỏng các mạch máu trong não và các quốc gia nên xem xét việc cấm sử dụng chúng.
Những thử nghiệm trên người và chuột đã cho thấy thuốc lá điện tử làm cứng động mạch và tăng nhịp tim, tăng huyết áp và có nguy cơ khiến não bị tổn thương. Nó cũng tạo ra một chất hóa học buộc một loại enzyme tự nhiên trong cơ thể kích hoạt tổn thương mô bên trong, các nhà nghiên cứu Đức cho biết.
Trung tâm Y tế Đại học tại Mainz nghiên cứu trong một tuần đã thấy những câu chuyện kinh dị về vape và việc thêm tinh dầu vào thuốc lá điện tử.
Ewan Fisher, 19 tuổi, đến từ Nottingham, đã kể về việc sử dụng vape khiến phổi của anh ta bị hỏng như thế nào. Một nghiên cứu khẳng định các thiết bị này cũng tệ cho tim như thuốc lá truyền thống. Và một người đàn ông ở Mỹ được tiết lộ là người đầu tiên được ghép phổi do dùng vape.
Các bác sĩ tim mạch nói rằng các quốc gia nên suy nghĩ về việc làm theo Ấn Độ và Singapore: cấm thuốc lá điện tử hoàn toàn. Các chuyên gia tại trường đại học Đức đã đo lưu lượng máu và độ cứng mạch máu trong động mạch ở cánh tay của 20 người trước và 15 phút sau khi họ sử dụng thuốc lá điện tử. Và họ cũng tiếp xúc 151 con chuột với hơi thuốc lá điện tử hai giờ mỗi ngày trong một, ba hoặc năm ngày.
Ewan Fisher, 19 tuổi, đến từ Nottingham, đã phải gắn bó với phương pháp điều trị “Hỗ trợ sống” và gần như chết vì suy hô hấp nghiêm trọng do thói quen hút vape từ khi anh ta 16 tuổi.
Ở những người tham gia – những người hút thuốc trong đời thực nhưng vẫn được coi là “khỏe mạnh”, đã tìm thấy hơi nước làm cho các động mạch của họ cứng lại. Nó cũng làm giảm chức năng của các tế bào trong lớp lót mạch máu và tăng căng thẳng oxy hóa, sự mất cân bằng hóa học có thể gây tổn thương mô, trong các mạch máu trong não.
Đối với các loài gặm nhấm, các nhà khoa học tìm thấy một loại enzyme tự nhiên trong cơ thể, có tên NOX-2, đã bị ảnh hưởng bởi acrolein hóa học có nguồn gốc từ thuốc lá điện tử.
NOX-2 chịu trách nhiệm cho các tổn thương mạch máu bao gồm cả trong phổi và não. Những con chuột không có enzyme này thì không bị ảnh hưởng.
Giáo sư Thomas Mnzel nói: “Kết quả đã xác định một số cơ chế, theo đó thuốc lá điện tử có thể gây tổn thương cho các mạch máu, phổi, tim và não. Đây là hậu quả của các hóa chất độc hại được tạo ra bởi quá trình sử dụng và cũng có thể có mặt ở nồng độ thấp hơn trong chính chất lỏng.
Quan trọng, chúng tôi đã xác định được một loại enzyme, NOX-2, qua trung gian tất cả các tác động của thuốc lá điện tử lên não và hệ thống tim mạch, và thấy rằng một hóa chất độc hại gọi là acrolein, được tạo ra khi chất lỏng trong thuốc lá điện tử bị bay hơi, kích hoạt các tác động gây hại của NOX-2.
Video đang HOT
Dữ liệu của chúng tôi có thể chỉ ra rằng thuốc lá điện tử không phải là sự thay thế lành mạnh cho thuốc lá truyền thống và sự an toàn của chúng trong nhận thức của mọi người là không có cơ sở”.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tham gia vào nghiên cứu đã nhanh chóng chỉ trích nó là “cơ bản” và nói rằng “không thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào” từ công trình này.
Giáo sư Jacob George của Đại học Dundee cho biết: “Đây là một nghiên cứu khoa học cơ bản về chuột với một nghiên cứu phụ về con người gồm 20 người, trong đó một điếu thuốc lá điện tử đã được các tình nguyện viên thử nghiệm và chức năng mạch máu được xem xét trước và sau đó.
Liên quan đến nghiên cứu ở người, không thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào từ các nghiên cứu phơi nhiễm nhỏ và đơn lẻ này, đó là lý do tại sao các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn hơn là cần thiết”.
Giáo sư John Britton, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về thuốc lá và rượu của Anh, cho biết nghiên cứu cần tập trung vào việc so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá truyền thống.
Ông nói thêm: “Nghiên cứu này không thể cho chúng ta biết những tác động nào là do nicotine trong hơi, và (nếu có) là do các thành phần hơi khác. Chúng tôi biết nicotine làm hạn chế các mạch máu và rõ ràng là rất cần thiết nếu thuốc lá điện tử có hiệu quả thay thế cho việc hút thuốc truyền thống.
