Thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến trẻ em?
Thuốc lá gây ra hơn 20 bệnh khác nhau cho người hút thuốc – trẻ em là những người hút thuốc thụ động, cũng sẽ mắc những bệnh này khi sống trong môi trường có khói thuốc.
Ảnh minh họa.
Hút thuốc lá thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại.
Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Duy Tiên, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, giảm trí thông minh, khóc quấy, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi, chức năng tâm thần vận động, giảm chiều cao và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác, làm nặng thêm các triệu chứng hen. Hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% trường hợp hen ở trẻ nhỏ.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy: trẻ hen suyễn mà có người thân hút thuốc lá thường khó hết bệnh, thời gian điều trị kéo dài, số lần nhập viện nhiều, có tình trạng phụ thuộc thuốc dãn phế quản so với các cháu không có thân nhân hút thuốc.
Bên cạnh đó, khi sống trong môi trường khói thuốc từ nhỏ thì lớn lên trẻ sẽ dễ nghiện thuốc lá. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, nó còn ảnh hưởng tới hành vi và tâm lý của trẻ.
Video đang HOT
Khi trẻ nhìn thấy người lớn hút thì có thể xem như hút thuốc là việc bình thường của người lớn, nên khi lớn lên trẻ dễ có khuynh hướng thử hút cho giống người lớn. Trẻ cũng có thể cho rằng hút thuốc không có hại vì bằng chứng là những người xung quanh hút mà không bị tác hại gì mà trẻ thấy được.
Lần đầu hút thuốc không phải ai cũng sẽ hút tiếp vì cảm giác ban đầu hút thuốc sẽ khá khó chịu. Với trẻ hít phải khói thuốc của người lớn từ nhỏ thì do não trẻ đã quen với mùi khói thuốc nên khi trẻ tập hút cảm giác khó chịu có thể sẽ không nhiều so với trẻ khác. Hơn nữa trẻ cũng có thể dễ cảm nhận được sự kích thích của thuốc lá lên não hơn. Điều này khiến trẻ dễ nghiện thuốc lá hơn những trẻ không hít phải khói thuốc từ nhỏ. Nên nhớ thuốc lá có chất gây nghiện là nicotine. Chất này tác động lên não và gây nghiện. Càng hút lâu thì càng nghiện nhiều, càng khó bỏ. Một điều lưu ý ở trẻ vị thành niên là khi trẻ nghiện hút thuốc lá thì sẽ có nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác, đặc biệt là ma túy. Do đó, tốt nhất không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc ngay từ khi còn nhỏ.
Khói thuốc lá có tác hại đến người xung quanh nên người hút thuốc cần lưu ý. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá không cấm người hút, nhưng chỉ được hút đúng nơi quy định. Không hút thuốc trong bệnh viện, trường học, trong xe bus, không hút gần người già, trẻ em, phụ nữ có thai… Đó là biểu hiện của sự văn minh lịch sự, tôn trọng mình và người khác.
Ở nhà có người hút thì yêu cầu người đó hút ngoài sân, không hút trong nhà. Bố mẹ, người lớn không nên cho trẻ thấy mình lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc.
Khi đi đến nơi công cộng, nếu thấy có người hút ở nơi bị cấm thì mọi người nên mạnh dạn nhắc nhở họ tắt thuốc để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con bạn. Nếu bạn không thể nhắc thì nhờ người có thẩm quyền nhắc nhở.
Theo vtv.vn
Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm như thế nào?
Hút thuốc lá thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon monoxide.
Hút thuốc lá thụ động và trẻ em
Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn nặng, các vấn đề về đường thở và nhiễm trùng tai. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ hít phải khói thuốc cũng thường sẽ nhẹ cân hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn. Các hóa chất trong khói thuốc cũng có thể đi vào người trẻ em thông qua sữa mẹ.
Nguồn tạo ra khói thuốc chủ yếu là khói thuốc lá. Khói thuốc từ xì gà hoặc thuốc lá tẩu cũng là một nguồn tạo ra khói thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ở nhà, ở nơi làm việc và ở nơi công cộng.
Nguy cơ sức khỏe của hút thuốc lá thụ động
Có hơn 7.000 chất hóa học khác nhau có trong khói thuốc. Trong số đó, có khoảng 250 chất có hại và 69 chất được biết đến là nguyên nhân gây ung thư. Một số chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá như thạch tín, benzen, kim loại độc hại như berili, catmi, etylen oxit, fomaldehyd, toluen và vinyl clorit.
Khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ung thư, khói thuốc còn gây ra các bệnh nguy hiểm của hệ tim mạch và hô hấp cũng như các bệnh khác.
Ung thư phổi
Sống với người hút thuốc và thường xuyên hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 20-30%. Có khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi do tiếp xúc với khói thuốc.
Bệnh tim mạch
Hít phải khói thuốc có thể làm hại đến hệ tim mạch và có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh lý về tim mạch. Những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn khoảng 25-30%. Tiếp xúc với khói thuốc gây ra khoảng 46.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên khi thường xuyên hít phải khói thuốc.
Các bệnh về phổi và hệ hô hấp khác
Khói thuốc có thể kích thích phổi và gây ra các bệnh về hô hấp và khó thở. Ho, tức ngực do đờm, khò khè, thở gấp và suy giảm chức năng phổi là tất cả những hậu quả của việc hít phải khói thuốc lá. Tại Mỹ, trong số trẻ em dưới 18 tháng, có khoảng 150.000-300.000 trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi năm do hít phải khói thuốc, và có khoảng 7.500-15.000 trường hợp nhập viện mỗi năm do khói thuốc.
Ảnh hưởng lên phụ nữ có thai
Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá thường có cân nặng khi sinh thấp hơn và có nguy cơ chết đột ngột sau sinh (hội chứng SIDS) cao hơn.
Theo baonghean
Trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử quá một giờ mỗi ngày WHO cảnh báo trẻ từ 2 đến 4 tuổi không nên chơi thiết bị điện tử quá một giờ, còn trẻ sơ sinh nên tránh hoàn toàn. Cảnh báo này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra trong hướng dẫn về thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử tối đa cho trẻ em, cuối tháng...