Thuốc kháng virus HIV của Trung Quốc hiệu quả và an toàn trong thử nghiệm lâm sàng
Kết quả thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc điều trị HIV/AIDS đầu tiên do Trung Quốc bào chế cho thấy loại thuốc này an toàn và hiệu quả trong một phác đồ điều trị kết hợp được đơn giản hóa.
Thuốc tiêm albuvirtide của Công ty sinh học Frontier Biotech. Ảnh: cphi-online.com
Aikening – hay còn gọi là thuốc tiêm albuvirtide (ABT) – là một chất có tác dụng ức chế HIV lâu dài, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc phê duyệt vào năm 2018. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng loại thuốc này có thể được sử dụng để kết hợp với các loại thuốc kháng retrovirus khác nhằm điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Retrovirus là một loại virus RNA chèn một bản sao bộ gene của nó vào ADN của tế bào vật chủ mà nó xâm nhập, qua đó thay đổi bộ gene của tế bào đó.
Kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 kéo dài 48 tuần – được công bố gần đây trên tạp chí Journal of Infection – cho thấy việc kết hợp ABT với một loại thuốc điều trị HIV khác là Kaletra đạt hiệu quả và độ an toàn không thua kém các liệu pháp hiện hành.
Công ty sinh học Frontier Biotech (có trụ sở tại Nam Ninh, Trung Quốc) – đơn vị bào chế thuốc ABT đã tiến hành thử nghiệm đối với 418 bệnh nhân HIV/AIDS ở nước này, vốn là những người đã từng sử dụng thuốc kháng virus nhưng không thể ức chế virus.
Sau khi sử dụng kết hợp ABT và Kaletra trong 4 tuần, 41% số người tham gia nhận thấy tải lượng virus trong huyết tương của họ thấp hơn 50 copy/ml (đơn vị định lượng virus trong máu) – điều này cho thấy virus HIV đã bị ức chế, trong khi 83% đã được điều trị hiệu quả vì khoảng 99% lượng virus HIV trong cơ thể họ đã bị ức chế.
Video đang HOT
Sau 48 tuần điều trị, 76% số người tham gia đã không còn phát hiện virus HIV trong cơ thể, trong khi tỷ lệ điều trị thành công được xác định là 88%. Điều này cho thấy hiệu quả lâu dài của liệu pháp điều trị kết hợp giữa ABT và Kaletra.
Các thử nghiệm lâm sàng đối với ABT được bắt đầu triển khai từ năm 2013. Đây là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới kết hợp giữa hai loại thuốc và là thử nghiệm đầu tiên được tiến hành cho tất cả người dân châu Á.
Ông Yao Cheng, Giám đốc y tế cấp cao của Frontier Biotech cho biết: “Protein vỏ bọc của virus HIV có thể kết hợp với màng tế bào của con người và đưa vật liệu di truyền của nó vào tế bào. Nhưng ABT có thể liên kết với protein vỏ bọc này trước khi hợp nhất với tế bào người, do đó ngăn chặn việc lây lan virus”.
Theo ông Yao, ABT cũng có thể liên kết với albumin – một loại protein của con người có trong huyết tương – để kéo dài thời gian tồn tại trong cơ thể, qua đó đạt hiệu quả kháng virus lâu dài khi được sử dụng hằng tuần.
Các nhà khoa học cũng khẳng định không có đột biến kháng thuốc nào được phát hiện ở virus HIV sau khi người bệnh áp dụng liệu pháp điều trị này trong 48 tuần.
Frontier Biotech đang nỗ lực phát triển các phác đồ kết hợp khác đối với ABT, nhằm có thêm nhiều sự lựa chọn trong công tác điều trị HIV/AIDS.
Thị trường thuốc kháng HIV toàn cầu đã tăng từ 22,9 tỷ USD trong năm 2013 lên 34 tỷ USD vào năm 2018, đồng thời dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng lên 46,7 tỷ USD vào năm 2023.
Những trở ngại trong nỗ lực tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 trên toàn cầu
Trong suốt 20 năm qua, Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu để xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nhiễm virus HIV, cứu sống khoảng 21 triệu người.
Giờ đây, các cơ quan y tế toàn cầu và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực để đưa các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và thuốc kháng virus đắt tiền điều trị COVID-19 đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Binh sĩ phân phát thực phẩm cứu trợ cho người dân tại Kampala, Uganda trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Tuần này, Tổng thống Biden sẽ nhấn mạnh phương châm "xét nghiệm toàn cầu để điều trị" tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế về dịch COVID-19 lần thứ hai - một cuộc họp trực tuyến quy tụ sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới nhằm tạo động lực mới cho công cuộc ứng phó với đại dịch trên toàn cầu.