Vì vậy, chúng ta cần phải biết liệu có bất kỳ thay đổi nào trong số những thay đổi này xảy ra khi không có nicotine trong hơi hay không, điều mà chúng ta có thể không thể biết được với nghiên cứu này”.
Hương Giang
Theo dailymail/vietQ
Thuốc lá điện tử: Phát minh cai nghiện lại gây nghiện
Không gây nghiện, "an toàn" cho người sử dụng, giúp cai nghiện thuốc lá đó là những mỹ từ được dùng để quảng cáo thuốc lá điện tử. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, việc hút thuốc lá điện tử cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Thậm chí trên thế giới ghi nhận không ít người đã tử vong do sử dụng thuốc lá điện tử.
Ảnh minh họa
Thuốc lá điện tử có giúp bỏ thói quen hút thuốc?
Thuốc lá điện tử được một bác sĩ người Hong Kong phát minh và được xem như phương pháp cai nghiện hay hạn chế hút thuốc lá truyền thống. Thiết bị này nhanh chóng trở thành trào lưu của giới trẻ và những người nghiện thuốc lá trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây phong trào chơi, sử dụng thuốc lá điện tử phổ biến hơn. Không khó để bắt gặp những người trẻ sử dụng thuốc lá điện tử nơi công cộng.
Anh Nguyễn Đình Công, một người sử dụng thuốc lá điện tử cho biết: "Tôi sử dụng thuốc lá điện tử cũng hơn 2 năm rồi. Trước đây tôi không hút thuốc lá, thế nhưng thấy bạn bè dùng thuốc lá điện tử thấy hay, sạch sẽ mà có mùi thơm chứ không khó chịu như thuốc lá thông thường nên tôi dùng thử. Dùng lâu thành thói quen nên đi đâu tôi cũng mang thuốc lá điện tử theo. Hiện nay cũng nghe nói về việc gây nghiện và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc lá bình thường".
"Theo tôi cảm nhận thì thuốc lá điện tử cũng gây nghiện. Trước đây tôi nghiện thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 1 bao, sau thấy quảng cáo là thuốc lá điện tử có thể giúp cai nghiện, các loại tinh dầu sử dụng lại thơm dễ chịu nên dùng thử. Thuốc lá tôi không hút nữa nhưng trở nên lệ thuộc vào thuốc lá điện tử. Nó như thói quen không hút thấy thiếu và buồn bực trong người", anh Trịnh Văn Đạt, 29 tuổi, nhân viên văn phòng chia sẻ.
Theo tìm hiểu, thuốc lá điện tử không phải là sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá như bình thường mà thực chất nó chỉ là 1 thiết bị mô phỏng có chứa chất lỏng được gọi là tinh dầu. Nếu như thuốc lá thông thường sử dụng lửa để đốt cháy thì thuốc lá điện tử sẽ dùng điện để đốt cháy chất lỏng. Chất lỏng sau khi được đốt cháy biến thành hơi và người hút sẽ hít vào và có cảm giác như đang thưởng thức 1 điếu thuốc lá thật.
Thuốc lá điện tử hiện nay thường được thiết kế nhỏ gọn, với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú như vape, pod, tẩu... và có thể dễ dàng mang theo bên người cũng như dễ dàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Thuốc lá điện tử được xem như một món hàng công nghệ với thiết kế thời trang đầy sức hấp dẫn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Thậm chí, để quảng cáo cho loại thuốc lá này, nhiều đơn vị còn cho rằng, thuốc lá điện tử là sự thay thế "an toàn" cho thuốc lá truyền thống, chúng chứa ít nicotine nên không gây nghiện và độc hại. Đặc biệt, thuốc lá điện tử có mùi hương dễ chịu, không hôi, hông bị đổi màu răng, da không bị khô và vàng màu, không ám mùi làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Các chuyên gia cho rằng, việc các nhà sản xuất quảng cáo, lượng nicotine trong sản phẩm tinh dầu thuốc lá điện tử thấp hơn lượng nicotine trong thuốc lá điếu truyền thống nên không có hại cho người sử dụng là không đúng. Vì các nghiên cứu cho thấy mỗi người nghiện thuốc đều cần có một ngưỡng nicotine nhất định mà cơ thể đã quen đòi hỏi để đạt được sự sảng khoái.
Vì vậy, khi hít các sản phẩm tinh dầu có hàm lượng nicotine thấp thì người hút sẽ tự động hít sâu hơn, hít nhiều hơn để đạt được ngưỡng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Điều này sẽ dẫn tới việc hít vào cơ thể lượng nicotine nhiều không kém việc hút thuốc lá điếu thông thường. Việc chuyển từ thuốc lá thông thường sang thuốc lá điện tử không giúp cai nghiện mà dường như chỉ là thay đổi thói quen chuyển từ thuốc lá thông thường sang thuốc lá điện tử.
Ngoài những nguy hại về sức khỏe, thuốc lá điện tử còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. ( Ảnh minh họa)
Thuốc lá điện tử cực kỳ nguy hại cho sức khỏe
Ewan Fisher, 19 tuổi, người Anh, từng nguy kịch khi gặp tình trạng viêm phổi quá mẫn, suy hô hấp nặng do tác động từ chất có trong thuốc lá điện tử. Ewan Fisher bắt đầu hút thuốc lá điện tử (vape) từ đầu năm 2017, khi mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi để sử dụng theo quy định.
Ewan Fisher từng hy vọng hút vape sẽ giúp mình cai nghiện được thuốc lá như lời quảng cáo: "Vape là phương pháp để cai nghiện hay hạn chế việc hút thuốc lá và an toàn hơn 95% so với thuốc lá truyền thống".
Thế nhưng khi sử dụng vape lại Ewan gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về phổi, ho, sốt và cảm thấy ngày càng khó thở hơn. Thời điểm đó, phổi Ewan suy yếu và phải nằm thở máy tại Bệnh viện Queen's Medical Centre ở Nottingham.
Theo các bác sĩ, thuốc lá điện tử là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong điếu thuốc mà Ewan sử dụng, các nhà khoa học phát hiện ra một số chất lỏng có tác dụng vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch.
Tương tự tại Mỹ, một nam thanh niên 17 tuổi đã phải phẫu thuật ghép phổi sau một thời gian sử dụng thuốc lá điện tử. Đây được xem là ca ghép phổi đầu tiên tại Mỹ cho người bị viêm phổi do sử dụng thuốc lá điện tử. Việc phẫu thuật đã được tiến hành tại Hệ thống Y tế Henry Ford, bang Michigan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế cho thấy thuốc lá điện tử là an toàn và có tác dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường. WHO cũng khẳng định, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 3/10 thông báo, nước này đã ghi nhận 18 ca tử vong do một căn bệnh phổi bí ẩn có liên quan tới thuốc lá điện tử và các sản phẩm tạo khói thuốc cá nhân khác, đồng thời số ca mắc bệnh này đã vượt quá 1.000 ca.
Canada cũng ghi nhận một trường hợp chết do hút thuốc lá điện tử. Hiện nay, nhiều nước đã cấm toàn diện thuốc lá điện tử. Tại Ấn Độ, Chính phủ đã ban hành lệnh cấm hôm 18/9. Gần đây nhất ngày 11/11, quân đội Hàn Quốc đã ban bố lệnh cấm sử dụng và sở hữu thuốc lá điện tử dạng lỏng tại các căn cứ quân sự vì lý do sức khỏe. Lệnh cấm trên được đưa ra sau cảnh báo của Chính phủ Hàn Quốc đối với người dân về việc sử dụng các sản phẩm này.
Theo các chuyên gia, loại thuốc lá này tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Giáo sư, bác sĩ Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người nghĩ rằng thuốc lá điện tử không đốt cháy nên khói không chứa nhiều các chất độc, chất gây ung thư như thuốc lá truyền thống. Sự thật rằng thiết bị này có chứa các thành phần hóa chất độc hại có khả năng gây hại với sức khỏe cộng đồng.
"Thuốc lá điện tử vẫn cung cấp nicotine cho người hút", ông Châu nói. Nicotine trong sản phẩm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, thậm chí gây tổn thương bào thai, tăng nguy cơ đẻ non, hội chứng đột tử ở trẻ. Người không hút thuốc khi phơi nhiễm thụ động với hơi thuốc lá điện tử hấp thu lượng nicotine tương đương với khói thuốc thông thường.
Người dùng còn có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như ho, buồn nôn, đau ngực, tăng huyết áp, tăng nhịp tim...
Việc quảng bá sản phẩm này theo cách: Sản phẩm có mùi hương dễ chịu, không có mùi hôi, không ảnh hưởng đến người xung quanh, giúp cai thuốc hiệu quả, không độc hại vì chỉ là tinh dầu... Thậm chí nhiều người tin rằng thuốc lá điện tử có thể giúp người hút giảm sự thèm nicotine. Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng cho thấy điều này. Khi sử dụng nhiều, người dùng sẽ bị "nhờn", cơ thể bắt đầu khao khát nicotine. Nhiều trường hợp cảm thấy chán nản, mệt mỏi và cáu kỉnh. Chưa kể đến các chất lỏng dùng để đốt thuốc lá điện tử có mùi thơm thu hút nên trẻ càng dễ nghiện.
Tuấn Anh
Theo baophapluat
Có bao nhiêu học sinh đã liều lĩnh hút thuốc lá điện tử? Phần lớn các em học sinh còn đang quá ngây thơ và thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử, thậm chí các em chỉ nghĩ đơn giản nó như viên kẹo thơm. Sau "cơn sốt" shisa, sử dụng thuốc lá điện tử (vape) thời gian gần đây "bùng nổ" tại Việt Nam. Nếu như ở nước ngoài, vape được...