Theo một quan chức cấp cao Mỹ, Tổng thống Biden dự định sẽ tận dụng hội nghị lần này để kêu gọi các quốc gia giàu có quyên góp 2 tỷ USD để mua các phương thuốc điều trị COVID-19 và 1 tỷ USD để mua nguồn cung cấp oxy cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Mỹ, nơi thuốc kháng virus điều trị COVID-19 được bày bán rộng rãi, sáng kiến "xét nghiệm để điều trị" của Tổng thống Biden cho phép nhiều bệnh nhân đến hiệu thuốc, xét nghiệm COVID-19 và nhận đơn thuốc miễn phí ngay tại chỗ nếu họ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nỗ lực như vậy có thể sẽ bị hạn chế hơn nhiều cho đến khi các loại thuốc generic (bản sao của thuốc với thành phần hoạt chất tương tự nhau) được bày bán, có thể là vào năm 2023. Tuy nhiên, nỗ lực toàn cầu phải đối mặt với một số trở ngại và bất bình đẳng giống như đã tồn tại cách đây hai thập niên.
Các quốc gia giàu có, bao gồm cả Mỹ, chiếm phần lớn nguồn cung. Trong khi đó, các cơ quan y tế toàn cầu không có đủ tiền để mua thuốc kháng virus, vốn có vai trò quan trọng vì thuốc cần phải được sử dụng từ sớm khi mắc bệnh. Nhiều công ty dược phẩm, đang cố gắng bảo vệ bằng sáng chế của họ, lại đang hạn chế việc cung cấp các thuốc generic ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồm toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn nhất là sự sụt giảm mạnh xét nghiệm COVID-19 trên khắp thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ 20% trong số 5,7 tỷ xét nghiệm được thực hiện trên toàn cầu là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó, các quốc gia có thu nhập thấp chỉ chiếm chưa đến 1% các cuộc xét nghiệm. Lý do là bởi những nước này thiếu tiền để mua dụng cụ xét nghiệm và nhu cầu đã giảm ở các khu vực nơi tỷ lệ mắc COVID-19 hiện đang ở mức thấp.
Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer hiện là loại thuốc kháng virus có nguồn cung dồi dào ở Mỹ. WHO gần đây đã đưa ra "khuyến nghị mạnh mẽ" rằng Paxlovid cần được cung cấp cho những bệnh nhân có nguy cơ nhập viện cao và kêu gọi "phân bố rộng rãi chế phẩm này theo địa lý". WHO cũng đã đưa ra một "khuyến nghị có điều kiện" đối với thuốc kháng virus molnupiravir do hãng dược phẩm Merck sản xuất. Các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết cả hai công ty trên đều đã tiếp thu những bài học từ bệnh AIDS - nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Hai công ty này từng đồng ý phân bổ 7 triệu liệu trình điều trị cho Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để phân phối ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, UNICEF sẽ không thể mua những thuốc trên trừ khi tổ chức này có thể huy động tiền hoặc các quốc gia tài trợ kinh phí.
Cho đến nay, 36 công ty từ 12 quốc gia đã đăng ký sản xuất thuốc generic của Paxlovid . Các công ty ở Ấn Độ đã và đang sản xuất thuốc generic của cả Paxlovid và molnupiravir. Cả hai loại thuốc này được kỳ vọng sẽ được cung cấp rộng rãi ở khoảng 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, những thuốc generic này sẽ không có sẵn cho đến năm sau. Trong khi đó, các bác sĩ và nhà hoạt động trên khắp thế giới cho biết tính mạng của những bệnh nhân dễ bị tổn thương đang bị đe dọa khi thuốc kháng virus và thậm chí cả oxy vẫn nằm ngoài tầm với. Ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhu cầu này càng đặc biệt cấp thiết.
Tại Uganda, Tiến sĩ Sabrina Kitaka, một bác sĩ nhi khoa cũng là người tư vấn cho chính phủ về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, cho biết nhiều trẻ em mắc các bệnh lý nền, như bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, nhiễm virus HIV - đã gặp biến chứng khi mắc COVID-19. Tiến sĩ Kitaka nhấn mạnh: "Paxlovid sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chiến chống dịch bệnh. Điều đó đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng và phải điều trị tích cực".
Tại Brazil, các cơ quan quản lý đã cấp phép sử dụng cả Paxlovid và molnupiravir. Quốc gia Nam Mỹ này và hãng dược phẩm Pfizer đang đàm phán thỏa thuận mua bán để Paxlovid có thể được cung cấp miễn phí thông qua hệ thống y tế công cộng của Brazil. Tuy nhiên, ông Felipe Carvalho, điều phối viên của Tổ chức bác sĩ không biên giới ở Mỹ Latinh, cho biết 25% người dân Brazil có bảo hiểm tư nhân và có thể đã được sử dụng thuốc Paxlovid. Ông phàn nàn: "Chúng ta đang ở trong một thế giới với sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta vẫn đang vật lộn trong 20 năm, 30 năm sau cuộc khủng hoảng HIV-AIDS để thuyết phục các công ty thực hiện điều đúng đắn".
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thuốc kháng virus gây bệnh COVID-19 Viện Vi sinh vật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) ngày 22/11 thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với kháng thể JS016 - một kháng thể trung hòa chống lại COVID-19 do Trung Quốc phát triển. Giai đoạn thử nghiệm này sẽ được tiến hành ở nước ngoài. Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng...